Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Quân đội Hoàng Gia Úc trong chiến tranh Việt Nam – Royal Australian Regiments in Vietnam war – P2

0 958

Quân đội Úc – (RAR) Royal Australian Regiments in Vietnam war  thuộc các trung đoàn lính Hoàng Gia Úc được gia tăng quân số nhanh chóng trong chiến tranh Việt Nam 

Ngày 6 tháng 5, đô đốc Sharp – tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã trình ý kiến lên Hội Đồng Tham Mưu nhằm được sắp xếp tiếp xúc với đại sứ Úc ở Washington để thương lượng vấn đề triển khai không quân Úc nhưng sự sắp xếp này bị từ chối

Do được tăng cường lực lượng đặc nhiệm mới đến, tiểu đoàn 1 trung đoàn Hoàng Gia Úc đã rời miền Nam Việt Nam. Tiểu đoàn này đã liên tiếp tham gia không dưới 19 chiến dịch quân sự lớn nhỏ khác nhau. Tiêu biểu là trong tháng 1 năm 1966 ở Tam Giác Sắt Củ Chi, các đơn vị Úc đã phát hiện nhiều hầm ngầm, địa đạo, … có nhiều nơi sâu đến 20m dưới mặt đất, thu được 5 khẩu súng phòng không, 6.000 trang tài liệu quan trọng,. ..

Khi đảm nhiệm khu vực tỉnh Phước Tuy vào các tháng còn lại trong năm 1966, quân đội Úc đã tiêu diệt trên 300 quân Giải Phóng, thu giữ nhiều tài liệu, vũ khí và đảm bảo việc thông suốt trên QL 15. Tiêu biểu là trận đánh Bình vào ngày 18 tháng 8 năm 1966, cách Sài Gòn 60km hướng Đông Nam, đại đội Delta thuộc tiểu đoàn 6 trung đoàn Hoàng Gia Úc đã đụng trận với đơn vị quân Giải phóng khoảng 1.500 người và khi kết thúc trận đánh, quân Giải Phóng thiệt hại 245 người tử trận.

Trong những tháng cuối năm 1966 là những tháng diễn ra bầu cử ở Úc nên không có quân sĩ Úc nào được đưa thêm đến Việt Nam. Dù những tranh cãi trong việc gia tăng viện trợ và can thiệp quân sự ở Việt Nam trong chính phủ Úc, ngày 29 tháng 11 năm 1966, vẫn có 1 đội quân y 13 người được đến tăng viện cho Sài Gòn và lúc này quân đội Úc có đội ngũ quân y tổng cộng 37 người

Từ năm 1966 đến 1968, tổng viện trợ kinh tế và quân sự của Úc dành cho Sài Gòn đạt 10.5 tỉ Usd chủ yếu dành cho lĩnh vực các bồn nước, xử lý nước, 130 trường dạy nghề, xây dựng cầu đường, các kỹ thuật, máy trong nông ngiệp, mùa màng, … Trong lĩnh vực tái định cư, hỗ trợ di cư, ,.. quân đội Úc hỗ trợ 4 triệu quyển tập và sách, hàng nghìn bộ dụng cụ lao động, hơn 3.000 tấn vật liệu xây dựng. Quân đội Úc còn hỗ trợ xây dựng 1 trạm thu phát sóng 50Kw ở Buôn Ma Thuột và cung cấp 400 điện đài cho các khu cộng đồng quanh trạm phát sóng

Từ năm 1966 về sau, chính phủ Úc đồng ý hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Sài Gòn. Chủ tịch Hội Đồng Quân Sự Úc cũng đồng ý phái đến Việt nam những đơn vị Hải Quân thuộc Hải Quân Hoàng Gia Úc và các đơn vị Không Quân Hoàng Gia Úc, đầu tiên là chiếc khu trục hạm H.M.A.S  Hobart, các toán người nhái hải Quân, phi đội 8 chiếc máy bay ném bom B-57 Canberra , đội hỗ trợ dân sự bao gồm 80 người, và các đơn vị phụ trợ gia tăng quân số trên bộ thêm 916 người . Trong số 916 người này, 466 người thuộc các ban ngành, đơn vị, … hỗ trợ còn 450 người là bổ sung cho đơn vị Đặc Nhiệm số 1 quân đội Úc

Chiếc khu trụm hạm H.M.A.S  Hobart sẽ dưới quyền điểu khiển của Hải Quân Úc nhưng sẽ chịu sự điều phối trong các chiến dịch quân sự của Mỹ, chiếc tàu này tham gia các cuộc hỗ trợ hỏa lực từ biển cho các chiến dịch ven bờ, kiểm soát hải hành, … Còn phi đội máy bay B-57 Canberra cũng tương tự, các hoạt động bảo trì thường kỳ sẽ được tiến hành ở Việt Nam, còn các sửa chữa, tu bổ lớn, .. sẽ diễn ra ở Butterworth, Malaysia. Phi đội này cũng được dự trự lượng bom 250Kg đủ dùng trong 45 ngày

Các cuộc thương thảo được thực hiện do Phó Tư Lệnh Không quân Úc , Brian A. Eaton và bộ chỉ huy Mỹ MACV diễn ra ở Sài Gòn từ ngày 3-7 tháng 1 năm 1967. Lúc này phi đội máy bay Canberra đã đến và được triển khai ở phi trường Phan Rang dưới quyền chỉ huy của Không Lực 7. Các máy bay này được đưa đến Việt Nam khá thuận lợi do Không Quân Úc đang bắt đầu triển khai thay thế các máy bay này bằng máy bay F-111

Về Hải Quân, cả hai bên thương lượng về khả năng của đội người nhái Hải Quân Úc, phía Úc do đề đốc Hải Quân Norvell G. Ward và đại diện Hải Quân Mỹ đã gặp nhau ở Philppines và cùng thỏa thuận lực lượng hải quân Úc cũng sẽ được đặt dưới quyền chỉ huy của hạm đội 7 của Mỹ 

Các cuộc thương thảo diễn ra tốt đẹp và đến ngày 1 tháng 4 năm 1967, phi đội Canberra ở Phan rang đã có thể hoạt động. Từ tháng 1 đến tháng 2, đội công binh số 5 của Úc đã đến Phan Rang để xây các nhà chứa máy bay cũng như nhà ga sửa chữa, bảo trì, … Đến ngày 19 tháng 4, đã có 8 trong số 10 chiếc máy bay Canberra được đưa đến từ Butterworth, Malaysia đã có thể đi vào hoạt động. Kèm theo những chiếc máy bay là 40 sĩ quan, 90 sĩ quan không thường trực, 170 binh sĩ bao gồm phi công, bảo dưỡng, bảo trì, …

Cũng trong tháng 1 năm 1967, chính phủ Úc lại đưa tiếp đến 10 phi công chuyên phục vụ trên máy bay trực thăng H-34. Đến tháng 4 lại có tiếp 8 phi công Úc được đưa đến Việt Nam. Các phi công này sẽ thay thế phi công Mỹ đảm nhận những chuyến yểm trợ vận tải, oanh tạc, yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đặc nhiệm số 1 của Úc –  1st Australian task force. Phía Mỹ sẽ cung cấp máy bay và dịch vụ hậu cần, phía Úc sẽ chi trả tiền lương phi công và các khoảng chi phí khác

Cả hai phía tiếp tục thương thảo về việc lực lượng không quân Úc sẽ đóng quân ở đâu cho tiện lợi. Tướng Westmoreland đề nghị nếu phía Úc hỗ trợ vấn đề tiếp liệu, không quân Úc có thể được đưa đến tăng cường và đóng quân chung với Nhóm không quân tác chiến số 123 ở Biên Hòa . Sau đó cùng với đại đội không quân số 135 từ Úc đến, tất cả được biên chế chung thành đại đội không quân số 135 và đóng quân ở Núi Đất, cách Vũng Tàu 35km hướng Đông Bắc

Đến tháng 10 năm 1967, Thủ Tướng Úc công bố tăng cường thêm 1.700 binh sĩ đến Việt Nam và đưa quân số Úc ở Việt Nam từ 6.300 người lên thành 8.000 người. Lực lượng tăng viện bao gồm 1 tiểu đoàn bộ binh là tiểu đoàn 3, 1 chi đoàn xe tăng với các xe tăng Centurion với quân số 250 người, 1 đội công binh 45 người và 125 người sĩ quan để tăng viện cho các bộ chỉ huy. Lực lượng không quân cũng được tăng viện 8 chiếc trực thăng Iroquois, 10 phi công, 20 phi công phụ và 100 nhân viên bảo dưỡng. Lực lượng này đều thuộc biên chế của lực lượng Phi Đoàn Không Quân số 9 của Úc đã được thành lập vào tháng 6. Tuy nhiên, từ tháng 11 và kéo dài trong nhiều tháng sau đó, khi lực lượng này được đưa đến, tổng quân số tăng viện thực chất là 1.978 người. Tiểu đoàn 3 Úc sau khi đến Việt Nam được biên chế vào lực lượng Đặc Nhiệm số 1 của Úc – 1st Australian Task Force , chi đoàn xe tăng Úc với 15 chiếc được đưa đến Việt Nam vào tháng 2 và đầu tháng 3 năm 1968, đến tháng 9 lại có thêm 11 chiếc được đưa đến. Phi Đoàn số 9 Úc nhận được 8 chiếc trực thăng và có tổng cộng 16 chiếc. Đến tháng 10 năm 1968, lại có 30 binh sĩ thuộc lực lượng thiết giáp được đưa đến

Ngày 15 tháng 12 năm 1968 và đầu năm 1969, đại diện của 200 công ty, tập đoàn và 32 liên đoàn lao động đại diện cho 1.5 triệu người Úc ký hiệp định kêu gọi chính phủ Úc rút quân khỏi Việt Nam. Thời điểm này, chính phủ Mỹ cũng bắt đầu đưa ra các kế hoạch rút quân đội Mỹ theo từng giai đoạn. 

Xem lại : Quân đội Úc trong chiến tranh Việt NamRoyal Australian Regiments in Vietnam war – P1

Xem tiếp : Quân đội Úc trong chiến tranh Việt NamRoyal Australian Regiments in Vietnam war – P3

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex