Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận Lão Sơn hay Cao điểm 1509 hoặc Núi Đất trong chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1984

0 2,998

Trận Lão Sơn hay trận đánh cao điểm 1509 còn được gọi là trận Núi Đất diễn ra giữa quân đội Việt Nam và Trung Quốc trong chiến tranh Biên Giới Việt Trung vào tháng 7 năm 1984

Đây là bài viết do tác giả là nhà nghiên cứu viên Nakamura Masanori . Bài viết này được dùng làm tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội – Đại học Phòng vệ – Cục phòng vệ Nhật Bản. Tác giả Nakamura Masanori là tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Nhật ở Việt Nam dưới quyền của các Đại sứ Tsutsumi Koichi, đại sứ Matano Kachigeaka, Đại sứ Asomura Kuniaki trong giai đoạn từ tháng 2 năm 1984 đến tháng 12 năm 1988. Ông đã đến Hà Giang và Lạng Sơn để thị sát, nghiên cứu tình hình chiến sự, do đó có thể được xem là một người rất am tường về Việt Nam. Bài viết này được Hà Minh Thành dịch. 

Điểm cao 1509 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đây là vị trí có khả năng khống chế khu vực bờ bắc suối Thanh Thủy cho đến cửa khẩu Thanh Thủy phía đông sông Lô. Đỉnh 1509 gồm 2 mỏm, đường biên giới Việt-Trung chạy qua giữa 2 mỏm này

Trận chiến Lão Sơn, (có tài liệu được gọi là trận Núi Đất, phía lịch sử Việt Nam gọi là trận đánh cao điểm 1509), được xem là trận chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong vùng Á Châu gần đây nhất. Cuộc chiến nổ ra tại một căn cứ quân sự của Việt Nam tại cao điểm 1509 và cao điểm 1250, hai cao điểm này nằm dọc theo biên giới Việt Trung mà phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Để chiếm được 2 cao điểm này Giải phóng quân Trung Quốc đã tạo ra một cuộc xung đột võ trang với quy mô lớn. Lịch sử quân sự Trung Quốc gọi cuộc chiến chiếm 2 điểm cao này là Chiến dịch Lưỡng Sơn.

Trận Lão Sơn bắt đầu vào ngày 2 tháng năm 1984 khởi màn bằng trận tấn công tổng lực bằng pháo binh vào căn cứ quân sự của quân đội Việt Nam. Cuộc giao tranh quân sự giữa quân đội 2 nước Việt Nam và Trung Quốc chia thành 3 giai đoạn :

  • Giai đoạn 1 : Từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 15 tháng 4 năm 1984
  • Giai đoạn 2 : Từ ngày 2 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 1984
  • Giai đoạn 3 : Từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7 năm 1984

Trận chiến kết thúc vào ngày 14 tháng 7 năm 1984 bằng một trận đánh cảm tử xáp lá cà (bạch binh chiến) của các binh sĩ Việt Nam. Phía Trung Quốc đã phản công bằng pháo binh và hỏa lực mạnh để tử thủ Lão Sơn. Sau trận chiến này, với số thương vong quá lớn, quân đội VN đã hoàn toàn bỏ cuộc. Lãnh thổ Việt Nam đã mất vùng núi Đất (Lão Sơn) vào tay Trung Quốc từ đó. Sau hiệp định hoạch định biên giới Việt Trung thì 2 vùng núi này chính thức trở thành lãnh thổ của Trung Quốc.

bản đồ vị trí trận Lão Sơn hay trận Núi Đất còn gọi là trận đánh cao điểm 1509 trong chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1984
bản đồ vị trí trận Lão Sơn hay trận Núi Đất còn gọi là trận đánh cao điểm 1509 trong chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1984

1./Tương quan lực lượng tham chiến trận Lão Sơn:

Phía Trung Quốc :

  • Tướng chỉ huy : Dương Đắc Chí
  • Chiến lực: Quân đoàn 14, Quân đoàn 11,Quân đoàn 1, Tập đoàn quân 67, Tập đoàn quân 27, Tập đoàn quân 13.
  • Số binh sĩ thương vong : Bất minh (có nguồn thông tin cho biết khoảng 939 binh sử tử trận)
    Phía Việt Nam :

Phía Việt Nam :

  • Tướng Chỉ huy: Tướng Văn Tiến Dũng
  • Lực lượng tham chiến : Sư đoàn 313, Sư đàn 316, Sư đoàn 356 chính quy. Địa phương quân và dân binh.
  • Số binh sĩ thương vong : không rõ ràng, theo nguồn tin Trung Quốc thì có 3700 binh sĩ Việt Nam tử trận còn lại trên chiến trường. Dự đoán binh sĩ tử trận khoảng 4000 binh sĩ. Theo nguồn tin của Việt Nam công bố thì tham chiến chỉ có trung đoàn 174 thuộc sư đòan 316 VN sau 10h giao tranh với sư đoàn 119 của Trung Quốc tại điểm cao 142, 149 thuộc khu vực Na Lập vào ngày 12 tháng 7 năm 1984, phía VN bị tử thương 300 binh sĩ tại mặt trận.

2./ Quá trình đưa đến sự giao tranh trận Lão Sơn

Trong suốt thời gian trước hoạch định biên giới Việt Trung thì Lão Sơn và Giả Âm Sơn được công nhận là lãnh thổ của Việt Nam. Lão Sơn với cao độ 1422.2 m so với mặt biển là một vị trí chiến lược quan trọng trong phối trí quân lực trong suốt lịch sử vệ quốc của người Việt Nam. Từ đây có thể giám sát con đường huyết mạch nối từ Hà Giang của Việt Nam sang Trung Quốc.

Năm 1979 trên đường tiến quân sang đánh Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí tư lệnh quân khu Côn Minh đã chiếm vùng này. Sự tiến quân quá nhanh của Trung Quốc vào Việt Nam đã khiến tướng Dương Đắc Chí khinh địch và đánh giá thấp tướng Võ Nguyên Giáp một thiên tài quân sự của Việt Nam. Trong một công điện báo công với Đặng Tiểu Bình, sau khi xâm nhập vào Việt Nam mà không bị tổn thất nhiều, tướng Dương Đắc Chí đã xin phép cho thêm một tuần nữa để tiến quân đến Hà Nội, bắt sống toàn bộ ban lãnh đạo Việt Nam. Phía Việt Nam, Tướng Võ Nguyên Giáp đã áp dụng nhuần nhuyễn chiến thuật: Dụ địch vào sâu nội địa; Cắt đứt quân viện hậu cần; Tổng phản công… một chiến thuật trong kinh nghiệm vệ quốc hàng ngàn năm qua của người Việt Nam đối với Trung Quốc.

Tướng Võ Nguyên Giáp với các lực lượng khinh binh và địa phương quân đã phá hủy toàn bộ các tuyến quân viện hậu cần của Tướng Dương Đắc Chí; hành động quân sự này khiến trên 500 chiến xe của Giải phóng quân Trung Quốc dưới quyền của tướng Dương Đắc Chí trở thành những cục sắt chết không hoạt động được trên chiến trường vì thiếu nhiên liệu và trở thành các điểm tác xạ của Địa phương quân VN. Trước tình thế tan rã toàn bộ các quân đoàn tiến chiếm Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí buộc phải cấp tốc xin lệnh rút binh về nước. Trên đường rút binh của tướng Dương Đắc Chí , quân đội Trung Quốc đã bị tổn thất nặng nề bởi sự truy kích bằng pháo binh của quân đội Việt Nam từ điểm cao 1509 này.

Có một kỳ tích về hành quân mà đến thời điểm này, các nhà phân tích về chiến lược quân sự cũng không hiểu bằng cách nào, chỉ trong vòng một thời gian ngắn chưa đầy 1 ngày, tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam có thể phối trí một lực lượng pháo binh mạnh tại Cao điểm 1509, một căn cứ có địa hình hiểm trở để có thể truy kích tận diệt các binh đoàn của Trung Quốc trên đường rút chạy khỏi VN. Mặc dầu Đặng Tiểu Bình tuyên bố đã dạy xong cho VN một bài học, nhưng trên thực tế thì có thể nói rằng gần như toàn bộ các quân đoàn của quân khu Côn Minh dưới quyền tướng Dương Đắc Chí đã hoàn toàn bị xóa sổ.

Từ sau bài học về sự đại bại chiến dịch quân sự đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã phải đi đến quyết định cải cách lại quân đội theo hướng hiện đại hóa. Tướng Dương Đắc Chí được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình đã nắm chức Tổng tham mưu trưởng kiêm Ủy viên Quân ủy Trung ương. Để phục hận về trận đại bại 5 năm về trước, để có thể kiểm soát không phận và uy hiếp tỉnh Hà Giang, cũng như làm bàn đạp để tấn công bình định Việt Nam trong tương lai, đồng thời nhằm khôi phục lại uy tín của quân đội đã xuống đến tận đáy, tướng Dương Đắc Chí đã lên kế hoạch chiếm lĩnh 2 điểm cao của vùng núi Lưỡng Sơn này.

3./ Quá trình giao tranh

Ngày 2 tháng 4 năm 1984 quân độI Trung Quốc bắt đầu pháo kích đại quy mô vào điểm cao 1059 của Việt nam mở đầu cho trận giao tranh. Cuộc pháo kích kéo dài 26 ngày cho đến ngày 27 tháng 4 năm 1984

Ngày 28 tháng 4 qua thông tin tình báo biết được phía VN đang chuẩn bị thay quân tại điểm cao này. Vào lúc quân số của phía VN đồn trú ít nhất ở căn cứ 1059, tướng Dương Đắc Chí đã ra lệnh cho sư đoàn 40 và sư đoàn 49 thuộc Quân đoàn 14 quân khu Côn Minh bắt đầu tấn công căn cứ hiểm yếu này. Mặc dầu với số quân áp đảo là 2 sư đoàn, nhưng trước sự thiện chiến và quả cảm của lực lượng nhỏ quân đội Việt Nam đóng tại đó, phía Trung Quốc đã chịu nhiều tổn thất nặng nề. Phải sau 18 ngày chiến đấu, quân đội Trung Quốc mới chiếm lĩnh được một phần của Lão Sơn và Giả Âm Sơn vào ngày 15 tháng 5 năm 1984.

Xem tiếp : Trận Lão Sơn hay trận đánh cao điểm 1509 hoặc trận Núi Đất trong chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1984 – P2

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex