Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Sài Gòn và cách đặt tên đường trước năm 1975

0 967

Ngày nay, nhiều học giả đã đánh giá rằng cách đặt tên đường phố ở Sài Gòn trước năm 1975 được thực hiện một cách rất khoa học và mang tính lịch sử, giáo dục cao độ

Theo các tài liệu để lại, người đã đặt tên đường phố ở Sài Gòn trước năm 1975 là ông Ngô Văn Phát, Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh Sài Gòn. Ông còn là một nhà văn có bút hiệu Thuần Phong.

Thời Pháp, các đường phố đều mang tên Pháp như : Boulevard Charner, Boulevard Galliéni, Boulevard Kitchener, Boulevard Norodom, …

Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 chính quyền Pháp bàn giao cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.

Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất. Lúc bấy giờ công việc này được giao cho Ty Kỹ Thuật mà Phòng Hoạ Đồ là phần hành trực tiếp. Lúc bấy giờ, nhà văn Ngô Văn Phát với bút hiệu Thuần Phong, có bằng Cán Sự Điền Điạ đang giữ chức Trưởng Phòng Hoạ Đồ đã chịu trách nhiệm lên kế hoạch đặt tên đường. Năm 1956, sau hơn ba tháng nghiên cứu, ông đã đệ trình lên Hội Đồng Đô Thành, và toàn bộ danh sách tên đường ấy đã được chấp thuận. 

Các đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp lang mạch lạc với sự cân nhắc đánh giá bao gồm cả công trạng từng anh hùng một lại phù hợp với địa thế, vị trí địa lý, chiều dài lịch sử, thứ tự của triều đại, … do đó, ngày nay nhiều học giả đã đánh giá cách đặt tên đường phố ở Sài Gòn trước năm 1975 được thực hiện một cách rất khoa học và mang tính lịch sử, giáo dục cao 

  • Những con đường mang những lý tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng ao ước: Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường này đã nằm ở những vị trí thích hợp nhất và quan trọng nhất đó là chung quanh dinh Độc Lập vốn được xem là trái tim của Sài Gòn.
  • Đường Thống Nhất là đường dài khoảng 2km chạy thẳng từ Thảo Cầm Viên đến dinh Độc Lập nay mang tên đường Lê Duẫn
  • Đường Cô Lý chạy ngang dinh Độc Lập nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
  • Đường đi ngang qua Bộ Y Tế được đặt tên là Hồng Thập Tự nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai
  • Đường de Lattre de Tassigny chạy từ phi trường Tân Sơn Nhất đến bến Chương Dương đã được đổi tên là Công Lý vì đi ngang qua Pháp Đình Sài Gòn
  • Đại Lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm Sài Gòn nối từ Toà Đô Chánh đến bến Bạch Đằng rất xứng đáng cho vị anh hùng đã dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn quân Thanh. Đại Lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của ngài.
  • Những danh nhân có liên hệ với nhau thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường Cô Bắc, cả ba là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Hoặc đường Phan Thanh Giản với đường Phan Liêm và đường Phan Ngữ, Phan Liêm và Phan Ngữ là con, đã tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau khi Phan Thanh Giản tuẫn tiết.
  • Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho các anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường rộng và dài tương xứng với công dựng nước giữ nước của các ngài.
  • Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết thay cho Lê Lợi thì nhỏ và ngắn hơn nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi.
  • Đường Khổng Tử và Trang Tử trong Chợ Lớn với đa số cư dân là người Hoa.
  • Bờ sông Sài Gòn được chia ra ba đoạn, đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử, ghi nhớ những trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống quân Mông Cổ, chống Nhà Nguyên của Hưng Đạo Đại Vương vào thế kỷ 13.
  • Đường mang tên nhà thơ Nguyễn Du là đường vừa dài vừa có nhiều biệt thự đẹp, với hai hàng cây rợp bóng quanh năm, lại đi ngang qua công viên đẹp nhất Sài Gòn, vườn Bờ Rô, và đi ngang qua Dinh Độc Lập, thì quá xứng đáng. Không có đường nào thích hợp hơn. Tuyệt! Vườn Bờ Rô cũng được đổi tên thành Vườn Tao Đàn làm cho đường Nguyễn Du càng thêm cao sang.
  • Vua Lê Thánh Tôn, người lập ra Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú, cũng cho mang tên một con đường ở địa thế rất quan trọng, đi ngang qua một công viên góc đường Tự Do, và đi trước mặt Toà Đô Chánh.

Ngoài ra, nếu để ý, có thể thấy khởi đầu từ Bến xe Miền Tây sẽ là các triều đại xưa nhất như Hồng Bàng, An Dương Vương, Triệu Đà … Bà Triệu …. Đi tiếp, sẽ có các tên đường Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục … Tiếp tục là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh … Lý Chiêu Hoàng. Nhà Trần thì Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo và các tướng quây quần Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư …. Càng đi vào trung tâm của Sài Gòn, ta sẽ tiếp tục có các tên đường mang tên danh nhân, triều đại gần hơn như Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi … và gần đến dinh Độc Lập sẽ là các tên đường thuộc Nhà Nguyễn như Nguyễn Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức cùng các tướng …Chệch qua phía bắc khu trung tâm (phía Quận 3) ta có triều Tây Sơn và các nhà văn, nhà thơ, học sĩ: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương … cùng với các võ tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu …

Có nhà nghiên cứu đã cảm phục và cho biết, nếu chỉ cần thuộc sử Việt một chút và chỉ cần đọc tên đường, người đó có thể hình dung mình đang ở khu vực nào ở Sài Gòn

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex