Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Mùa hè đỏ lửa năm 1972 – Easter Offensive 1972 hay chiến dịch Nguyễn Huệ – P13

0 1,002

Sau những thắng lợi ban đầu trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972, quân Giải Phóng bắt đầu gặp nhiều khó khăn về tiếp liệu cho các khu vực tuyến đầu và phải nghiên về củng cố hơn là tấn công khiến quân VNCH có thời gian tái bổ sung và tái trang bị

Trong khi chiến sự đang diễn ra ác liệt ở hướng Đông Bắc, vào ngày 24 tháng 5, sư đoàn TQLC đã phối hợp cùng lữ đoàn Đổ Bộ TQLC số 9 của Mỹ , Hải Quân, không quân Mỹ và không quân VNCH đã tổ chức và cho đổ bộ lữ đoàn 147 QTLC vào vùng biển Mỹ Thủy (Wunder Beach) cách tuyến phòng thủ 10km về hướng Bắc. Cùng lúc đó, một đơn vị khác sử dụng trực thăng và đổ bộ vào vùng làng Cổ Lũy cách bờ biển 6km về phía Tây. Sau cuộc lùng sục kéo dài vài ngày, các đơn vị đã quay trở về tuyến phòng thủ phía Nam sông Mỹ Chánh. Đây là lần đầu tiên Thủy Quân Lục Chiến VNCH tổ chức đổ bổ từ đường biển vào trận địa

Cuối tháng 5, lữ đoàn 1 Nhảy Dù đã đến Huế và lúc này sư đoàn Nhảy Dù đã đầy đủ quân số và lúc này này tuyến phòng đã đã càng lúc càng vững chắc. Ngày 28 tháng 5, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã tổ chức tuyên dương công trạng của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến tước cổng Ngọ Môn của Kinh Thành Huế. Ông đã thăng chức cho chỉ huy sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến là đại tá Bùi Thế Lân lên chức Chuẩn Tướng

Tái Bổ Sung và Huấn Luyện

Kể từ khi Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 nổ ra vào đầu tháng 4, đến cuối tháng 5 năm 1972, nhiều đơn vị VNCH đã bị thiệt hại trầm trọng hoặc đã tan ra hoàn toàn. Mục tiêu ưu tiên lúc này của tướng Trưởng là sắp sếp và củng cố các đơn vị vốn đã thiệt hại nặng này để trở lại các đơn vị có khả năng chiến đấu

Nhiều đơn vị VNCH bị thiệt hại năng về quân số lẫn trang bị chiến đấu. Lữ đoàn 1 Thiết Giáp mất 1.171 người , 43 xe tăng M-48, 66 xe tăng M-41 và 103 xe bọc thép M-113 . Quân đoàn 1 mất tổng số 140 khẩu pháo các loại bị mất hoặc bị phá hủy tương đương 10 tiểu đoàn pháo binh mất khả năng chiến đấu. Sư đoàn 3 Bộ Binh chỉ còn Bộ Chỉ Huy sư đoàn cùng 2 trung đoàn là trung đoàn 2 và trung đoàn 57 đã gần như mất sức chiến đấu. Toàn bộ các liên đoàn Biệt Động Quân cũng chịu sự thiệt hại trên 50%

Tốc độ tái bổ sung phụ thuộc vào Nha Quân Nhu và thường thì phụ thuộc vào việc tiếp tế của cơ quan Mỹ là MACV. Việc tái bổ sung đã được nhanh chóng thực hiện. Các thiết bị vũ khí quan trọng như pháo 105mm, xe tải, thiết giáp, vũ khí cá nhân, vũ khí cộng đồng, mìn, lựu đạn, … được bù đắp. Các thiết bị này được đưa đến Đà Nẵng bằng máy bay C-141 hoặc máy bay C-5A hoặc tàu chiến. Các đơn vị chiến đấu đều được đảm bảo về đạn dược không bị thiếu hụt, đặc biệt là đạn pháo 105mm và đạn pháo 155mm HE

Các chương trình tái huấn luyện được đẩy nhanh và rút ngắn thời gian. Một chương trình huấn luyện ngắn kéo dài 2 tuần được triển khai đến từng đơn vị do các nhóm huấn luyện VNCH và cố vấn Mỹ với yêu cầu các sĩ quan đơn vị đều có tham gia. Chương trình huấn luyện bao gồm đánh dấu và nhận diện các đơn vị bạn, các thao tác về súng cá nhân và súng cộng động, các công tác trinh sát và chiến thuật tác chiến . Chương trình đặc biệt nhấn mạnh về huấn luyện sử dụng vũ khí chống tăng đặc biệt là tên lửa chống tăng TOW được đưa đến Vùng I Chiến Thuật vào ngày 21 tháng 5. Lúc đầu, lữ đoàn Bộ Binh 196 của Mỹ chịu trách nhiệm huấn luyện. Sau đó, đơn vị này về Mỹ và công tác huấn luyện được giao cho Trung Tâm Huấn Luyện Hòa Cầm ở Đà Nẵng và do quân đội VNCH đảm nhận

Các đơn vị pháo binh, ngoài 2 tuần huấn luyện nhanh còn tham gia chương trình phân tích tác xạ, công tác phản pháo, … Chương trình do đội hỗ trợ quân sự từ căn cứ Fort Sill trợ giúp

Thủy Quân Lục Chiến VNCH tại mặt trận Quảng Trị trong chiến Dịch Xuân Hè 1972 hay chiến dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trong chiến tranh Việt Nam - ARVN Marines in battle of Quang Tri in Easter Offensive 1972 in Vietnam war
Thủy Quân Lục Chiến VNCH tại mặt trận Quảng Trị trong chiến Dịch Xuân Hè 1972 hay chiến dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trong chiến tranh Việt Nam – ARVN Marines in battle of Quang Tri in Easter Offensive 1972 in Vietnam war

Vài đơn vị như Thiết Đoàn 20 Thiết Giáp, trung đoàn 56, lực lượng địa phương đều trải qua quá trình tái huấn luyện ở 2 trung tâm là trung tâm Đống Đa ở Phú Bài và trung tâm Vạn Thành ở ngoại ô Huế. Tướng Giai không còn giữ quyền chỉ huy và bị bắt giữ. Ông phải chịu trách nhiệm về sự thảm bại của đơn vị mình là sư đoàn 3 Bộ Binh. Bộ Tổng Tham Mưu quyết định loại bỏ tên sư đoàn 3 Bộ Binh và đổi tên thành sư đoàn 27 nhưng phần lớn vẫn gọi là sư đoàn 3. Sư đoàn trưởng mới của sư đoàn 27 là chuẩn tướng Nguyễn Duy Hinh nắm quyền chỉ huy và được tiến hành tái huấn luyện ở Phú Bài. Sư đoàn này vừa được huấn luyện vừa chịu trách nhiệm phòng thủ Huế và căn cứ không quân để thay thế cho lữ đoàn 196 Bộ Binh Mỹ đang rút về Mỹ

Sư đoàn 3 Bộ Binh nhanh chóng phục hồi và chỉ thời gian ngắn sau là vào năm 1973 được Bộ Tổng Tham Mưu đánh giá là sư đoàn tốt nhất và chuẩn tướng Nguyễn Duy Hinh được thăng chức thiếu tướng. Đến cuối tháng 6, quân đoàn I đã gần như phục hồi sức mạnh và chuẩn bị kế hoạch phản công để giành lại Quảng Trị

Tái chiếm Quảng Trị

Việc tái chiếm Quảng Trị được tướng Trưởng đặt lên là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Thế nhưng việc này không dễ dàng trong tình trạng quân số bị hao hụt nghiêm trọng, sĩ khí xuống thấp, … Phía Quân Giải Phóng cũng gặp tình trạng tương tự. Sau những thắng lợi ban đầu trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 , công tác tiếp tế đang gặp khó khăn lớn . Họ cần thời gian để tái tiếp tế cho các khu vực tuyến đầu nhưng khó khăn càng chất chồng do không quân Mỹ và không quân VNCH đang tăng cường ném bom oanh kích các tuyến đường tiếp liệu, các nơi tập trung quân, …

Sau khi ngăn chận đà tiến quân của quân Giải Phóng, tướng Trưởng đồng thời tăng cường củng cố tuyến phòng thủ, tái huấn luyện và bổ sung các đơn vị bị thiệt hại, khuyến khích các đơn vị như sư đoàn 1, Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, … tổ chức những đợt phản công, đột kích, .. có giới hạn. Kèm theo đó các đợt hải pháo, không kích, … của không quân Mỹ và VNCH ngày càng gia tăng khiến quân Giải Phóng phải nghiên về củng cố vị trí và đảm bảo an toàn hơn là tung ra các đợt tấn công mới. Điều này khiến quân của tướng Trưởng có thêm thời gian để củng cố trong suốt tháng 5 và tháng 6

Cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị được đặt tên hành quân Lam Sơn 72 . Nó không phải là chiến dịch chớp nhoáng mà theo từng chặng và kết hợp giữa tấn công ở phía Bắc sông Mỹ Chánh cùng phòng thủ phía Tây của Huế. Bước đầu tiên là chiếm đóng các cao điểm nhằm thiết lập các vị trí hỏa lực yểm trợ. Bước này sẽ là bước nhảy cóc, bỏ qua các trung tâm dân cư mà chủ yếu tái chiếm các cao điểm và chỉ tiến vào các thị trấn khi điều kiện cho phép . Từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 6, các đơn vị bắt đầu được triển khai đến các vị trí. Từ ngày 11 đến ngày 18, sư đoàn 1 Bộ Binh tung ra các đợt tấn công theo hướng căn cứ FSB Veghel trong khi sư đoàn Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến mở các cuộc tấn công thăm dò phía Bắc sông Mỹ Chánh

Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P1

Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P12

Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P14

 

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex