Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Quốc Lộ 19, đèo An Khê, đèo Mang Yang và các cuộc phục kích

0 1,190

Quốc Lộ 19 với đèo An Khê và đèo Mang Yang hiểm trở là tuyến đường huyết mạch nối đồng bằng Bình Định lên vùng Tây Nguyên. Tuyến đường này nổi tiếng với các cuộc phục kích của Quân Giải Phóng và các đội hộ tống các đoàn convoy của quân Mỹ chống phục kích – Route 19th with An Khe Pass and Mang Yang pass with usual ambushes in Vietnam war

Đây là tài liệu được lược dịch từ quyển “Nghiên cứu các trường hợp phục kích đoàn vận tải ở Việt Nam” của tác giả  Richard E. Killblane là nhà sử học về quân đoàn vận tải. Quyển sách này được dùng để giảng dạy tại trường vận tải Quân Đội Mỹ tại căn cứ Fort Lee, Virginia 

Quân đội Mỹ bắt đầu tham chiến trên bộ ở miền Nam Việt Nam từ năm 1965 và ngày càng gia tăng quân số lẫn viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Quân đội Mỹ thành lập Phái Bộ Viện Trợ Quân Sự Mỹ ở Việt Nam – MACV Military Assistance Command, Vietnam (MACV) và chia miền Nam Việt Nam làm 4 vùng Chiến Thuật. Quân đội Mỹ cũng thành lập 4 trung tâm Hỗ Trợ Chỉ Huy ở Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh và Sài Gòn. Để giảm thiểu ảnh hưởng giao thông và tránh các cuộc phục kích trên đường, quân Mỹ thiết lập các trung tâm tiếp liệu và hậu cần ở các cảng phụ thay vì các cảng chính và cũng tránh các cảng thương mại ở Sài Gòn.

Ở Vùng I Chiến Thuật, quân Mỹ lập trung tâm hậu cần ở Đông Hà, Huế và Phú Bài

Ở Vùng II Chiến Thuật, Bộ Chỉ Huy Hậu Cần số 1 – 1st Logistics Command của quân Mỹ lập một trung tâm hậu cần ở Quy Nhơn là phía Bắc vùng II, nơi gần chổ giao nhau của Quốc Lộ 1 và Quốc Lộ 19 dẫn lên vùng Tây Nguyên và một trung tâm hậu cần ở Vịnh Cam Ranh nơi phía Nam của Vùng II Chiến Thuật

Ở Vùng III Chiến Thuật, Bộ Chỉ Huy Hậu Cần số 1 đã xây khu Tân Cảng – Newport ở thượng lưu sông Sài Gòn làm trung tâm hậu cần ở Vùng III

Ở Vùng IV, do từ Vùng III rất thuận lợi để vận chuyển tiếp liệu cho vùng IV nên Mỹ không lập trung tâm hậu cần

Kẻ địch ở đây là có thể là Việt Cộng , là người sống ở đó. Anh ta vào ban ngày có thể là nông dân nhưng lại là du kích vào ban đêm. Tuy nhiên, anh ta không được huấn luyện và trang bị chu đáo như lính chính quy Bắc Việt được đưa từ miền Bắc vào. Việt Cộng thường hoạt động với đội hình cỡ tiểu đội và tiến hành các cuộc phục kích nhỏ. Các nhóm có kỹ luật tốt có thể có quân số đông hơn và có kế hoạch tác chiến được chuẩn bị kỹ càng và có cuộc tấn công lớn hơn. Du kích Việt Nam đã có kinh nghiệm trong chiến tranh du kích chống Nhật và Pháp và họ sẽ trải qua kinh nghiệm mới để chống lại khái niệm  mới Không Kỵ và cách thức tác chiến chống lại đoàn vận tải được trang bị xe tải gắn súng – gun truck

Một xe tải được lắp súng hạng nặng để bảo vệ đoàn vận tải trên tuyến đường đèo Mang Yang, đèo An Khê trên Quốc Lộ 19 trong chiến tranh Việt Nam - gun truck for convoy transportation on Route 19, An Khe pass, Mang Yang pass in Vietnam war
Một xe tải được lắp súng hạng nặng để bảo vệ đoàn vận tải trên tuyến đường đèo Mang Yang, đèo An Khê trên Quốc Lộ 19 trong chiến tranh Việt Nam – gun truck for convoy transportation on Route 19, An Khe pass, Mang Yang pass in Vietnam war

Việc phối hợp hỏa lực với nhau trong khu vực cần tiêu diệt ( kill zone ) là điều thử thách lớn nhất nên các cuộc phục kích ít khi vượt quá con số 50 người. Quân Bắc Việt chia lực lượng thành nhóm cảnh giới, hỗ trợ và tấn công. Khu vực cần tiêu diệt đơn giản nhất là hình tuyến tính theo kiểu khu phục kích theo chiều dài và cuộc tấn công có thể diễn ra ở bất kỳ đầu nào . Họ chỉ cần nổ súng vào các mục tiêu trước mắt

Cuộc phục kích theo kiểu chữ L thường được tăng cường thêm súng cộng đồng được đặt ở khúc cua hoặc tuyến đường kia cho phép tấn công đoàn xe tải theo đường ngang. Thế nhưng cần sự hỗ trợ hỏa lực tốt để điều chỉnh hỏa lực chính xác tránh bắn vào đồng đội . Phục kích theo kiểu chữ L hiệu quả nhất khi ép đoàn xe về phía đáy chữ L 

Phục kích theo kiểu chữ Z đơn giản là mô hình theo kiểu 2 chữ L lồng vào nhau. Có thể tấn công theo bất cứ chiều tấn công nào

Mô hình chữ V đặc biệt hiệu quả khi tấn công ở đường đèo thuộc khu vực đồi núi. Giống như tỉnh Ban Mê Thuột ở Vùng II Chiến Thuật. Khi đó, đội hỗ trợ và súng cộng đồng sẽ đặt một bên sườn núi, lực lượng tấn công đặt ở sườn bên kia. Hai dãy núi tạo thành hình chữ V và 2 lực lượn sẽ hình thành 2 tuyến song song nhau

1./ Phía Bắc của Vùng II Chiến Thuật : Nhóm Vận tải số 8 – 8th Transportation Group 

Nhóm Vận tải số 8 – 8th Transportation Group có 3 tiểu đoàn xe tải để vận chuyển hàng hóa qua lại xuyên qua vùng Tây Nguyên dọc theo Quốc Lộ 19. Tiểu đoàn vận tải số 27 – 27th Transportation Battalion được triển khai ở Việt Nam vào mùa hè năm 1965 được trang bị các xe tải cỡ trung bình với đầu xe M52 và thùng xe M126. Tiểu đoàn vận tải số 54 – 54th Transportation Battalion đến Việt Nam vào mùa hè năm sau được trang bị các xe tải nhẹ với xe M54 tải trọng 5 tấn và xe M35 tải trọng 2.5 tấn. Hai tiểu đoàn này đóng quân ở quanh Quy Nhơn và mỗi sáng tập trung tại thung lũng Cha Ráng để vận tải hàng đến Pleiku cách đó khoàng 190km về hướng Tây. Tiểu đoàn vận tải số 124 , 124th Transportation Battalion được trang bị cả xe tải nhẹ và xe hạng trung được đưa đến Việt Nam vào mùa hè năm 1967. 

Bản đồ đường Quốc Lộ 19 nơi có đèo An Khê và tiếp đó là đèo Mang Yang rất hiểm trở nơi thường xảy ra phục kích trong chiến tranh Việt Nam - Route 19 with An Khe Pass and Mang Yang pass with usual ambushes in Vietnam war
Bản đồ đường Quốc Lộ 19 nơi có đèo An Khê và tiếp đó là đèo Mang Yang rất hiểm trở nơi thường xảy ra phục kích trong chiến tranh Việt Nam – Route 19 with An Khe Pass and Mang Yang pass with usual ambushes in Vietnam war

Thường thì mỗi buổi sáng, tiểu đoàn 27 được trang bị xe đầu kéo Stake and Platform (S&P) 5 tấn và Tiểu đoàn 54 trang bị xe tải 2.5 tấn và 5 tấn sẽ vận chuyển từ Quy Nhơn lên Pleiku và được gọi là đoàn ” Friscos “. Còn tiểu đoàn 124 với cả xe tải nhẹ lẫn hạng trung thì đi ngược từ Pleiku về Quy Nhơn được gọi là đoàn ” New Yorkers

Vào tháng 9 năm 1967, Quốc Lộ 19 là tuyến đường 2 làn xe chạy dài từ vùng duyên hải với chiều dài khoảng 60km với địa hình tương đối bằng phẳng sau đó sẽ bắt đầu leo lên đèo An Khê là đường đèo dốc núi. Đường đèo với nhiều khúc ngoặc cua gắt . Ở các khúc cua này, tốc độ xe chỉ khoảng 7km bất chấp là đang lên dốc hay xuống dốc . Trên đường đèo, đường đi có nhiều ổ gà, hố sâu với độ sâu gần 3 tấc nên tốc độ chỉ có thể nâng lên khoảng 30km/h. Trước khi đến Pleiku, sẽ là đèo Mang Yang để bước vào vùng cao nguyên trước khi đến đích là Pleiku

Để theo dõi lộ trình, các lái xe sẽ báo các cây cây như là các điểm mốc . Có tổng cộng 36 cây cầu trên Quốc Lộ 19 và các cây cầu này được xe tăng và xe thiết giáp APC bảo vệ. Cây cầu số 1, 6,9 là ở vùng đồng bằng . Số 1,6,9 nghĩa là cây cầu ở vị trí cự ly đó trên Quốc Lộ 19. Sư đoàn Mãnh Hổ của Đại Hàn chịu trách nhiệm bảo vệ 8 cây cầu đầu tiên bắt đầu từ Quy Nhơn đến vùng núi. Toàn bộ binh sĩ Đại Hàn đều từng trải qua cuộc chiến Triều Tiên nên đầu căm ghét Cộng Sản và họ hãnh diện khi tham chiến ở Việt Nam. Các binh sĩ Đại Hàn rất háo hức khi đụng trận và đôi khi cách tham chiến của họ rất ác liệt và bạo lực ngay cả đối với dân làng nơi trận đánh diễn ra. Thường thì các cuộc phục kích không xảy ra ở các khu vực mà binh sĩ Đại Hàn chịu trách nhiệm nên các lái xe được an toàn

Xem tiếp : Quốc Lộ 19, đèo An Khê, đèo Mang Yang và các cuộc phục kích – P2

 

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex