Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Bức ảnh chiến sĩ đánh bom Ba Càng quyết tử Thủ Đô Hà Nội 1946

0 1,375

Theo lịch sử ghi nhận lại, Nguyễn Văn Thiềng (bí danh Trần Thành), chính là chiến sĩ quyết tử Thủ Đô Hà Nội đánh bom Ba Càng trong bức ảnh lịch sử năm 1946 ở ở ngã tư Bà Triệu – Trần Quốc Toản, Hà Nội

Theo ông Phan Sử, nguyên Phái viên tác chiến đặc khu Hà Nội trong những ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp cách đây tròn 70 năm, bom ba càng được coi là biểu tượng của tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, gắn liền với cuộc chiến đấu 60 ngày đêm của quân và dân Thủ đô chống lại thực dân Pháp.

Bom ba càng (cấu tạo theo nguyên lý đạn bom như đạn Bazoka, B40, B41 sau này) có dạng hình phễu, miệng phễu đường kính 22 cm, có vành gang gắn ba càng sắt, mỗi càng dài 12 cm; đáy phễu là bộ phận gây nổ, gồm hạt nổ, kim hỏa và chốt hãm an toàn; bom được lắp vào một cây gậy gỗ dài 1,2 m.

Điểm khác biệt của bom ba càng với các loại vũ khí khác là phải dùng sức người tạo thành lực nổ để tiêu diệt mục tiêu. Bom nổ gây áp lực cháy nổ rất lớn (do nhiên liệu và đạn trên xe cùng bị kích nổ), sức ép một phần dội ngược lại phía sau hất người đánh bom bật ngửa xuống đường, khi đó tổ cứu hộ phải sẵn sàng dìu chiến sĩ đánh bom vào nơi an toàn. Nhưng đó là nói vậy vì thực tế xe tăng thường có binh sĩ đi kèm và khi bị bom hất văng ra thì chiến sĩ đánh bom Ba Càng cũng hy sinh hoặc khi bị thương nặng thì đồng đội cũng khó ra mà dìu vào

Nguyễn Văn Thiềng (bí danh Trần Thành), chính là chiến sĩ quyết tử Thủ Đô Hà Nội đánh bom Ba Càng trong bức ảnh lịch sử năm 1946. Anh sinh năm 1927, tham gia cách mạng từ năm 1944, là đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu, trung đội trưởng trung đội bảo vệ Bộ Tổng tham mưu (nay là số nhà 18, phố Nguyễn Du, Hà Nội).

Ngày 23/12/1946, thực dân Pháp cho xe tăng theo đường Bà Triệu tiến đánh trụ sở Bộ Tổng tham mưu của ta, chúng huy động một lực lượng lớn, có xe tăng yểm trợ. Trung đội do anh Trần Thành chỉ huy được giao nhiệm vụ chặn đánh địch, bẻ gãy nhiều đợt tiến công, tiêu diệt sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của chúng, giữ vững được cơ quan và bảo đảm an toàn cho một số lớn thương binh của ta đang còn mắc kẹt lại. anh Trần Thành đã dùng bom ba càng đánh hỏng được một xe tăng địch ở ngã tư Bà Triệu – Trần Quốc Toản, giết cả kíp lái Pháp trong xe. Chiều hôm đó, quân Pháp lại tấn công, anh Trần Thành lại một lần nữa ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch nhưng bom bị xịt, không phát nổ, lính bộ binh Pháp đi theo sau chiếc tăng dùng súng bắn liên tiếp khiến anh Trần Thành hy sinh.

Nghệ sỹ Nguyễn Bá Khoản đã chụp được bức ảnh ghi bức ảnh lịch sử năm 1946 trước khi Trần Thành ôm bom ba càng lao lên và hy sinh. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng của tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trong kháng chiến chống Pháp.

Sau khi rút ra vùng kháng chiến, Bác Hồ đã chỉ thị không sản xuất bom ba càng nữa bởi sự hy sinh, mất mát là quá lớn. Những người nhận nhiệm vụ đánh bom ba càng ra đi đều không trở về. Họ còn rất trẻ, người lớn tuổi cũng chỉ mới ngoài 20. Khi ra trận, sự sống và cái chết rất mong manh, nhưng với nhiệm vụ ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch thì người chiến sĩ đã thấy trước sự hy sinh.

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex