Mùa hè đỏ lửa – chiến dịch Xuân Hè – Easter Offensive 1972 – P20
Sau thất bại ở trận Tân Cảnh – Đắk Tô trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trong chiến tranh Việt Nam, trận đánh Kontum trở nên ác liệt vì nếu thất bại, Vùng II Chiến Thuật sẽ bị cắt làm đôi – Easter Offensive 1972 in Vietnam war
Kế hoạch phòng thủ Kontum được đánh giá rất đúng đắn và hợp lý tuy nhiên vẫn có rất nhiều khó khăn. Đại tá Lý Tòng Bá, sư đoàn trưởng sư đoàn 23 chịu trách nhiệm chỉ huy phòng thủ Kontum, ông đối mặt với việc chỉ huy nhiều đơn vị khác nhau vốn đã rã rời sau thất bại ở trận Đắk Tô và trận Tân Cảnh. Bố trí các lực lượng này để tác chiến hiệu quả sẽ rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, ông chỉ có duy nhất trung đoàn 53 là dưới quyền chỉ huy trực tiếp, các đơn vị khác như Biệt Động Quân, Nhảy Dù tuy được đặt dưới quyền của ông nhưng vẫn chịu sự chỉ huy từ đơn vị mẹ. Việc chỉ huy nhiều đơn vị đòi hỏi hoặc là viên chỉ huy có cấp bậc hơn hẳn chỉ huy các đơn vị kia thì hoặc là viên chỉ huy có nhiều danh tiếng trên chiến trường. Trong trường hợp này, đại tá Lý Tòng Bá chẳng có điều gì là lợi do do ông chỉ là đại tá và là viên chỉ huy trẻ vốn chưa có nhiều tiếng tăm. Tuy nhiên, các trận đánh về sau và thành công tại trận Kontum đã cho thấy tài năng của đại tá Bá. Khi đó, các đơn vị bộ binh của tướng Bá đã chiến đấu dũng cảm. Lực lượng thiết giáp VNCH dù bị thiệt hại nặng nề trong các trận trước đó cũng nhanh chóng cơ động, bịt kín các khe hở mà quân Giải Phóng chọc thủng. Sự chống trả ác liệt của binh sĩ sư đoàn 23 đã cho thấy hình ảnh khác hẳn sư đoàn 22 trước đó. Điều đó cho thấy sự chỉ huy dưới quyền của đại tá Lý Tòng Bá đã cho thấy sự hiệu quả. Người có tác động lớn để đại tá Bá nắm quyền sư đoàn 23 chính là cố vấn John Paul Vann . Ông biết đại tá Bá từ trận Ấp Bắc
Năm 1966, John Paul Vann quay lại Việt Nam với vai trò cố vấn dân sự trong chương trình bình định và phát triển, lúc này Bá làm tỉnh trưởng Bình Dương. Năm 1968, quân Giải Phóng tấn công vào Tòa Thị Sảnh Bình Dương nhằm bắt sống Bá nhưng ông thoát được. Ông đã chỉ huy quân VNCH đánh bại các cuộc tấn công của quân Giải Phóng ở Bình Dương. Thiếu Tướng Walter Dutch Kerwin – Chỉ Huy lực lượng Dã Chiến Số II – II Field Force đã tặng ông huy hiệu Ngôi Sao Bạc – Silver Star cho chiến công này. Cố vấn Vann khi đó đã trao Bá tấm bảng tưởng niệm chiến công ở Tòa Thị Sảnh Bình Dương. Cố vấn Vann đặc biệt xem trọng Bá do vị chỉ huy này được thăng chức đều do lập các chiến công trên chiến trường chứ không phải nhờ mối quan hệ hay xu nịnh. Ông nói với Bá :
“Bá. Ông là vị chỉ huy gan dạ và nhiều kinh nghiệm”
Tháng 4 năm 1971, Mỹ tiến hành đợt cắt giảm quân số, từ 543,500 xuống còn 270,000 quân. Cố vấn Vann cũng thuộc diện được về Mỹ. Do có nhiều uy tín và kinh nghiệm trên chiến trường Việt Nam, tướng Ngô Dzu đã xin cho cố vấn Vann về làm cố vấn cấp cao quân đoàn II . Đây là điều khó xử cho đại tướng Creighton Abrams – Tổng Chỉ Huy Quân Đội Mỹ ở Việt Nam do Vann lúc này chỉ là cố vấn dân sự nên dĩ nhiên không thể chỉ huy các đơn vị tác chiến. Tuy nhiên, lúc này chính phủ Sài Gòn cùng Mỹ ra sức đẩy mạnh công tác bình định để tiêu diệt các đơn vị quân Giải Phóng mà với vai trò này, không ai hơn nổi Vann . Ngoài ra kinh nghiệm chiến trường của Vann cũng không thể bàn cãi. Do đó, tháng 5 năm 1971, Vann được tướng Abrams đặc cách bổ nhiệm làm cố vấn của Quân Đoàn 2.
Năm 1972, cố vấn Vann đã cương quyết thay thế tư lệnh sư đoàn 22 bằng đại tá Lê Minh Đảo và tư lệnh sư đoàn 23 bằng đại tá Lý Tòng Bá do ông cần các chỉ huy trẻ và nhiệt huyết. Thế nhưng, tướng Ngô Dzu chỉ thỏa mãn phân nửa yêu cầu của Vann bằng việc thay thế tư lệnh sư đoàn 23 bằng đại tá Lý Tòng Bá còn tư lệnh sư đoàn 22 bằng trung tá Lê Đức Đạt.
Do nhiều năm chinh chiến nên đại tá Bá nắm rất rõ ý định và kế hoạch của quân Giải Phóng, ông có thể hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của quân Giải Phóng trên chiến trường, dự đoán được kế hoạch tấn công của họ và từ đó vạch ra kế hoạch tác chiến thích hợp. Bá cũng rất ngưỡng mộ cố vấn Vann ở sự gan dạn, sáng suốt và đầu óc phán đoán, xử lý nhanh nhẹn. Bán nói với cố vấn Vann rằng ông không thích làm việc với cố vấn Mỹ ở cấp sư đoàn là đại tá Robert Kellar. Ông và Kellar rất khác nhau về quan điểm và tầm nhìn chiến thuật. Cố vấn Vann hỏi Bá muốn làm việc với vị cố vấn nào. Bá lập tức chọn đại tá R. M. Rhotenberry do cố vấn này từng làm việc với Bá ở Bình Dương vào năm 1967. Bá nhận xét về đại tá R. M. Rhotenberry :
“Đây là vị quân nhân điềm tĩnh và không hề biết run sợ. Một người Texas nói ít nhưng làm việc rất chăm chỉ”
Đầu tháng 4, đại tá R. M. Rhotenberry được bổ nhiệm đến. Cùng với tướng Hill – phụ trách không quân chiến thuật ở Vùng II. có thể nói đây là các nhân vật đã quyết định sự thành công ở trận Kontum.
Lúc này, lữ đoàn 2 Nhảy Dù vốn là đơn vị thiện chiến nhất đang phòng ngự Võ Bình sau khi bị mất các căn cứ ở dãy Cao Điểm Hỏa Tiễn đã được lệnh quay về Sài Gòn. Việc mất lữ đoàn Nhảy Dù khiến liên đoàn 6 Biệt Động Quân vốn đóng quân ở căn cứ hỏa lực Lima – phía Nam Võ Định trở nên cô độc. Ngày 27 tháng 4, Bộ Chỉ Huy của liên đoàn được dời về căn cứ November – FSB November cách Kontum khoảng 12km hướng Đông Bắc. Ngày 1 tháng 5, dưới áp lực của pháo binh và các đợt tấn công của quân Giải Phóng, phòng tuyến Biệt Động Quân ở Võ Định được lệnh dời về phía Nam và lập phòng tuyến mới ở Ngô Trang, cách Kontum 13km về hướng Bắc
Việc rút quân của Biệt Động Quân cho thấy sự yếu kém trong việc điều hành chỉ huy. Nếu muốn giữ Kontum, cần tăng sự chỉ huy của đại tá Bá. Với sự đề nghị của cố vấn John Paul Vann, vào đầu tháng 5, tướng Toàn đồng ý tăng viện cho đại tá Bá 2 trung đoàn còn lại của sư đoàn 23 là trung đoàn 42 và trung đoàn 45 để thay thế liên đoàn 2 và liên đoàn 6 Biệt Động Quân. Ngoài ra, dưới sự giám sát trực tiếp của đại tá Bá và cố vấn Rhotenberry, các trực thăng đã liên tục vận chuyển trung đoàn 44 từ phía Nam Pleiku lên Kontum và kịp thời ngay trước trận đánh Kontum trong Mùa hè đỏ lửa – chiến dịch Xuân Hè – chiến dịch Nguyễn Huệ – Easter Offensive diễn ra. Điều này không chỉ giúp đại tá Bá toàn quyền hơn mà còn gia tăng phòng thủ của Kontum, các đơn vị còn lại của sư đoàn 22 được trả về hậu cứ ở Bình Định để tái huấn luyện và bổ sung
Trong suốt giai đoạn này, 2 căn cứ Biệt Động Quân là căn cứ Ben Het và Polei Kleng (trại Lệ Khánh) liên tục bị pháo kích và tấn công do 2 căn cứ này là tiền đồn để ngăn chận sự tăng viện và tiếp tế của quân Giải Phóng. Quân Giải Phóng quyết tâm chiếm căn cứ Polei Kleng hay còn gọi là trại Lệ Khánh bằng mọi giá để nhổ cái gai nằm ở sườn Tây của quốc Lộ 14 đang do tiểu đoàn 62 Biệt Động Quân trấn thủ. Ngày 6 tháng 5, quân Giải Phóng bắt đầu pháo kích dữ dội vào trại Lệ Khánh và sau đó, trung đoàn 64 với sự yểm trợ bằng xe tăng đã tấn công dữ dội vào căn cứ Lệ Khánh. Sau 3 ngày chống cự nhiều cuộc tấn công và bị pháo kích liên tục, đơn vị phòng thủ bắt buộc phải bỏ trại vào ngày 9 tháng 5. Xem trận đánh căn cứ Polei Kleng
Trong 3 ngày tấn công trại Lệ Khánh, các tốp máy bay B-52 của không quân Mỹ liên tục dội bom yểm trợ và quân Giải Phóng đã tổn thất rất nặng cho trận đánh này.
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P1
Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P19
Xem tiếp: Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P21