Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P11

0 287

Phần 11 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung

Lập trường vững chắc của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa khởi thủy được

Nixon tuyên bố lúc Hòa đàm Paris chính thức bắt đầu. Ngày 14 tháng Năm 1969,

Nixon lên truyền hình giải thích:

‘’Chúng tôi đã gạt bỏ ra ngoài hoặc là việc rút lui khỏi Việt Nam một cách đơn phương, hoặc việc ch ấp nhận tại (Hòa Đàm) Paris bất cứ một giải pháp. nào có tính cách như một thất bại ngụy trang…’’

‘’Và đó là phác họa về một giải pháp mà chúng tôi muốn đàm phán ở Paris. Nguyên tắc căn bản của nó rất là đơn giản: Triệt thoái song phương bất cứ quân đội nào không phải là quân đội Miền Nam ra khỏi Miền Nam Việt Nam và dành quyền tự quyết cho nhân dân Miền Nam’’. 

Rồi ông còn đưa ra một thời biểu rút quân. Giai đoạn đầu là 12 tháng, tới giai đoạn cuối cùng thì ‘’Quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh ( Đại Hàn, Úc) sẽ đi tới kết thúc việc rút quân khi số quân đội Bắc Việt còn lại được rút đi và trở về Miền Bắc’’. 

Lập trường là như vậy, và trước khi đi Bắc Kinh, Nixon còn hứa hẹn như trong thư trích dẫn trên đây: ‘’Ngài có thể chắc chắn tuyệt đối rằng tôi sẽ không đi tới một thỏa thuận nào tại Bắc Kinh nế u nó có phương hại tới các quốc gia khác?’’ Thế nhưng, theo chính Nixon viết lại, trong những ngày viếng thăm Trung Quốc từ 21 tới

  • tháng 2, 1972, ông đã nói với Chu Ân Lai: ‘’Giả sử như tôi có thể ngồi đối diện với bất cứ ai là người lãnh đạo Bắc Việt, và giá như hai bên có thể thương thuyết một cuộc ngưng bắn và trả lại tù binh cho chúng tôi, thì tất cả quân đội Mỹ sẽ được triệt thoái khỏi Việt Nam trong vòng sáu tháng kể từ ngày đó’’. 

Như vậy, Nixon đã tiết lộ rõ ràng là Hoa Kỳ muốn rút quân khỏi Việt Nam để chỉ đổi lấy việc thả tù binh và một cuộc ngưng bắn.

Theo các tài liệu thương thuyết mới được giải mật thì ngay từ 1971, trước cả khi Nixon đi Trung Quốc, trong cuộc họp với Chu Ân Lai ngày 9 tháng 7, Kissinger cũng đã tiết lộ với ông Chu rằng Hoa Kỳ sẽ đơn phương rút khỏi Miền Nam. 

Đi sau lưng thì như vậy mà vừa từ Bắc Kinh trở về Washington, ông Nixon lại tiếp tục trấn an ông Thiệu:

White House

Ngày năm tháng Ba, 1972

Thưa Tổng Thống,

Xin Ngài yên tâm rằng tôi sẽ làm mọi việc trong quyền hạn của tôi để cho những hy sinh to lớn của hai dân tộc Việt và Mỹ sẽ không thành vô ích…

Chúng tôi đã không thương lượng điều gì đàng sau lưng những người bạn của Hoa Kỳ; và đã không có sự đổi chác bí mật nào hết.

Trân trọng.

(ký) Richard Nixon

Thế nhưng, tại mật đàm Paris, từng bước một, Hoa Kỳ đã đi tới chỗ nhượng bộ hoàn toàn: Chỉ có Mỹ phải rút hết quân, và rút trong 60 ngày. Bình luận về điểm này, ông Thiệu nói với ký giả của một tạp chí Đức Der Spiegel vào cuối năm 1979:

‘’Điều mà Kissinger và Chính phủ Hoa Kỳ hồi đó thực sự muốn là rút lui càng mau càng tốt và mang được tù binh của Mỹ về. Họ chỉ muốn phủi tay cho xong mọi chuyện rồi ù té chạy. Tuy nhiên, trong lúc phủi tay như thế, họ lại không muốn bị nhân dân Việt Nam và thế giới buộc tội là đã bỏ rơi chúng tôi. Đó là tình trạng khó xử của họ’’

Vào thời điểm đó, Bắc Việt đã mang thêm được một số quân lớn vào Miền Nam (từ cuộc tấn công mùa Xuân năm 1972). Cho nên tới khi kết thúc đàm phán, sự có mặt của quân đội Bắc Việt tại Miền Nam rất là hùng hậu. Tướng Charles Timmes, Tư Lệnh đầu tiên của ‘’Bộ tư lệnh viện trợ quân sự cho Việt Nam’’ (Military Assistance Command, Vietnam hay MACV), và là người theo rõi tình hình cả quân sự lẫn chính trị tại Miền Nam cho tới giờ phút chót, đã ước tính cán cân lực lượng hai bên vào lúc ký kết Hiệp Định Paris. Ông cho biết: Số quân đội chủ lực của Bắc Việt tại Miền Nam đã lên tới 176.000, chưa kể các đơn vị phòng không. Số này được đồn trú như sau :

Quân Khu (QK) I: có bốn sư đoàn: 304, 324-B, 2, 711, và khoảng 6 trung đoàn biệt lập.

QK II: ba sư đoàn: F-10, 320, 3, và ba trung đoàn biệt lập.

QK III: ba sư đoàn: 5, 7, 9 và khoảng sáu trung đoàn biệt lập.

QK IV: Sư đoàn 1, và chín trung đoàn của mặt trận giải phóng miền Nam.

Đối diện với số này, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tuy rất đông, những 1 triệu 200 ngàn, nhưng số quân tác chiến lại thực sự chỉ có khoảng 200.000, tức là một phần sáu của tổng số. Còn lại chỉ là Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, và những đơn vị tiếp vận, yểm trợ. Quân Đội chiến đấu được rải ra như sau:

QK I: Sư đoàn Dù, Thủy Quân Lục Chiến, các Sư Đoàn 1 2, 3, Lữ Đoàn 1 Thiết Giáp, và 6 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân.

QK II: Các Sư Đoàn 22, 23, Lữ Đoàn 2 Thiết Giáp, và 18 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân.

QK III: Các Sư Đoàn 5, 18, 25, Lữ Đoàn 3 Thiết Giáp, và chín Tiểu Đoàn Biệt Động Quân.

QK IV: Các Sư Đoàn 7, 9, 21, Lữ Đoàn 4 Thiết Giáp, và 12 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân.

Về số Quân chủ lực thì coi như ngang nhau nhưng quân đội Bắc Việt có hai cái lợi: Thứ nhất là đóng rải rác khắp nơi như những đốm da beo, đòi hỏi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải dàn mỏng ra khắp lãnh thổ có một biên giới gần 700 dậm (1.100 cây số) để tự vệ, thứ hai là họ có thể chủ động trong việc chọn địa điểm và thời điểm để tập trung tấn công.

Và như vậy, khả năng tồn tại của Việt Nam Cộng Hòa là rất mong manh…

Phải có một Hiệp Định

Nhiều người đặt câu hỏi: Nếu Mỹ quyết đị nh rút quân thì cứ từ từ mà rút, lại sao lại nhất định phải có một Hiệp Định? Đây là một câu hỏi quan trọng, vì nếu Mỹ cứ công khai, đơn phương mà rút thì Miền Nam còn có cơ may hơn. Đó là vì hai điểm. Thứ nhất, nếu không ký một Hiệp Định thì có nghĩa là Mỹ không chính thức công nhận sự tiếp tục đóng quân của Bắc Việt tại Miền Nam (còn với Hiệp Định thì chính Mỹ đã công nhận rồi) và nếu không công nhận thì khi xung đột xảy ra, Miền Nam cũng không bị Quốc Hội Mỹ cho là ‘’hiếu chiến’’  thứ hai, khi Quân Đội Mỹ đơn phương rút (mà không có Hiệp Định) thì nhân dân Hoa Kỳ ít nhất cũng sẽ nhận thức rằng Mỹ đã tự mình cuốn gói ra đi. Và vì vậy, để đền bù lại, có thể là Quốc Hội vẫn còn tiếp tục viện trợ, tuy chỉ là trong một thời gian nhất định . Sau bao nhiêu cuộc chiến, khi kết thúc, Mỹ đã tiếp tục giúp các nước khác xây dự ng lại những đổ vỡ như ở Âu Châu, Nhật Bản, Nam Triều Tiên. Với khả năng này, Việt Nam Cộng Hòa có thể có những dữ kiện chắc chắn cho k ế hoạch tái thiết kinh tế cũng như quốc phòng, và đã không phải chờ đợi trong cái thế viện trợ bấtổn, nhỏ giọt như đã xảy ra (xem Chương 9).

Thế nhưng Mỹ muốn phải có một Hiệp Định đình chiến, và do cả bốn bên (Bắc Việt, Nam Việt, Mặt trận giải phóng, và Mỹ) đều cùng ký vào. Có ba cái lợi:

Thứ nhất, Hiệp Định giúp cho việc Mỹ rút quân khỏi Miền Nam được danh chính ngôn thuận Trước công luận quốc tế: Chính Việt Nam Cộng Hòa ký vào Hiệp Định, như vậy là đồng ý cho Mỹ rút đi, chứ không phải là Mỹ tự ý rút và bỏ rơi Đồng Minh,

Thứ hai: Nixon-Kissinger có thể tuyên bố đã giữ lời hứa là mang lại cho Miền Nam cả hòa bình lẫn danh dự (chiến tranh đã ngưng rồi và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn nguyên, không bị truất phế)

thứ ba, Hiệp Định giúp Mỹ mang được tù binh về. Trước đó, có lần Nixon đã cho trực thăng đổ bộ vào tận trại giam ở Sơn Tây để cứu tù binh mà cũng hoàn toàn thất bại.

Hết Phần 11 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng“When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung

Xem thêm : 

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P10

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P12

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex