Trận Bến Tre – Battle of Ben Tre 1968
Trận Bến Tre – Battle of Ben Tre, lịch sử nước ngoài còn gọi là battle of Bến Tre . Đây là trận đánh diễn ra trong đợt tấn công Tết Mậu Thân 1968 và mức độ ác liệt đến nỗi một sĩ quan Mỹ đã thừa nhận : “Đôi khi ta phải phá hủy một thị trấn để cứu nó”
Bến Tre là thị trấn và là trung tâm của tỉnh Kiến Hòa cách Mỹ Tho khoảng 13 km về hướng Nam. Thị trấn Bến Tre nằm hoàn toàn trên một hòn đảo giữa 2 nhánh của sông Me Kong. Vào năm 1967, Bến Tre có dân số khoảng 74.544 người . Chung quanh thị trấn Bến Tre đều là sông nước và không có cây cầu nào nối liền Bến Tre với 4 tỉnh chung quanh. Toàn bộ đi chuyển trong khu vực đều bằng tàu thuyền, sà lan, …
Vào tháng 1 năm 1960, một trong nữ quân Giải Phóng cao cấp hiếm hoi là bà Nguyễn Thị Định đã lãnh đạo quân Giải Phóng tấn công và chiếm giữ Bến Tre. Mười ngày sau, quân VNCH đổ quân tấn công và giành lại thị trấn này. Tuy bà Nguyễn Thị Định không giữ Bến Tre được trong thời gian dài như kế hoạch nhưng cuộc nổi dậy đã được tuyên truyền thành nguồn cảm hứng cho các nơi khác ở miền Nam và được gọi là “Phong Trào Đồng Khởi” hay “Đồng Khởi Bên Tre”. Do nằm giữa hòn đảo nên quân Giải Phóng sử dụng nơi đây làm nơi tập kết, huấn luyện binh sĩ. Chuẩn tướng William Robertson Desobry – cố vấn Quân Đoàn 4 nhận xét vào năm 1968 :
“Bến Tre là vùng dân cư thưa thớt và dân cư nơi đây ít có lòng trung thành với chính phủ Sài Gòn. Đơn vị đóng quân ở đây là sư đoàn 7 đã có quá ít các hoạt động bình định thành công trong 2 năm vừa qua”
Ngày 31 tháng 1 năm 1968, diễn ra cuộc Tấn Công và Nổi Dậy Tết Mậu Thân năm 1968, quân Giải Phóng tấn công 13 trên tổng số tỉnh ở khu vực sông Mekong và chiếm giữ nhiều khu vực ở Mỹ Tho, Cai Lậy, Bến Tre, Cái Bè và Vĩnh Long
Trận Bến Tre – Battle of Bến Tre – Battle of Ben Tre bắt đầu lúc 04:45 sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968, khi tiểu đoàn 518 Chủ Lực và tiểu đoàn 516 Địa Phương của Quân Giải Phóng với quân số khoảng 800 người đã tấn công thị trấn Bến Tre. Lúc này, ở đây đang có 2 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 1 sư đoàn 7 bộ binh VNCH trấn giữ. Tại Bến Tre còn có lực lượng Mỹ khoảng 70 người là cố vấn Mỹ cũng lực lượng CIA và nhóm hỗ trợ bình định thuộc phái bộ MACV Mỹ. Nhóm người Mỹ ở khu phức hợp tách biệt ở phía Nam thị trấn và gần bờ sông. Chỉ trong 16 giờ sau khi tấn công, quân Giải Phóng đã chiếm gần trọng thị trấn, chỉ còn vài khu như khu Cố vấn Mỹ, Bộ Chỉ Huy tỉnh, Sở Cảnh Sát và khu Hậu Cần là còn giữ được. Sư đoàn 7 bộ binh VNCH cho 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 10 cố gắng tiến vào để giành lại thị trấn nhưng không thành công. Ngay cả viên trung đoàn trưởng, chỉ huy cuộc phản công cũng tử trận.
Lúc này, lực lượng Giang Đoàn Cơ Động Mỹ – Mobile Riverine Force (MRF) đang tập trung nỗ lực cứu Mỹ Tho nên Bến Tre phụ thuộc vào không quân và lực lượng tàu tuần tra số 534 ngăn chận quân Giải Phóng tràn ngập các khu vực còn lại. Khi trận Bến Tre nổ ra, 2 tàu tuần tra Mỹ số 7-20 và 7-21 đang tuần tiễu trên sông Hàm Luông cách Bên Tre khoảng 1,6km thì nghe tiếng súng nổ ở thị trấn Bến Tre, lúc này họ cứ nghĩ là do binh sĩ Việt Nam bắn súng mừng năm mới. Nhưng sau đó họ thấy nhiều luồng xanh của đạn vạch đường bắn trên trời thì họ biết đang có chuyện xảy ra. Họ cho tàu chạy đến gần thì thấy 6 chiếc tàu đổ bộ VCPV của VNCH đang bắn dọc bờ sông phía Nam. Nhóm cố vấn Mỹ ở khu phực hợp cũng gọi điện đàm yêu cầu chi viện. 2 chiếc tàu tàu tuần tra Mỹ dùng súng máy bắn dọc theo bờ sông. Quân Giải Phóng trên bờ bắn trả nhưng bờ sông cao và thủy triều đang rút nên khó trúng tàu Mỹ. Những khẩu đại liên 12,7mm của tàu tuần tra bắn những loạt đạn gồm đạn dẫn đường và đạn xuyên phá armor piercing incendiary (API) liên tiếp vào vị trí quân Giải Phóng. Khoảng một phút sau, các vị trí súng của quân Giải Phóng im lặng. 2 tàu tuần tra này tiến đến gần khu Cố vấn Mỹ nhưng không lên bờ được. Lúc này 2 tàu tuần tra 7-13 và 7-14 đến thay thế còn 2 tàu 7-20 và 7-21 quay về sông Hàm Luôn để đến tàu vận tải hạng nặng LST USS Harnett County để được tiếp tế nhiên liệu và đạn dược
2 tàu tuần tra 7-13 và 7-14 lúc đó đang tuần tra ở gần cầu Bến Tre thì bị quân Giải Phóng nổ súng bắn vào tàu. Một quả đạn chống tăng trúng tàu 7-14 khiến vài binh sĩ bị thương. Thêm 2 tàu 7-17 và 71-8 đến yểm trợ. Các tàu này dùng đại liên quét lên cây cầu ở Chợ Bến Tre đang có các nhóm quân Giải Phóng cố băng qua. Tàu 7-18 trang bị khẩu súng cối 60mm bắn liên tiếp các quả đạn lân tinh và đạn mảnh chống bộ binh về phía khu Cố Vấn để phá vòng vây của quân Giải Phóng đang bao vây khu này, các quả đạn chống bộ binh phóng ra nhiều mũi tên thép khiến quân Giải Phóng thiệt hại nặng. Quân Giải Phóng bắn một quả B40 trúng tàu 7-18 khiến phòng điều khiển bị phá hủy hoàn toàn. Tàu 7-17 và tàu 7-16 áp đến giải cứu và dùng súng máy bắn liên tiếp vào bờ phía Nam để kềm chế hỏa lực của quân Giải phóng. Toàn bộ những chiếc tàu đều bị trúng đạn, riêng tàu 7-18 trúng 40 phát đạn các loại, phòng điều khiển bị phá hủy nhưng được tàu 7-16 kéo ra khỏi vòng chiến an toàn
Các máy bay Mỹ cũng bay đến yểm trợ, những chiếc máy bay ném bom gần mé bờ sông gần khu Cố Vấn Mỹ còn những chiếc trực thăng Gunship Cobra và máy bay AC-47 Spooky bắn dữ dội vào những bụi cây dọc bờ sông và nơi chợ. Chiếc tàu đổ bộ hạng nặng Harnett Countys đang đậu ở sông Hàm Luông dùng những khẩu súng tự động pháo tự động 40mm Bofor, bắn trên 20.000 phát đạn xuyên giáp API về phía chợ và khu Cố Vấn để giải vây
Xem tiếp : Trận Bến Tre – Battle of Ben Tre – Battle of Bến Tre 1968 – P2