Chiến dịch Linebacker II bằng B-52 ném bom Giáng Sinh 1972 – Operation Christmas Bombings
Chiến dịch ném bom Linebacker II – Operation Linebacker II hay còn gọi là chiến dịch ném bom lễ Giáng Sinh – Christmas Bombings năm 1972 là chiến dịch ném bom bằng máy bay B-52 khốc liệt nhất của Không Quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Tôi tìm thấy bản tư liệu : “Chiến dịch Linebacker II” này do chuẩn tướng Không Quân James McCarthy thuộc Bộ Chỉ Huy Không Đoàn 8 Không Quân Mỹ và trung tá George Allison biên soạn năm 1976. Tài liệu này được dùng làm tài liệu giảng dạy tại trường Đại Học Hàng Không Mỹ và được lưu giữ tại Bảo Tàng và Văn Phòng của căn cứ Không Quân Barksdale AFB, Louisiana . Xin được lược dịch cùng bạn đọc
LỜI NÓI ĐẦU
Không Đoàn 8 đã tham chiến tại chiến tranh Việt Nam và trong chiến dịch Linebacker II – Operation Linebacker II, đơn vị này đã phải đối mặt với hệ thống phòng dày đặc nhất thế giới thời bấy giờ
Chiến dịch Linebacker II đã được phân tích rất nhiều lần xem nó có ý nghĩa và tác động thế nào đến quốc gia Mỹ, Không Quân Mỹ và các phi công Mỹ. Đối với nhiều người, chiến dịch này nhằm đưa Bắc Việt trở lại bàn đàm phán tại Hội Đàm Paris. Đối với người khác, đó là bằng chứng không thể chối cãi về sức mạnh của không quân và là sự tiến triển về chiến thuật và kỹ thuật. Và sau cùng, đó là việc lịch sử ghi nhận những giá trí đóng góp và vinh dự của các nhân viên phi hành đoàn của Không Đoàn 8
Đối với các phi hành đoàn Oanh tạc cơ, quyển sách này là ghi chép của những hy vọng và giấc mơ mà những nhân viên của phi hành đoàn đặt trên những chuyến bay. Chiến dịch Linebacker II đã khóa chặt những hy vọng và giấc mơ đó ở khách sạn Hilton Hà Nội – Hanoi Hilton nhưng lại làm rạng danh cho những giấc mơ trong các chiến dịch trước đó đó là cho phép chúng ta hành động chống lại kẻ thù. Khi cuộc đàm phán Paris lâm vào bế tắc và tổ quốc đã gọi tên Không Đoàn 8 và chúng ta đã trả lời bằng sức mạnh. Nếu có ai đó hỏi vì sao các phi hành đoàn lại có thể thực hiện các phi vụ đó một cách thành công trong việc chống lại Bắc Việt có kỹ năng cao độ. Tôi tin chắc rằng các câu trả lời của các phi công : “Tôi chỉ là thực hiện” giống như phi công Doolittle đã trả lời năm xưa.
Các máy bay B-52 ngày nay vẫn mang lại giá trị tinh thần lớn lao cho các phi công và là phương tiện để thực hiện các phi vụ. Và đối với các phi hành đoàn, quyển sách này không chỉ là quyển sách về lịch sử mà đó là di sản
Thiếu tướng Thomas Bussiere – Chỉ Huy Trưởng Không Đoàn 8
Đây là câu chuyện dài được phát họa từ cuộc chiến tranh Việt Nam ở Đông Dương . Sự kiện này được gọi là Linebacker II. Đây là tên mật danh để đặt cho một chiến dịch giống như hàng nghìn chiến dịch, nhiệm vụ, …. quân sự trước đây . Tuy nhiên, lần này nhiệm vụ và kết quả của nó rất khác biệt khi lần đầu tiên trong lịch sự chiến tranh hiện đại, các máy bay ném bom hạng nặng được triển khai và sử dụng đúng như vai trò thiết kế của nó là để tấn công chiến lược sâu trong lãnh thổ một quốc gia thù địch
Quyển sách này kể lại vai trò cùa Bộ Chỉ Huy Không Quân Chiến Lược – Strategic Air Command (SAC) trong chiến dịch Linebacker II. Trong đó, đã tường thuật lại sự phối hợp hoạt động của nhiều bộ phận khác nhau trong Không Quân Mỹ nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong 11 ngày chiến đấu ác liệt, quyển sách đã ghi chép lại những hoạt động của các nhóm phi hành đoàn và các nỗ lực của họ. Khi đọc quyển sách, chúng ta có thể thấy vì sao quốc gia chúng ta và quân đội chúng ta cần những con người như thế, những người sẵn sàng tiến về phía trước khi quốc gia đòi hỏi, những người thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sự quyết tâm cao độ nhưng lại rất thầm lặng khi thực hiện công tác đó và sau khi hoàn thành, họ lại biến mất để trở về cuộc sống bình thường
Quân đội của chúng ta cần những con người như vậy và học xứng đánh được trọng vọng
Tướng LEW ALLEN JR – Tham Mưu Trưởng Không Quân Mỹ
LỜI GIỚI THIỆU
Quyển sách này tập trung nói về Bộ Chỉ Huy Không Quân Chiến Lược – Strategic Air Command (SAC) là cơ quan chỉ huy của chiến dịch Linebacker II vào tháng 12 năm 1972. Căn cứ máy bay ném bom B-52 đầu tiên và quan trọng nhất trong chiến tranh Việt Nam là căn cứ Anderson AB ở đảo Guam nơi có đến 12.000 quân nhân. Đảo Guam cách căn cứ Hawaii khoảng 6.800km và cách Hà Nội 5.200km
Cự ly xa là trở ngại đối với các máy bay ném bom chiến lược B-52 và do đó phải dùng đến máy bay tiếp dầu KC-135. Các máy bay ném bom B-52 được các quân nhân gán tên là “những gã mập bụng bự xấu xí ” – “that Big Ugly Fat Fella” hay ngắn gọn là “BUFF”. Các máy bay này đã chứng tỏ sự hiệu quả vào những năm cuối cuộc chiến khi tiến hành hàng trăm phi tuần với cự ly xa và ném hàng nghìn tấn bom với độ chính xác cao vào các mục tiêu vào ban ngày lẫn ban đêm hoặc được che khuất bởi những cơn mưa và thời tiết gió mùa
Căn cứ máy bay B-52 gần nhất là căn cứ U-Tapao Royal Thai Navy Airfield ở Thái Lan do đó đã tiến hành nhiều phi vụ hơn. Chỉ với lượng máy bay B-52 chưa đến 1/3 và lượng nhân viên chưa đến 1/3 so với toàn lực lượng máy bay B-52 hiện có, thế nhưng các máy bay B-52 từ căn cứ U-Tapao đã tiến hành đến 45% phi vụ trong chiến tranh và có khá nhiều phi hành đoàn ở đây đã tiến hành hơn 5 phi vụ xuất kích trong 11 ngày của cuộc ném bom Giáng Sinh
Để hỗ trợ cho các phi vụ của B-52 là các máy bay tiếp dầu KC-135 cất cánh từ Đài Loan, Philippines, đảo Guam, Thái Lan và Okinawa. Ngoài ra còn có nhiều máy bay khác hỗ trợ như máy bay F-111, F-4, các máy bay chiến thuật của Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến, .. xuất phát từ Thái Lan, tàu sân bay, … để tiến hành oanh kích trước các mục tiêu có nhiệm vụ phòng ngự nhằm áp chế hỏa lực phòng không trước khi máy bay B-52 oanh kích
Gần đến thời điểm oanh kích của mỗi ngày sẽ là nhiệm vụ của các máy bay F-4, máy bay EB-66 của Không Quân, máy bay EA-6 và máy bay EA-3 của Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến . Đây là các máy bay có nhiệm vụ chống lại công tác phòng ngự của đối phương. Các máy bay này có nhiệm vụ mở đường cho các máy bay B-52, một số máy bay mang thiết bị áp chế điện tử , gây nhiễu hoặc mang thiết bị mồi dò
Xem tiếp : Chiến dịch Linebacker II – ném bom Giáng Sinh 1972 – Hà Nội 12 ngày đêm – Operation Linebacker II – Christmas Bombings Hanoi – P2