Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war

0 702

Học thuyết chiến tranh của Mỹ luôn đề cao không quân với vị trí cao nhất. Vậy thì vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war ?

Mỹ luôn đầu tư rất mạnh vào không quân. Trong học thuyết quân sự của Mỹ luôn có câu nói rằng : “Ai làm chủ bầu trời, người đó sẽ chiến thắng cuộc chiến”. Không quân luôn là vũ khí lợi hại, có thể nhanh chóng tấn công vào sâu tận trong hậu phương của kẻ địch rồi nhanh chóng rút lui, chỉ một vài máy bay tiến hậu đột kích bất ngờ, một trận ném bom có thể hủy diệt cả một nhà máy, kho tàng, hải cảng, …phá hủy trận địa phòng thủ hoặc có thể tiêu diệt một đơn vị lớn bộ binh.

Thế chiến thứ Nhất chưa có nhiều máy bay nhưng sang thế chiến thứ 2, máy bay đã trở thành vũ khí vô cùng lợi hại. Trên chiến trường Châu Âu, quân Đức đã sử dụng “chiến thuật Blitzkrieg” tạm dịch là “chiến thuật tấn công chớp nhoáng” khi kết hợp xe tăng và lực lượng cơ động, được máy bay yểm trợ để làm các mũi đột kích tấn công nhanh vào hậu cứ đối phương. Trên chiến trường Châu Á Thái Bình Dương, chính vì nhận ra sự lợi hại của không quân mà đã vị thế của Thiết Giáp Hạm đã bị đẩy lùi ra sau để nhường chổ cho Hàng Không Mẫu Hạm. Các trận đánh đẫm máu trên mặt trận Thái Bình Dương như trận đánh Guadalcana, trận đánh Tarawa, Saipan, Iwo Jima, Okinawa, … đều chỉ nhằm mục đích chiếm giữ các hòn đảo này nhằm thiết lập phi trường cho các máy bay. Các hòn đảo này có giá trị chiến lược và được mệnh danh là các “tàu sân bay không bao giờ bị đánh chìm” nên cuộc chiến trên Thái Bình Dương còn được gọi là cuộc chiến giành các hòn đảo

Trong thế chiến thứ 2, thoạt đầu Đức và đồng minh giành lợi thế. Không quân Đức Quốc Xã đã tổ chức phong tỏa Anh Quốc và thống chế Goring tổ chức chến dịch ném bom “The Blitz ” với đội không quân Luwaffle để oanh tạc nước Anh nhằm phá hủy tiềm lực chiến tranh và kinh tế.

Giai đoạn sau, khi Đức bắt đầu yếu thế, đến lượt không quân Mỹ và đồng mình ra sức tổ chức các cuộc oanh kích dữ dội vào Đức Quốc Xã, Ý, Nhật.. ở các thành phố công nghiệp như Hamburg, Ploesti, Regensburg, Schweinfurt , Tokyo, Hiroshima, Nagasaki, …. để nhằm phá hủy các trung tâm kinh tế, các nhà máy, nhà xưởng, .. sản xuất phục vụ sản xuất vũ khí, đạn dược, …. các kho tàng, các hệ thống hải cảng, nhà ga xe lửa, .. ..  … nhằm phục vụ guồng máy chiến tranh. Các cuộc ném bom dữ dội đã khiến guồng máy chiến tranh của Đức và Nhật đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các vũ khí hiện đại và được xem có khả năng thay đổi cuộc chiến như xe tăng King Tiger, tên lửa V1, tên lửa V2, … của Đức, máy bay Raiden, máy Shiden, …  . của Nhật bị giảm sút nặng nề do các nhà máy lắp ráp bị phá hủy, thiếu thốn vật liệu, … nhiều nhà máy phải di chuyển vào trong lòng núi để tránh các cuộc ném bom. Chẳng hạn tốc độ lắp ráp máy bay Raiden tại Nagoya Nhật Bản trong 8 tháng đầu của năm 1944 là 213 chiếc thì sang năm 1945 chỉ còn là 116 chiếc chưa kể các máy bay lắp ráp về sau có chất lượng kém hơn hẳn do nguyên liệu, vật tư, thép được sử dụng, … đều quá thiếu thốn và có chất lượng kém

Năm 1945, khi Mỹ vạch kế hoạch có tên chiến dịch Downfall – Operation Downfall để đổ bộ lên đất Nhật. Chiến dịch Downfall sẽ bao gồm 2 giai đoạn : giai đoạn đầu có tên chiến dịch Olympic – Operation Olympic và giai đoạn sau có tên chiến dịch Coronet – Opreation Coronet. Bộ Tham Mưu Mỹ đã hoạch định và đánh giá, với giai đoạn đầu mức độ tổn thất sẽ lên 456.000 người và giai đoạn 2 sẽ tổn thất lên đến 1.2 triệu quân. Cuối cùng, khi tổng thống Truman đã chọn giải pháp ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki

Sang đến cuộc chiến Triều Tiên. Nam Hàn với sự yểm trợ của Mỹ và đồng minh đã chống lại sự xâm lăng của Triều Tiên được sự yểm trợ của Trung Quốc và Liên Xô. Tại đây đã xảy ra cuộc đối đầu giữa máy bay F-86 Sabre của Mỹ và máy bay MIG-15 do phi công Trung Quốc và Liên Xô lái

Trong cuộc chiến giữa Israel và khối Ả Rập. Đặc biệt là “cuộc chiến 6 ngày” càng làm nổi bật vai trò của không quân khi ngày ngày đầu cuộc chiến, máy bay Israel đã bất ngờ tập kích các sân bay của Ai Cập, Syria, Iraq, Jordani, … và đã phá hủy đến 416 máy bay các loại giúp cho quân đội Israel làm chủ bầu trời và đánh bại hoàn toàn liên quân Ả Rập do Ai Cập đứng đầu chỉ trong 6 ngày. 

Vì sao không quân Mỹ không đạt hiệu quả ở Việt Nam : Máy bay ném bom F-4 Phantom trên tàu sân bay USS Coral Sea - Us air force with poor result in Vietnam war : Us F-4 Phantom on USS Coral Sea aircraft carrier
Vì sao không quân Mỹ không đạt hiệu quả ở Việt Nam : Máy bay ném bom F-4 Phantom trên tàu sân bay USS Coral Sea – Us air force with poor result in Vietnam war : Us F-4 Phantom on USS Coral Sea aircraft carrier

Từ các bối cảnh trên, cho thấy tầm quan trọng của Không Quân là rất lớn. Do đó không có gì lạ khi trong học thuyết quân sự của Mỹ đề cao vai trò của Không Quân lên vị trí đứng đầu . Vậy vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt NamUs air force with poor result in Vietnam war ?

Trong chiến tranh Việt Nam, sau năm 1945, nhằm ngăn ngừa chế độ Cộng Sản bành trướng ở khu vực Đông Nam Á, Mỹ bắt đầu hỗ trợ người Pháp trong cuộc chiến ở Đông Dương để chống lại Việt Minh. Cho đến năm 1954, sau thất bại tại Điện Biên Phủ, Việt Nam được chia cắt làm 2 miền với miền Bắc thuộc chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và miền Nam theo Việt Nam Cộng Hòa của chính phủ Ngô Đình Diệm. Tháng 10 năm 1960, chính phủ Ngô Đình Diệm đã chính thức yêu cầu Mỹ viện trợ về vũ khí và lực lượng cố vấn huấn luyện nhằm xây dựng lại quân đội. Giai đoạn này, cả Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm đều thống nhất không đưa quân đội Mỹ tham chiến. Giai đoạn năm 1956-1960 được xem là giai đoạn cực thịnh của chính quyền Ngô Đình Diệm khi kinh tế được phục hồi, chính sách Ấp Chiến Lược khiến du kích Giải Phóng bị tan rã. Năm 1960, quân Giải Phóng thành lập mặt trận Giải Phóng Miền Nam. Đến năm 1961, chính quyền tổng thống Mỹ Kenendy đã gửi các trực thăng và các nhóm lực lượng đặc biệt đến Việt Nam nhằm huấn luyện chiến thuật chống du kích. Năm 1963, tổng thống Ngô Định Diệm bị đảo chính và bản thân ông bị ám sát. Sau giai đoạn này, miền Nam Việt Nam luôn trong tình trạng bất ổn do các phe phái liên tục đảo chính nhau, quân đội Sài Gòn liên tục thua trận và bị tổn thất nặng.

Ngày 2 Tháng 8 năm 1964 xảy ra sự kiện vịnh Bắc Bộ (The gulf of Tonkin incident) khi tàu khu trục Maddox đang tiến hành cuộc tuần tra thì báo cáo bị tấn công bởi các tàu cao tốc trang bị ngư lôi của Bắc Việt gồm 3 chiếc (gồm tàu 333, 336 và 339) thuộc đoàn tàu phóng ngư lôi do Phân đội trưởng Nguyễn Văn Bột chỉ huy . Ngay lập tức các máy bay từ tàu sân bay Ticonderoga đã cất cánh hỗ trợ. Kết quả là 3 tàu của Bắc Việt bị hỏng, 4 thủy thủ thiệt mạng và 6 người bị thương. Phía Mỹ thì 1 chiếc máy bay bị hỏng.

Ngày 4 tháng 8 , lại xảy ra sự kiện vịnh Bắc Bộ lần thứ 2. Phía Hải quân Mỹ trả đũa bằng chiến dịch Mũi Tên Xuyên – Operation Pierce Arrow. Trong chiến dịch này, Không Quân Mỹ đã tiến hành 64 phi vụ từ tàu sân bay USS Ticonderoga và tàu sân bay USS Constellation để tấn công các căn cứ tàu chiến của Hải Quân Bắc Việt tại các cửa biển quan trọng ở miền Bắc Việt Nam, chiến dịch này đã mở đầu cuộc chiến tranh tàn phá trong 9 năm bằng không quân và hải quân quy mô lớn đối với miền Bắc Việt Nam. 

Ngày 7 tháng 8 năm 1964, 3 ngày sau sự kiện thứ 2, Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết Đông Nam Á (được biết nhiều hơn với cái tên Nghị quyết vịnh Bắc Bộ) cho phép tổng thống Mỹ Johnson quyền “được áp dụng mọi biện pháp cần thiết, đẩy lùi bất cứ một cuộc tiến công vũ trang nào chống lại lực lượng Hoa Kỳ và sẵn sàng tiến hành mọi bước cần thiết, kể cả dùng lực lượng vũ trang để giúp đỡ bất kì một nước đồng minh nào cần đến sự giúp đỡ để bảo vệ nền tự do của mình”

Xem tiếp : Vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt NamUs air force with poor result in Vietnam war – P2

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex