Mùa hè đỏ lửa – chiến dịch Xuân Hè – Easter Offensive 1972 – P24
Trận đánh Kontum trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – battle of Kontum in Easter Offensive 1972 in Vietnam war kết thức vào ngày 31 tháng 5 khi tổng thống Thiệu bay lên Kontum để khen thưởng binh sĩ và thăng chức đại tá Lý Tòng Bá lên làm chuẩn tướng
Ngày 26 tháng 5, quân VNCH tổ chức 1 lực lượng bao gồm 1 tiểu đoàn của trung đoàn 44 tăng cường thêm 8 xe tăng để giải tỏa khu vực nằm giữa trung đoàn 45 và trung đoàn 53. Do sân bay không còn dùng được, quân VNCH sử dụng 1 sân bóng để các trực thăng CH-47 vận chuyển đồ tiếp tế. Buổi tối, trung đoàn 64 quân Giải Phóng xuyên thủng được phòng tuyến giữa trung đoàn 53 và trung đoàn 45, máy bay B-52 được gọi đến và giải tỏa được áp lực , quân VNCH đẩy lùi được quân Giải Phóng
Sáng ngày 27 , 2 trung đoàn quân Giải Phóng với xe tăng T-54 tấn công vị trí trung đoàn 44 ở khu vực bệnh viện Kontum. Quân VNCH sử dụng tên lửa TOW và tên lửa M-72 chống trả ác liệt. Đến trưa, cuộc tấn công bị chặn đứng nhưng quân Giải Phóng vẫn chiếm được phía Bắc khu Bệnh Viện
Ngày 28, tình thế trận Kontum trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 vẫn ác liệt, quân Giải Phóng chiếm được phía Bắc khu Bệnh Viện và 1 số tòa nhà gần sân bay. Lực lượng Địa Phương Quân cố sức dồn ép quân Giải Phóng ra khỏi các khu nhà nhưng không thành công. Đại tác Bá cho lùi vị trí của trung đoàn 45 để giảm tuyến phòng thủ không quá mỏng. Đồng thời ông cho tổ chức các cuộc tấn công trong từng ngôi nhà , từng chốt phòng thủ của quân Giải Phóng bên trong thành phố.
Quân Giải Phóng lúc này gặp nhiều khó khăn, tuyến tiếp tế đã quá xa và các cuộc oanh kích bằng máy bay B-52 và không quân đã khiến họ gặp rất nhiều thiệt hại, đường tiếp tế và đường truyền tin liên tục bị phá hủy. Đến ngày 30, quân Giải Phóng bị đẩy ra khỏi khu bệnh viện và khu gần sân bay. Thị trấn Kontum đã trở nên an toàn. Trưa ngày 30, tổng thống Thiệu bay đến Kontum và khẻn thưởng binh sĩ . Ông cũng quyết định thăng chức cho đại tá Lý Tòng Bá lên chức chuẩn tướng
Các cuộc nổ súng lẻ tẻ vẫn còn, quân Giải Phóng vẫn còn thỉnh thoảng nã pháo vào thị trấn, tướng Bá cho mở các cuộc lùng sục ra chung quanh. Đến trưa ngày 31, quân Giải Phóng đã dần rút xa khỏi Kontum
Ngày 10 tháng 6, các ổ kháng cự cuối cùng ở Kontum đã bị dẹp bỏ. Trong trận Kontum, có thể nói người có công lớn nhất chính là cố vấn John Paul Vann. Ông là biểu tượng của lòng dũng cảm, quyết đoán và nhanh nhẹn. Ở trận Tân Cảnh II, dù trực thăng hỏng, ông vẫn tiếp tục cuộc tiếp tế và giải cứu cho sư đoàn 22. Trong trận Kontum, ông đã ít nhất 2 lần cứu thị trấn khỏi bị tràn ngập bằng sự quyết đoán dũng cảm trong việc sử dụng B-52. Trước khi Kontum được giải vây, trong 1 chuyến bay bằng trực thăng vào Kontum, trực thăng của ông đã va vào núi . Ông và phi hành đoàn tử nạn. Thay thế vị trí của Vann là chuẩn tướng Michael D. Healy
Sau chiến thắng ở trận Kontum – battle of Kontum, tướng Toàn liên tiếp mở các cuộc hành quân tái chiếm các khu vực bị mất ở phía Bắc và Đông Bắc thị trấn Kontum. Vào giữa tháng 6, sư đoàn 23 bộ binh đã cho trực thăng đổ bộ đại đội trinh sát tái chiếm lại căn cứ Tân Cảnh. Quân Đoàn 2 cũng mở các cuộc hành quân trên bộ dọc theo đường 14 để mở lại tuyến đường này. Tuy nhiên, do khả năng hạn chế, đơn vị này cũng chỉ mở lại được tuyến đường xa hơn Võ Định khoảng 10km
Vào cuối tháng 6, đoạn đèo Chu Pao đã được khai thông, tuyến đường từ Pleiku đến Kontum đã thông suốt. Tuy nhiên, dù đường đã thông, quân Giải Phóng vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc phục kích, phá rối khiến tuyến đường này vẫn trong tình trạng không an toàn
Trận chiến Kontum kéo dài đến ba tháng. Quân Giải Phóng không chiếm được thị xã mà còn bị thiệt mất một số quân khá lớn. Theo ước tính của giới chức quân sự Hoa Kỳ, trong trận đán kéo dài này, Mặt Trận B3 của Tướng Hoàng Minh Thảo bị thiệt mất khoảng một sư đoàn rưỡi, 30 chiến xa T-54 và nhiều đại pháo cùng phòng không bị thiêu hủy. Sau trận này, Sư Đoàn 2 (Sư Ðoàn Sao Vàng) của Quân Giải Phóng đã bị xóa tên.
Ở phía đồng bằng thuộc tỉnh Bình Định, sư đoàn 22 bộ binh lúc này dưới sự chỉ huy của chuẩn tướng Phan Đình Niệm, sau khi được bổ sung quân số và tái huấn luyện đã dần hồi phục khả năng chiến đấu. Vào cuối tháng 7, sư đoàn 22 cùng với lực lượng địa phương đã tái chiếm quận Hoài Nhơn và quận Tam Quan và mở lại tuyến đường QL 1 kéo dài lên phía Nam tỉnh Quảng Ngãi. Điều này đã tác động đến tinh thần dân chúng rất lớn và được đánh giá cao như tái chiếm Quảng Trị hay phòng thủ Kontum
Chương V
Vòng Vây An Lộc
Vào cuối tháng 3, khi quân Bắc Việt băng qua khu phi quân sự DMZ và tấn công Quảng Trị, Bộ Tổng Tham Mưu vẫn nghi ngờ về mục tiêu chính của quân Giải Phóng. Huế vẫn luôn là mục tiêu trước mắt do đây là biểu tượng của lịch sử. Thế nhưng khi chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của quân Giải Phóng ở vùng II Chiến Thuật, quanh thị trấn Kontum, Bộ Tổng Tham Mưu bắt đầu thấy điều gì đó nghiêm trọng ở nơi này. Nhiều vị chỉ huy người Việt lẫn người Mỹ đều luôn suy nghĩ trong đầu về chiến thuật của quân Bắc Việt đánh cắt ngang từ vùng Cao Nguyên dẫn ra biển để chia đôi miền Nam Việt Nam. Nếu như thế, vùng Cao Nguyên Kontum sẽ trở thành mục tiêu chính của chiến thuật này
Rất ít người chú ý đến vùng III Chiến Thuật, mặc dù quân Giải Phóng thường xuyên uy hiếp Tây Ninh và khu vực ven Sài Gòn. Sự hiện diện của các đơn vị quân Giải Phóng dọc theo biên giới Campuchia và từ đây, quân Giải Phóng có thể mở các cuộc tấn công vào trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam và khi gặp tình huống bất lợi, có thể rút về bên trong lãnh thổ Campuchia để tránh các cuộc truy quét, phản công. Từ vùng đất ven biên giới này, quân Giải Phóng có thể nhận tiếp liệu, bổ sung quân sĩ, tái huấn luyện để hình thành các cuộc tấn công mới
Ngày 2 tháng 4, quân Giải Phóng tấn công Lộc Ninh. Từ nơi này, quân Giải Phóng có thể tiến theo QL 13 hướng về thủ đô Sài Gòn. Lúc này mọi người bắt đầu suy nghĩ, có phải thủ đô Sài Gòn với các cơ quan đầu não về chính trị, quân sự, … sẽ là mục tiêu chính ?
Sài Gòn là khu vực rộng lớn và là đầu mối của các tuyến đường chính đi các khu vực khác. Phía Tây Bắc và Tây Nam của Sài Gòn là các khu vực trọng yếu. Vùng Tây Bắc là nơi quân Giải Phóng tập trung với lượng lớn binh sĩ tại khu Tam Giác Sắt Củ Chi và các khu căn cứ như căn cứ Bời Lời, căn cứ Hố Bò, mật khu Long Nguyên, … Các tuyến đường từ nơi đây có thể đi theo sông Sài Gòn hướng về phía Nam và nối với đường QL 13 ngược lên Tây Ninh, Bình Long. Hoặc từ phía Tây Nam , cuộc tấn công có thể bắt đầu khu Mỏ Vẹt, Ba Thu nằm trong lãnh thổ Campuchia, băng qua khu Vường Thơm thuộc tỉnh Hậu Nghĩa và tiến về vùng Chợ Lớn. Đây là tuyến đường được xem là ngắn nhất
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P1
Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P23
Xem tiếp: Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P25