Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh – Siege of Khe Sanh 1968 – P15
Trong trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh – Siege of Khe Sanh 1968, mỗi chuyến bay bằng trực thăng để tiếp tế cho các ngọn đồi tiền đồn là một lần các phi công đối mặt với mối nguy hiểm từ lưới phòng không lẫn pháo kích của quân Giải Phóng
Việc tiếp tế cho các vị trí tiền đồn là một công việc mạo hiểm và gần như là một công việc quá sức . Khoảng 20% lượng binh sĩ của đại tá Lownd đóng tại các đồi tiền đồn và các quả đồi này gần như bị cắt đứt với căn cứ. Con đường bộ dẫn lên phía Bắc không an toàn, các đỉnh đồi lại quá nhỏ nên không thể tiếp tế bằng cách thả dù. Phương pháp duy nhất chính là dùng trực thăng. Thời tiết ở Khe Sanh thường xuyên có mưa nhiệt đới, các đám mây thường thấp và che phủ mọi vật. Trong tháng 2, sương mù và các đám mây thấp gần như che phủ các quả đồi trong suốt vài tuần. Quân Giải Phóng đã lợi dụng điều này để áp sát đến gần đặt các ụ súng máy để chờ khi mặt trời lên, các trực thăng hoạt động là các khẩu súng này sẽ bắn tới tấp vào các trực thăng. Kết quả là gần như trực thăng UH-1, CH-34, CH-46, … chiếc này cũng bị trúng đạn khi tiến đến các ngọn đồi
Trong trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh – Siege of Khe Sanh 1968, khi trực thăng theo từng chiếc riêng rẽ hay từng nhóm bay đến các ngọn đồi thì đều là những lần đối mặt với mối nguy hiểm chết người . Ví dụ điển hình nhất là lần đại úy Dabney trên đồi 881 Nam gọi trực thăng để di chuyển thương binh trong đó có một người bị thương có chiếc răng bị gãy . Quân Giải Phóng đã thiết lập các khẩu súng cối 120mm và các khẩu súng máy phòng không ở các khe rãnh của quả đồi . Do đó, các binh sĩ ở đồi 881 Nam đã phải ném các quả lựu đạn khói tạo màn bọc để quân Giải Phóng không thấy và trực thăng đã đáp xuống để tải thương. Toàn bộ quá trình đáp xuống và cất cánh chỉ mất 19 giây. Tuy nhiên, mọi thứ không như kế hoạch, các khẩu súng cối 120mm bắn tới tấp, trực thăng phải vội vã cất cánh làm cáng cứu thương và người bị thương có chiếc răng bị gãy rơi bị rơi từ độ cao gần 7m xuống đất. May mắn là anh ta không thiệt mạng và phải đợi chuyến tải thương sau
Ngày hôm sau, một chiếc UH-34 bay đến các binh sĩ bị thương được đưa lên thế nhưng chiếc trực thăng cứ mất dần độ cao, 6m – 5m – 4m – 3m do cánh đuôi bị súng máy quân Giải Phóng bắn hỏng . Khi trực thăng đáp hẳn xuống, các phi công lẫn những người bị thương trong đó có người bị gãy răng vội vã lao vào các chiến hào để tránh đạn. Một trận mưa đạn cối ập đến làm thêm vài người bị thương
Lúc này, một chiếc CH-46 khác được đưa đến, chiếc này phải chở đến 14 người gồm 11 người bị thương và 3 phi công của chiếc trực thăng UH-34 vừa bị rơi . Do bị pháo kích quá ác liệt nên Thủy Quân Lục Chiến thiết lập bãi đáp mới ở sườn đồi bên kia. Các người bị thương được đưa lên được 13 người thì viên phi công chỉ huy thông báo trực thăng đã đầy không thể lên thêm và thật xui xẻo, người thứ 14 lại chính là anh lính bị gãy răng và anh ta phải ở lại lần thứ 3
Trong suốt trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh – Siege of Khe Sanh 1968, đồi 881 Nam trở thành nấm mồ của trực thăng khi có đến 5 chiếc bị rơi ở đây và nhiều chiếc khác bị thương và đại đội I trở thành đơn vị có biệt danh về trực thăng bị bắn rơi. Sau này, tiểu đoàn 3 được đưa đến khe Sanh và đại đội I quay về đóng ở đồi 55 gần Đà Nẵng. Vào một buổi trưa, Một chiếc CH-46 được đưa đến để tải thương. Tuy nhiên, động cơ bị trục trặc và không thể cất cánh. Một trực thăng khác được đưa đến để cứu thương và mang các phi công trên chiếc trực thăng hỏng về. Khi trực thăng bay đến và gọi điện đàm hỏi vị trí chiếc trực thăng bị hỏng ở đâu. Viên phi công trả lời một cách hóm hỉnh :
“Cứ nhìn xuống bên dưới, nơi nào có xác trực thăng là nơi của đại đội I. Đơn vị này luôn đánh dấu vị trí bằng các xác trực thăng”
Vấn đề làm cách nào để các trực thăng có thể tiến đến các quả đồi để tiếp tế và quay về trở thành vấn đề sống còn . Các đợt tiếp tế vừa qua đã gây nhiều tổn thất cho cả các đội bay lẫn binh sĩ TQLC. Tổn thất và thương vong ở phi đoàn MAG-36 ngày càng tăng. Các trực thăng Huey Gunship mặc dù rất dũng cảm khi tiến đến các ngọn đồi nhưng hỏa lực quá yếu không đủ chế áp lưới phòng không. Do đó Không Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến đã chuẩn bị kế hoạch khác nhiều công phu hơn mang tên chiến thuật Đàn Ngỗng – Super Gaggle technique
Với chiến thuật mới này, các trực thăng khi tiếp tế cho các tiền đồn sẽ được các máy bay có cánh cố định hộ tống để áp chế hỏa lực . Các máy bay A-4 Skyhawk thuộc Phi Đoàn 12 – MAG-12 ở phi trường Chu Lai sẽ được dùng để hộ tống. Các máy bay này nhanh nhẹn, mang nhiều loại vũ khí và là loại máy bay ưa dùng của Thủy Quân Lục Chiến để yểm trợ tầm gần
Tướng Cushman và Anderson vạch ra ý tưởng và đại tá Joel B. Bonner, trung tá William J. White và trung tá Richard E. Carey của Không Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết . Kế hoạch mang tên chiến dịch Đàn Ngỗng – operation Super Gaggle và mỗi phi vụ huy động đến 12 máy bay A-4 , 1 máy bay TA-4, 12 trực thăng CH-46 và 4 trực thăng Gunship UH-1E . Điều khó khăn khi thực thi là sự chỉ huy do liên quan nhiều đơn vị khác nhau (MAG-36, MAG-12, đơn vị G-4 của TQLC, đơn vị ở các tiền đồn, … ). Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng như thời tiết nơi cất cánh, thời tiết ở các tiền đồn, sự phối hợp của các đơn vị pháo binh và các cuộc không kích ở Khe Sanh. Trung tá Carey mô tả cơ chế hoạt động của chiến dịch Đàn Ngỗng – operation Super Gaggle :
“Yếu tố thành công chính là tiên liệu thời gian, sự phối hợp và cả sự may mắn. Sự may mắn ở đây chính là dự đoán thời tiết trong suốt chiến dịch đang diễn ra . Đầu tiên, chiếc TA-4 sẽ xem xét liệu thời tiết có tốt và trần bay có đủ cho các chiếc A-4 Skyhawk của phi đoàn MAG-12 hoạt động để áp chế lưới phòng không. Một khi chiếc TA-4 báo đủ điều kiện thì chiến dịch Đàn Ngỗng – operation Super Gaggle bắt đầu được khởi động. 12 chiếc A-4 Skyhawk từ Chu Lai sẽ cất cánh. Cùng lúc đó , 12-16 chiếc trực thăng từ Quảng Trị cách đó 180km về hướng Bắc cũng sẽ bay về khu tiếp liệu Đông Hà – Dong Ha LSA (Logistics Support Area) để nhận các hàng tiếp tế. Mục đích là toàn bộ các máy bay sẽ đến vị đúng giờ“
Xem lại : Trận đánh Khe Sanh 1968 – Battle of Khe Sanh 1968 – Siege of Khe Sanh 1968 – P14