Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 – The fall of South Vietnam – P5
Trước khi diễn ra sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng 4 năm 1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975, sự viện trợ và hỗ trợ từ Mỹ đã giúp quân đội VNCH đủ sức chống lại quân Bắc Việt được vũ trang tốt hơn . Sự viện trợ này đã giúp cho khả năng thực hiện việc tìm giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam. Việc cắt giảm đã kết thúc sự thành công và tạo sự sợ hãi trong lòng dân chúng và quân đội Sài Gòn trong khi lại là liều thuốc kích thích cho phía Bắc Việt gia tăng sự tấn công vào miền Nam Việt Nam
Nỗi sợ hãi cho năm 1975
Tháng 1 năm 1975, tờ báo Học Tập của Đảng Cộng Sản Bắc Việt đã cho biết Hội Nghị lần thứ 23 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được tổ chức . Điều này ngụ ý sẽ cuộc Tổng Tấn Công lớn sắp xảy ra tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ưu tiên vẫn là củng cố các vùng mà quân Giải Phóng đang nắm giữ, giải phóng các vùng đang tranh giành với quân đội Sài Gòn và tiến hành tấn công vào các vùng quân Sài Gòn đang giữ. Tờ báo cũng cho biết sẽ tiếp tục thử nghiệp tấn công vào các thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Cần Thơ, … Theo phía Bắc Việt, một khi các thành phố lớn bị chiếm thì sẽ nhanh chóng dẫn đến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam, . Hội Nghị lần thứ 23 cũng dự đoán về khả năng Mỹ sẽ tiếp tục can thiệp vào Việt Nam. Bắc Việt đã không tiên đoán và chận đứng được cuộc tấn công bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng vào năm 1972. Dĩ nhiên lần này họ cũng không loại trừ khả năng Mỹ sẽ quay lại nhưng khả năng điều này xảy ra là rất thấp
Về thế trận quân sự, Bắc Việt cũng chỉ ra 2 khả năng cơ hội. Đầu tiên là tăng tốc độ làm suy yếu tình hình quân sự lẫn kinh tế, chính trị ở miền Nam bằng cách tung ra cuộc tấn công lớn. Trường hợp thứ 2 nếu quân đội Sài Gòn phản ứng quyết liệt thì quân Bắc Việt sẽ tiếp tục với quy mô lớn cỡ năm 1972. Trong trường hợp 1, sự can thiệp của Không Quân Mỹ bị loại trừ do chỉ là cuộc chiến ở miền Nam với phạm vi là các đơn vị Bắc Việt đang có sẵn. Trong trường hợp 2, để loại trừ khả năng Không Quân Mỹ can thiệp đúng lúc, cần huy động mọi lực lượng kể cả tổng trừ bị của miền Bắc
Trước ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam, Chính quyền Sài Gòn đã đánh giá về năm 1974 khá tổng quát. Ngày 6 tháng 12 năm 1974, tổng thống Thiệu đã mở cuộc họp tại Dinh Độc Lập để đánh giá tình hình. Cuộc họp bao gồm các thành viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, các tư lệnh quân đoàn. Tất cả cùng tán thành rằng sẽ có cuộc tấn công lớn vào năm 1975, đây cũng là năm diễn ra cuộc bầu cử Tổng Thống miền Nam Việt Nam vào tháng 10 và chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ năm 1976. Cán cân quân sự hiển nhiên ngã về phía Bắc Việt khi họ có 18 tháng để tích trữ vũ khí với mức độ được viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc, … ngang bằng thậm chí còn hơn giai đoạn năm 1972
Về hình thức, cuộc tấn công năm 1975 sẽ là dạng kết hợp giữa cuộc tấn công năm 1968 và năm 1972. Đó là cuộc tấn công vào các thành phố lớn kết hợp các cuộc tấn công ở quy mô khu vực nhằm cắt đứt các đường giao thông kết nối giữa các vùng với nhau. Các thành phố mục tiêu sẽ là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ vì nếu các thành phố lớn này bị chiếm, quân Giải Phóng có thể dễ dàng chiếm các thị trấn nhỏ chung quanh mà không cần chiến đấu. Các tin tình báo cho biết, các đơn vị tổng trừ bị của quân Giải Phóng bao gồm các sư đoàn 308, 312, 316 và 341 đang di chuyển vào Nam. Bộ Tổng Tham Mưu Sài Gòn dự đoán cuộc tấn công đầu tiên sẽ nhắm vào vùng II Chiến Thuật nhằm lôi kéo lực lượng trừ bị là sư đoàn dù về đây và sau đó sẽ tấn công vùng I và vùng III Chiến Thuật. Vùng IV sẽ chỉ là mặt trận nghi binh với các cuộc tấn công quấy rối và chia cắt khu vực . Mục đích chính là tạo sức ép để thành lập Hội Đồng Hòa Giải Quốc Gia và cuối cùng là chính phủ liên hiệp . Thời gian thích hợp cho cuộc tấn công được dự đoán là vào tháng 3.
Bộ Tổng Tham Mưu đã đánh giá tình hình là như thế với số ít tin tức tình báo thu được do thiếu hụt trang thiết bị nghe lén, không còn nhiều các toán trinh sát được tung vào các vùng rừng núi thâm sâu của Quân Giải Phóng để nghe ngóng tình hình, … Mối quan tâm lớn nhất chính là làm sao xây dựng lại và tái cấu trúc lực lượng tổng trừ bị để có thể sử dụng được ngay lập tức . Nhiều biện pháp đã được áp dụng để phù hợp với tình huống khẩn cấp, các biện pháp khác để đáp ứng sự lâu dài . Để phòng thủ Sài Gòn cho tình huống tương tực trận đánh Tết Mậu Thân 1968, Bộ Tổng Tham Mưu đã ban hành quyết định :
Quân Đoàn IV sẽ chuẩn bị sẵn 1 trong 3 sư đoàn hoặc ít nhất là 1 lữ đoàn bao gồm bộ binh, thiết giáp và pháo binh để có thể tăng viện lập tức cho Sài Gòn. Sư đoàn này sẽ chịu trách nhiệm hoạt động ở khu vực tỉnh Long An và tỉnh Định Tường để có thể nhanh chóng di chuyển bằng đường thủy và đường bộ về Sài Gòn trong vòng trễ nhất là 48 giờ – 72 giờ
Quân Đoàn IV được yêu cầu tái bố trí để sư đoàn Nhảy Dù có thể rút về Sài Gòn hoặc nơi khác trong thời gian tối đa là 72 giờ
Các Đại Đội trinh sát của các Liên Đoàn Biệt Động Quân sẽ được huấn luyện trực tiếp tại trung tâm huấn luyện Dục Mỹ và triển khai để bảo vệ Sài Gòn . Các Đại Đội này sẽ được trả về đơn vị của mình sau ngày nghỉ Tết
Việc tuyển mộ và huấn luyện tân binh vẫn đang diễn ra ở trung tâm huấn luyện Quang Trung và trường bộ binhThủ Đức . Các tân binh này sẽ được dùng để thành lập 4 tiểu đoàn với đầy đủ trang bị để bảo vệ Sài Gòn. Cùng thời gian này, trường Tín Hiệu ở Vũng Tàu, trường Hải Quân ở Nha Trang, trường Pháo Binh và Biệt Động Quân ở Dục Mỹ đều được yêu cầu thành lập mỗi đơn vị là một tiểu đoàn với đầy đủ trang bị để có thể lập tức chịu sự điều động của Bộ Tổng Tham Mưu
Hai đoàn thiết giáp đặc nhiệm đã được thành lập dựa trên số xe tăng M41, M48 và thiết giáp M113 của trường Thiết Giáp. Hai đơn vị này có thể nhanh chóng được triển khai trong vòng 2-6 giờ.
Tổng kết trong năm 1974, lực lượng VNCH đã nổ lực tối đa để giành lại các khu vực quan trọng , các khu vực đông dân cư mà quân Giải Phóng chiếm giữ. Tuy nhiên, tổn thất rất cao và lực lượng đã bị kéo căng quá mức . Tuy vậy, quân Giải Phóng liên tục được gia tăng quân số và trang bị, đường tiếp tế của họ càng lúc càng nhiều và bao quanh các khu vực dọc biên giới Lào và Campuchia
Xem từ đầu : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam April 30th 1975 – P1
Xem lại : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P4
Xem tiếp : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P6
Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The collapse of South Vietnam