Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Cuộc chiến săn xe tải trên đường mòn Hồ Chí Minh – Truck hunting on Ho Chi Minh trail

0 436

Không quân Mỹ với cuộc chiến săn xe tải Bắc Việt trên đường mòn Hồ Chí Minh hay còn gọi là đường Trường Sơn trong chiến tranh Việt Nam – Truck hunting on Ho Chi Minh trail in Vietnam war

Đường Trường Sơn hay còn gọi là đường mòn Hồ Chí MinhHo Chi Minh trail bắt nguồn từ những con đường mòn đi xuyên qua những cánh rừng mưa nhiệt đới ở vùng phía Nam cán chảo Lào. Vào thời kháng chiến chống Pháp những năm của thập niên 1950, các con đường này được Việt Minh dùng để vận chuyển lương thực, vũ khí và đưa các chiến binh Việt Minh vào các chiến trường. Đến năm 1959, Đảng Lao Động của chính quyền Bắc Việt thông qua Nghị Quyết 15 thống nhất giải phóng miền Nam thông qua con đường bạo lực cách mạng và từ Nghị quyết trên, đại tá Võ Bẩm được giao nhiệm vụ “tổ chức tuyến đường giao liên để đưa đưa tiếp viện vào hỗ trợ công cuộc giải phóng ở miền Nam”. Từ thời điểm này, mọi cố gắng của Hà Nội đều gắn chặt vào việc bảo vệ và duy trì tuyến đường mang tính sống còn này còn mọi nỗ lực của Mỹ là để ngăn chận nó

Thoạt đầu, tuyến đường của đại tá Võ Bẩm chỉ có thể vận chuyển vài tấn hàng hóa dựa vào các chiếc xe đạp, trên lưng độn vật như trâu, bò và voi hoặc bằng sức người mang vác. Tuy nhiên, chỉ sau 10 năm, tuyến đườn này đã phát triển thành hệ thốn đườn răng lược trải dài gần 20.000km với các tuyến đường bộ, đường sông, … xuyên qua Lào. Tuyến đường này bắt đầu từ khu vực đèo Mụ Giạ ở phía Bắc, xuyên qua Lào và tác nhánh đổ vào vùng thung lũng A Sầu thuộc vùng I Chiến Thuật. Tuyến đường này đi tiếp xuống phía Nam và đổ vào vùng cao Nguyên ở Pleiku, Kontum nơi Ngã Ba Biên Giới hay còn gọi là Ngã Ba Đông Dương thuộc vùng II Chiến Thuật. Phần còn lại tiếp tục tiến xuống phía Nam, xuyên qua Campuchia và đổ vào vùng Tây Ninh thuộc vùng III Chiến Thuật phía Tây Bắc của Sài Gòn

Trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, có nhiều nơi mà không quân Mỹ không thể khám phá và biết được điều gì bên dưới. Những nơi mà cây cối không thể che khuất, các công binh Bắc Việt đã sử dụng những vòm cây nhân tạo bằng tre dọc theo các tuyến đường để che mọi dấu vết bên dưới. Những năm về sau của cuộc chiến, quân Bắc Việt thậm chí đã di chuyển những chiếc xe tăng trên tuyến đường này mà Không Quân Mỹ không hề phát hiện ra trong khi họ chuyên truy lùng các chiếc xe tải. Tin tức tình báo đánh giá, chỉ riêng ở Lào, quân Bắc Việt có khoảng 2.500-3.000 chiếc xe tải và mỗi đêm có khoảng 500-1.000 chiếc hoạt động, mỗi xe tải có thể vận chuyển khoảng 4 tấn hàng hóa 

Trong cuộc chiến ở Việt Nam, mọi nỗ lực của chính quyền Hà Nội nhằm lật đổ chính quyền Sài Gòn đều phụ thuộc vào con đường mòn Hồ Chí Minh có lưu thông hay không. Quá trình vận chuyển và đưa hàng hóa, vũ khí, người, … vào miền Nam là quá trình đầy phức tạp, có những đoạn đi bằng xe, có đoạn bằng tàu thuyền nhỏ, có đoạn bằng trâu, bò hoặc voi vận chuyển, … nhưng phần lớn là bằng xe tải. Binh Đoàn Vận Chuyển 559 của đại tá Võ Bẩm đã tổ chức công tác vận chuyển theo kiểu con thoi trên từng tuyến trạm chứ không đi một mạch trong suốt đoạn đường dài. Công tác vận chuyển chủ yếu vào ban đêm để tránh sự dòm ngó và lùng sục của các máy bay Không Quân Mỹ. Các tài xế xe tải sẽ lái chiếc xe của họ đêm này qua đêm khác trên cùng một tuyến đường quen thuộc từ trạm này sang trạm khác rồi lại quay về để tiếp tục cho chuyến đi lần sau. Do lái xe liên tục trên cùng 1 tuyến đi nên các tài xế cực kỳ quen thuộc tuyến đường đi của mình. Họ quen thuộc và nhớ rõ đến từng đoạn cua quẹo, từng gốc cây, nhánh cây đưa ra, … 

Xe tải quân Giải Phóng và cuộc chiến săn xe tải trên đường mòn Hồ Chí Minh trong chiến tranh Việt Nam - Trucks hunting on Ho Chi Minh trail in Vietnam war
Xe tải quân Giải Phóng và cuộc chiến săn xe tải trên đường mòn Hồ Chí Minh trong chiến tranh Việt Nam – Trucks hunting on Ho Chi Minh trail in Vietnam war

Vào những đêm trăng sáng, các lái xe sẽ không bật đèn khi chạy đêm. Họ lợi dụng các đám mây thấp, sương mù, … để tránh máy bay Mỹ. Các chuyến xe bắt đầu khởi hành sau khi hoàng hôn buông xuống và trời bắt đầu tối và hoạt động mạnh dần cho đến khoảng 3h sáng. Sau đó sẽ giảm dần cho đến 6h sáng và dừng hẳn khi nắng bắt đầu lên và sương tan dần. Các chuyến đi sẽ được tính toán để các giai đoạn bao gồm chất hàng lên xe, vận chuyển đến trạm mới, xuống hàng và che giấu để đoàn xe ở binh trạm mới lại chờ đêm đến chất hàng lên để đưa đến trạm kế tiếp . Các giai đoạn này đều phải hoàn tất trước khi trời sáng để tránh máy bay phát hiện và ném bom . Công việc này xuyên suốt cả hệ thống vận chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh . Tuy có vẻ lộn xộn và phức tạp nhưng đã vận hành rất tốt

Giai đoạn 1968-1969, quân Giải Phóng gia tăng sức tấn công trong dịp Tổng Tiến Công và Nổi Dậy Tết Mậu Thân, tuyến đường mòn Hồ Chí Minh chứng kiến sự gia tăng mạnh của các đoàn xe vận tải, quân Giải Phóng đã mạo hiểm tổ chức thành các đoàn nhỏ để di chuyển cả vào ban ngày để tiếp tế cho chiến trường Miền Nam và họ đã đối mặt với sự hiểm nguy từ các máy bay tiền tiêu FAC OV-10 Bronco. Các máy bay này có tốc độ vừa phải nhưng nhỏ gọn, có thể bay thấp để thăm dò, trinh sát và khi phát hiện điều khả nghi hay xe tải của quân Giải Phóng, các máy bay OV-10 sẽ lập tức gọi các máy bay ném bom đến oanh kích mục tiêu. Một quân đào ngũ của Quân Giải Phóng đã thú nhận :

“Sau cuộc oanh kích, chúng tôi quả thật rất sợ các máy bay OV-10”

Và sau nhiều tổn thất nặng nề, quân Giải Phóng buộc lòng quay trở lại các chuyến xe đi vào ban đêm

Nhà sử học người Liên Xô đã ghi chép lại : “Vào các năm cuối cuộc chiến, con đường mòn Hồ Chí Minh đã không còn là con đường mòn quanh trong rừng rậm như trước, các đoàn xe vận tải đã có thể di chuyển với tốc độ cao trên các con đường rộng 5-6m với cây cối ngụy trang bên trên. Trên các tuyến đường, các trạm nghỉ chân, trú ẩn, sửa chữa tu bổ xe, nơi ăn cho tài xế, trạm xăng, … được phân bổ và rải đều trên các tuyến đường. Các cơ sở này được bảo vệ bởi các trận địa súng máy phòng không và pháo phòng không”

Nhận ra tầm quan trọng của đường mòn Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 1966, giáo sư Roger Fisher của trường luật Havard đã đề xuất “Hàng rào ngăn chận” để chống lại sự thâm nhập của người và tiếp liệu từ miền Bắc vào miền Nam. Mùa hè năm 1966, 4 nhà khoa học xuất sắc của trường đại học Havard và đại học MIT của Mỹ đã đến Bộ Quốc Phòng Mỹ nhằm tổ chức cuộc nghiên cứu vào mùa Hè và tìm giải pháp kỹ thuật thay thế ở chiến trường Việt Nam. Những nhà khoa học này thuộc nhóm Jason Group. Jason Group là một nhóm các nhà khoa học lỗi lạc được chính phủ Mỹ mời để tham gia các công trình nghiên cứu về các vấn đề khoa học, kỹ thuật. Nhóm Jason Group được thành lập vào năm 1960 sau khi Nga phóng thành công vệ tinh đầu tiên có tên gọi Sputnik vào ngày 4 tháng 10 năm 1957. Ý tưởng của chính phủ Mỹ là quy tụ các nhà khoa học để hỗ trợ chính phủ về vấn đề khoa học, kỹ thuật lẫn quốc phòng giống như các nhà khoa học đã làm trong thế chiến thứ 2. 

Xem tiếp : Săn xe tải Bắc Việt trên đường mòn Hồ Chí Minhđường mòn Hồ Chí Minhđường Trường Sơntruck hunting on Ho Chi Minh trail – P2

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex