Vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war – P3
Có thể nói hệ thống phòng không dày đặc, các vũ khí lợi hại như tên lửa SAM-2, máy bay chiến đấu MIG-21, chiến thuật tồi tệ của không quân Mỹ là lời giải thích vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war ?
Quân Giải Phóng và Bắc Việt thành lập các khu tập trung hàng hóa, vũ khí, … tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam tại các khu biên giới Việt Nam, Lào, Campuachia. Các khu nổi tiếng nhất là :
- Khu 604 – Base Area 604 : Đây là khu quan trọng nhất do tất cả hàng hóa, vũ khí, thuốc men, … đều tập trung ở đây để từ đó đi vào Nam.
- Khu 611 – Base Area 611 : Đây là khu vùng đệm cực kỳ quan trọng, hàng hóa từ khu 604 sẽ đi qua khu 611 và chia làm 2 đường : Một đường sẽ đi vào khu 607 nằm ở gần thung lũng A Sầu. Đây cũng là khu tiếp tế cho khu vực khu phi quân sự nơi thường xuyên có đến 5 sư đoàn Bắc Việt bao gồm : sư đoàn 304, sư đoàn 308, đoàn 320, sư đoàn 324, sư đoàn 325. Hàng hóa cũng từ đây sẽ tiếp tục theo đường 9 để xuống khu đồng bằng . Đường còn lại là tiếp tục đi xuống Nam để đến khu 609 nằm ở Ngã 3 Biên Giới
- Khu 609 – Base Area 609 : Đây được đánh giá là khu vực mang tính sống còn do nằm ở ngã 3 Biên Giới giáp Việt Nam – Lào – Campuchia. Từ khu vực này, 1 nhánh sẽ đi vào Vùng 2 Chiến Thuật, 1 nhánh sẽ đi tiếp, băng qua khu 702, 701, .. để đến khu 352 và 354 để từ đó hàng hóa đi vào vùng 3 Chiến Thuật
- Khu 354 – Base Area 354 : Đây là là quan trọng nhất ở phía Nam do hàng hóa tiếp tế từ miền Bắc sẽ tập trung phần lớn ở đây để đưa vào vùng 3 Chiến Thuật. Đây cũng là khu mà trước đây Trung Ương Cục Miền Nam – COSVN đã từng đặt cơ quan đầu não. Năm 1967, quân Mỹ đã mở chiến dịch Junction City để càn quét lùng sục khu vực này.
Do quân Bắc Việt sử dụng các đường biên giới nằm trong lãnh thổ Lào, Campuchia để vận chuyển vũ khí, thuốc men, … mà quân VNCH lẫn quân Mỹ đều không được phép tấn công sang đó. Do đó, khu vực Campuchia và Lào được xem là vùng an toàn để tồn trữ vũ khí, hàng tiếp tế, .. hoặc là vùng dưỡng quân của Quân Giải Phóng để tránh bị tấn công, tái trang bị và tái huấn luyện binh sĩ. Năm 1970, quân Mỹ và VNCH đã mở tiếp chiến dịch Campuchia – Cambodian campaign để lùng sục các khu vực trải dọc viên giới Việt Nam – Campuchia và phá hủy các hệ thống kho tàng của quân Bắc Việt nơi đây. Nhiều nhà quân sự đánh giá, chính do lượng lớn vũ khí, thuốc men, lương thực, … bị phá hủy ở khu vực Campuchia nên quân Giải Phóng đã mất đến 1 năm để tái dự trữ lại. Đó cũng là nguyên nhân chiến dịch Xuân Hè 1972 hay chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 hoặc Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 buộc phải dời đến năm 1972 mới nổ ra
Chính do quân Giải Phóng ẩn náo trong các khu rừng già vùng biên giới nên đó cũng là nguyên nhân vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war . Các oanh kích không hiệu quả nên bắt buộc Mỹ phải sử dụng máy bay B-52 để thực hiện các cuộc ném bom rải thảm kết hợp các chiến dịch phun thuốc diệt cỏ để làm lộ diện quân Giải Phóng. Người ta đánh giá chỉ có 3 đợt là các cuộc oanh kích đạt hiệu quả. Đó là trong trận đánh Khe Sanh và trận đánh trong chiến dịch Xuân Hè 1972 hay còn gọi là chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 hay Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 đó là khi quân Giải Phóng từ bỏ lối đánh du kích để thực hiện chiến tranh quy ước. Đợt oanh kích còn lại là cuối năm 1972 có tên gọi ném bom Lễ Giáng Sinh hay còn gọi là ném bom Hà Nội 1972 mà người Mỹ gọi là Christmas bombing 1972, khi đó khiến Hà Nội ngồi lại vào bàn đàm phán Hòa Bình Paris
3./ Hệ thống phòng không
Trong thế chiến thứ 2, các máy bay ném bom B-17 ở chiến trường Châu Âu, máy bay ném bom B-29 ở chiến trường Châu Á ,… bay với tầm cao 9.500-10.700m gần như vượt khỏi mọi khẩu pháo phòng không hiện thời. Ngay cả khấu pháo phòng không danh tiếng 88mm Flak của Đức cũng chỉ đạt tầm bắn tối đa 9.900m. Do đó, hệ thống phòng không chủ yếu phụ thuộc vào các máy bay đánh chặn. Đến cuộc chiến Triều Tiên, tình cảnh cũng không khác nhiều. Bắc Triều Tiên đã dựa vào các máy bay tiêm kích MIG-15 do binh sĩ Trung Quốc và Liên Xô để chặn đánh các máy bay ném bom B-29 của không quân Mỹ
Sang đến cuộc chiến Việt Nam, trong kháng chiến chống Pháp, không quân Pháp không được trang bị mạnh mà chủ yếu sử dụng các máy bay từ thế chiến thứ 2 như F8F Bearcat của Mỹ, Mosquito của Anh, Ju-52 của Đức, … để oanh kích trên chiến trường Bắc Việt. Lúc này, quân Bắc Việt được trang bị các dàn súng máy phòng không 12.7mm, 14.5mm,… pháo cao xạ 37mm do Nga và Trung Quốc viện trợ. Tuy không bắn hạ được nhiều máy bay Pháp nhưng cũng ngăn không cho các cuộc ném bom diễn ra được chính xác
Tháng 10 năm 1960, tổng thống Ngô Đình Diệm chính thức yêu cầu Mỹ viện trợ vũ khí và huấn luyện. Mỹ bắt đầu viện trợ các vũ khí như trực thăng UH-1, máy bay ném bom A-1 Skyraider, …. Sau sự kiện Bắc Bộ năm 1965, Mỹ đưa quân vào miền Nam và gia tăng các đợt oanh kích miền Bắc, Nga và Trung Quốc cũng tăng cường vũ khí cho miền Bắc. Lúc này, thiệt hại không quân của Mỹ ở Việt Nam gia tăng. Hệ thống phòng không không còn đơn thuần là các khẩu súng máy 12.7mm, 14.5mm, pháo cao xạ 37mm, … nữa mà bắt đầu là các khẩu pháo 57mm nòng đôi cực kỳ lợi hại, các dàn tên lửa phòng không SAM-2 chết người và tên lửa vác vai SA-7 Strella . Năm 1971, không quân Mỹ đã không thể ngăn chặn nổi quân Giải Phóng cũng như yểm trợ hiệu quả quân VNCH trên đất Lào trong chiến dịch Hạ Lào 1971 hay hành quân Lam Sơn 719. Hệ thống phòng không dày đặc đã ngăn các máy bay ném bom chính xác do các máy bay buộc phải bay cao và bay nhanh. Đó được xem là một trong các nguyên nhân chính vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam
Trong các cuộc oanh tạc trên miền Bắc Việt Nam, hệ thống phòng không ở Bắc Việt được chia làm nhiều tầng với tầng thấp là các dàn súng máy 12.7mm, 14.5mm, … Tầm trung là các khẩu cao xạ 37mm, 57mm, 100mm, … tầng cao là các dàn tên lửa SAM-2. Ngoài ra còn có các máy bay chiến đấu MIG-21 làm nhiệm vụ đánh chặn. Chính hệ thống phòng không này được đánh giá là dày đặc và hiệu quả nhất thế giới thời bấy giờ
4./ Tên lửa SAM-2
Tên lửa SAM-2 với tầm bắn lên đến 45km được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam từ những năm 1965 đã làm thay đổi cục diện trên chiến trường. Trước đó, các máy bay oanh tạc của Mỹ như A-1 Skyraider, F-105 Thunderchief, A-4 Skyhawk … bay ở độ cao 4.000-5.000m, … đã oanh kích hiệu quả do quân Giải Phóng cũng như Bắc Việt chưa có nhiều vũ khí đủ sức bắn hạ mà chỉ có khả năng làm bị thương hoặc buộc máy bay Mỹ phải bay cao nên ném bom không chính xác
Thời gian đầu, các dàn tên lửa SAM-2 do kỹ sư Liên Xô sang hướng dẫn vận hành . Có nhiều nguồn tin cho rằng chính các kỹ sư Liên Xô đích thân tham chiến nên mới đạt hiệu quả cao trong các cuộc bắn rơi máy bay Mỹ. Năm 1972 trong chiến dịch ném bom Hà Nội hay còn gọi là Điện Biên Phủ trên Không – Hà Nội 12 ngày đêm – Christmas bombings 1972, các dàn tên lửa SAM-2 đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ kể cả máy bay ném bom B-52
Xem lại : Vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war – P2
Xem lại : Vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war – P4