Chương Trình Operation Babylift – Chiến Dịch Không Vận Trẻ Em Việt Nam – P2
Danh sách các trẻ em mồ côi thuộc chương Trình Operation Babylift – Chiến Dịch Không Vận Trẻ Em Việt Nam đã được trình lên bộ trưởng Xã Hội của chính quyền miền Nam để được phê duyệt
IV./ Trình tự xử lý
Trước khi chương Trình Operation Babylift – Chiến Dịch Không Vận Trẻ Em Việt Nam được bắt đầu vào ngày 2 tháng 4, danh sách các trẻ em mồ côi đã được 7 cơ quan hỗ trợ trẻ em trình lên bộ trưởng Xã Hội để được phê duyệt và trình lên cơ quan hỗ trợ Mỹ USAID để được sắp xếp di tản. Các chuyến bay sẽ cất cánh từ Sài Gòn và đi đến phi trường Clark ở Philippines, tại đây, các trẻ em sẽ được nghỉ ngơi, chăm sóc y tế, … thường kéo dài trong 24h. Kế tiếp, các trẻ sẽ tiếp tục được chăm sóc khi dừng đổ nhiên liệu ở căn cứ Andersen ở đảo Guam và căn cứ Hickam ở Haiwaii trước khi đến Mỹ. Các trẻ cần nhập viện khi ở 3 trung tâm tại Thái Bình Dương nói trên sẽ được di tản sau trên các máy bay tải thương hoặc máy bay không vận của MAC
Các trung tâm tiếp nhận trẻ em ở Mỹ được tập trung ở các căn cứ bờ Tây nước Tây thuộc khu vực Presidio của bang San Francisco, cơ quan Long Beach Naval Support Activity (LBNSA) ở California và căn cứ Fort Lewis ở Washington. Presidio là nơi đầu tiên tiếp nhận các trẻ được đưa đến vào ngày 2 tháng 4 và tiếp nhận khoảng 50% trong số 1.990 trẻ được đưa đến Mỹ. Long Beach tiếp nhận 452 trẻ và Fort Lewis tiếp nhận 224 trẻ
Do Presidio là nơi đầu tiên tiếp nhận nên gặp nhiều trở ngại rắc rối và chưa có kinh nghiệm xử lý và số trẻ em được đưa đến quá nhiều trong thời gian ngắn nên vượt quá khả năng của cơ sở vật chất nơi đây. Trung tâm tiếp nhận Long Beach được thành lập ngày 12 tháng 4 và tiếp nhận chuyến bay đầu tiên với 328 trẻ em trong đó có 196 trẻ từ trại mồ côi An Lộc ở Sài Gòn do bà Betty Tisdale hợp tác với PFF. Trung tâm Fort Lewis được thành lập ngày 29 tháng 4 gặp ít sự cố hơn và được sự hỗ trợ từ cơ quan y tế Mdigan Army Medical Center cà căn cứ không quân McChord nên mọi viện trôi chảy hơn hẳn
V./ Tiếp nhận trẻ mồ côi
Các thông tin có được từ các trung tâm xử lý và tiếp nhận trẻ em cho thấy có tổng cộng 2.547 trẻ được di tản trong chương trình Babylift – Chiến Dịch Không Vận Trẻ Em Việt Nam, trong đó có 602 trẻ được đưa đến các quốc gia khác và 1.945 trẻ được đưa đến Mỹ
Các thống kê cho thấy có hơn 91% các trẻ là dưới 8 tuổi, 57% là nam và 43% là nữ. Có khoảng 20% hay 451 trẻ là dạng con lai và trong đó có 173 trẻ hay 39.2% là có huyết thống là Da Đen
Điều đáng thất vọng là chỉ có 34 trẻ hay 19.6% trong số 173 trẻ da đen được nhận nuôi trong các gia đình người Da Đen. Ủy Ban Con Nuôi Việt Nam ở Quốc Tế – Interagency Vietnam Adoption Commitee (IVAC) được thành lập với mục đích tìm cha mẹ nuôi cho trẻ em Việt Nam da đen và đã nhận đơn xin con nuôi từ 136 gia đình và đã chấ thuận đơn của 42 gia đình nhưng các nỗ lực này quá ít ỏi khi chỉ có 17 trẻ Việt Nam da đen với 14 trẻ của TAISSA và 3 của Holt được IVAC sắp xếp cho nhận nuôi
IVAC là cơ quan với 16 đơn vị trực thuộc với 7 đơn vị hỗ trợ về phúc lợi, con nuôi da đen và 9 đơn vị về con nuôi từ Việt Nam hoặc phúc lợi trẻ em từ Việt Nam
Có 108 trẻ Campuchia được đưa khỏi Campuchia, trong đó có 54 trẻ đi theo chương trình Babylift – Chiến Dịch Không Vận Trẻ Em Việt Nam. Nhóm lớn nhất với 42 trẻ được đưa từ trung tâm mồ côi của Cananda ở Phnompenh và được đến Sài Gòn ngày 17 tháng 3 và được FFAC tiếp nhận và sau đó được gửi đi theo chương trình Babylift – Chiến Dịch Không Vận Trẻ Em Việt Nam. Nhóm trẻ này có 35 trẻ được đưa đến Canada và 7 trẻ đến Mỹ. 12 trẻ còn lại do cơ quan Neighbor Aid to Asia (NATA) tiếp nhận, đây là tổ chức người Mỹ ở Oklahoma hợp tác với Terre des Hommes của Đức
VI./ Nhập viện
Trong số 1.990 trẻ được 3 trung tâm ở bờ tây nước Mỹ tiếp nhận (358 trẻ của Holt, 18 của PBF, 170 của An Lộc / Tressler), đã có 304 trẻ hoặc 15% đã phải nhập viện sau khi đến Mỹ
Xem lại : Chương Trình Operation Babylift – Chiến Dịch Không Vận Trẻ Em Việt Nam – P1