Trận đánh đồi 935 hay căn cứ hỏa lực Ripcord – Battle of Fire Support Base Ripcord 1969
Trận đánh đồi 935 – cao điểm 935 hay còn gọi là căn cứ hỏa lực Ripcord – Battle of Fire Support Base Ripcord là trận đánh ác liệt nhất và cuối cùng của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam năm 1969
Năm 1969, tổng thống Nixon ra lệnh bắt đầu rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đến năm 1970, lực lượng quân đội Mỹ đã suy yếu rất nhiều. Đơn vị duy nhất còn đầy đủ quân số là sư đoàn Nhảy Dù 101
Để dành lại thế chủ động trên chiến trường, ngày 12 tháng 3 năm 1970, sư đoàn 101 Nhảy Dù đã lệnh cho lữ đoàn 3 dưới quyền của tướng Ben Harrison đã mở cuộc hành quân Texas Star – Operation Texas Star để xây dựng lại căn cứ hỏa Lực Ripcord ở khu vực thung lũng A Sầu ( thung lũng A Sau ) nằm trên đồi 935 hay còn gọi là cao điểm 935 vốn đã bị bỏ hoang trước đó . Khu vực này chung quanh đều là đồi núi nên hoàn toàn phụ thuộc vào trực thăng để di chuyển quân đội.
Sau khi tái chiếm và củng cố lại căn cứ Ripcord, Thủy Quân Lục Chiến đã sử dụng căn cứ này để yểm trợ hỏa lực cho cuộc các cuộc hành quân để truy tìm quân Giải Phóng trong vùng thung lũng Asau . Phát hiện quân Mỹ thiết lập căn cứ ở đây, quân Giải Phóng đã tập trung quân để chống trả và bảo vệ các tuyến đường thâm nhập cũng như hệ thống kho tàng ở đây
Căn cứ hỏa lực Ripcord được xây dựng trên 4 đỉnh đồi nhỏ chụm lại, án ngữ thung lũng Asau . Lực lượng phòng thủ chủ yếu bao gồm tiểu đoàn 2/506 TQLC. Được yểm trợ bởi 1 đại đội pháo 105mm, 1 đại đội cối 106,7mm . Ngoài ra còn có 1 số đơn vị được tăng phái để tham gia các cuộc lùng sục chung quanh
Ngày 3 tháng 4, khu vực đại đội B phòng thủ ở căn cứ hỏa lực Ripcord bị quân Giải Phóng tràn lên tấn công và pháo kích bằng súng cối 60mm và 82mm, đại đội B chống trả và gọi không kích và pháo bắn yểm trợ. Đến 14h, đại đội B cử trung đội 2 tiến lên phía Bắc để lùng sục . Các bên vẫn liên tục pháo kích vào nhau cho đến 22h30. Quân Mỹ tổn thất 7 chết và 21 bị thương.
Ngày 4 tháng 4, các cuộc lùng sục sau đó phát hiện được 1 kho gạo với số lượng 11 tấn , quân đội Mỹ tiêu diệt 16 quân Giải Phóng
02h ngày 20 tháng 5, đại đội A bị tấn công dữ dội từ hướng Bắc, 7 phút sau, quân Giải Phóng tấn công thêm từ hướng Đông và hướng Tây, máy bay được gọi đến để thả pháo sáng và bắn yểm trợ. Các cuộc lùng sục sau đó phát hiện 5 thi thể quân Giải Phóng, 2 khẩu AK-47 và một súng B-41 . Quân Mỹ tổn thất 4 chết và 22 bị thương
Qua hôm sau, cuộc lùng sục lại tiếp tục, đội trinh sát lại bị tấn công, máy bay UH-1 và máy bay chỉ huy tiền phương FAC đã hướng dẫn trực thăng Gunship Cobra tấn công chính xác vào hướng quân Giải Phóng và giết chết 35 người, phá hủy 2 xe tải
Các cuộc lùng sục vẫn tiếp diễn, các vụ chạm súng liên tục diễn ra và đáng kể nhất là ngày 18 tháng 6, chi đội D thuộc chi đoàn 2 Thiết Giáp thuộc sư đoàn 17 thiết kỵ lùng sục trong khu vực A Sau, đã tiêu diệt 26 quân Giải Phóng. Ngày 19 tiếp tục là tiêu diệt 9 quân Giải Phóng. Ngày 20 là 21 người .
Ngày 22 tháng 6, chi đội B /2 thiết giáp đến tăng cường phối hợp lục soát đã phát hiện 62 hầm trú ẩn, công sự chiến đấu, 50 tấn gạo, thuốc men, …
Chỉ trong khoảng thời gian từ ngày 17-25 tháng 6, quân Mỹ đã giết chết 69 quân Giải Phóng, bắt 2 tù binh, phá hủy 52 tấn gạo, thuốc men, 3 tấn muối, 10 thùng đồ hộp, nhiều vũ khí cộng đồng và cá nhân, 16.500 viên đạn AK-47, 4.600 viên đạn súng máy 12,7mm, 310 quả đạn súng B40 và B41, … phá hủy tổng cộng 283 hầm và công sự
Trước áp lực đè nặng của căn cứ hỏa lực Ripcord, quân Giải Phóng quyết định mở trận đánh đồi 935 nhằm loại bỏ căn cứ này bằng mọi giá. Sư đoàn 324 được giao nhiệm vụ tấn công căn cứ Ripcord, sư đoàn 304 lãnh đóng nhiệm vụ trừ bị phía sau
Ngày 1 tháng 7 năm 1970, sư đoàn 324 bắt đầu pháo kích vào căn cứ bằng súng cối 60mm, 82mm và súng không giật DKZ. Sau khi pháo kích, trung đoàn 803 / 324 bắt đầu tấn công vào tiểu đoàn 2/506 TQLC nhưng bị đẩy lùi
Những ngày sau, căn cứ Ripcord liên tục bị pháo kích. Ngày 18 tháng 7, một trực thăng CH-47 của tiểu đoàn trực thăng tấn công số 159 khi tiếp tế bị trúng đạn phòng không và rơi xuống trúng vào trận địa pháo của TQLC, phá hủy toàn bộ 6 khẩu pháo 105mm của pháo đội B/2/319 và 2.238 viên đạn, giết chết 4 binh sĩ TQLC . Tiểu đoàn 2/501 được trực thăng không vận về căn cứ Camp Evans sau được được xe đưa về Phú Bài.
Những ngày sau, quân Giải Phóng liên tục pháo kích kết hợp các cuộc tấn công trên bộ. Hỏa lực của không quân Mỹ và pháo binh đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân giải Phóng.
13h ngày 22 tháng 7, đại đội A/2/506 mở cuộc lùng sục chung quanh và đụng trận nặng. Đến 19h30, trận đánh mới kết thúc, lính Mỹ có 12 chết và quân Giải Phóng tử trận 61 người
Các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn, quân Giải Phóng liên tục pháo kích vào đồi 935 trong khi lúc này quân Mỹ không còn binh sĩ để tiếp viện. Ngoài ra , bộ tư lệnh Mỹ thấy rằng nếu vẫn cố giữ căn cứ Ripcord , trận đánh căn cứ hỏa lực Ripcord sẽ kéo dài, sẽ tổn thất thêm nhiều lính Mỹ. Cuối cùng TQLC quyết định bỏ căn cứ
Lúc 5h45 ngày 23 tháng 7, cuộc di tản các đơn vị pháo binh, thông tin, … bằng trực thăng bắt đầu và đều hoàn tất. Chỉ còn lại tiểu đoàn 2/506 . Sáng 6h30, quân Giải Phóng mở cuộc tấn công mạnh, các thành phần còn lại của tiểu đoàn 2/506 chống trả ác liệt, trung tá Andre Lucas bị trúng đạn tử trận, tiểu đoàn 2 yêu cầu không quân và pháo binh chi viện. 12h15, đại đội B/2/506 bắt đầu được triệt thoái. Đến 13h05, lần lượt đại đội A và đại đội D/2/506 cũng lần lượt rút khỏi căn cứ. Đến 14h15, toàn bộ binh sĩ ở căn cứ Ripcord đều được triệt thoái mà không gặp tổn thất nào. Sau khi toàn bộ binh sĩ rời khỏi, máy bay B-52 được gọi đến dội bom phá hủy toàn bộ căn cứ Ripcord
Trong trận đánh cao điểm 935 Từ ngày 1 đến ngày 23 tháng 7, lính Mỹ có 75 người tử trận trong đó có ngôi sao bóng chày James Robert Kalsu còn có tên là Bob Kalsu của đội bóng Buffalo Bills lúc đó đang mang quân hàm thiếu úy. Tính từ khi TQLC đặt chân trở lại đồi 935 vào ngày 12 tháng 3 đến khi rút khỏi vào ngày 23 tháng 7, lính Mỹ có 138 người tử trận, 3 người bị mất tích,5 người được tặng Huy Chương Thập Tự – The Distinguished Service Cross, 3 người được tặng Huân Chương Danh Dự – Medal of Honor
Phía quân Giải Phóng, sư đoàn 324 cũng thiệt hại rất nặng trong trận đánh này nên trong suốt 2 năm tiếp theo đều nằm ngoài cuộc chiến để tái bổ sung quân số . Sư đoàn này cũng không thể tham gia chiến dịch Xuân Hè 1972 hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 sau đó do không kịp phục hồi