Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam – The Pentagon Papers – P2

0 367

Tài liệu Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam – The Pentagon Papers đã tiết lộ nhiều bí mật về cách nhìn cũng như quan điểm của chính phủ Mỹ về cuộc chiến ở Việt Nam

LÝ DO MỸ CAN THIỆP VÀO VIỆT NAM

Sự sụp đổ của chính quyền Tưởng Giới Thạch vào năm 1949 khiến người Mỹ lo ngại hơn về sự bành trướng của cộng sản ở Viễn Đông, và đẩy nhanh các biện pháp của Mỹ nhằm chống lại mối đe dọa từ Mao. Mỹ đã tìm cách tạo ra và sử dụng các công cụ chính sách tương tự như những công cụ mà họ đã áp dụng để chống lại Liên Xô ở châu Âu: các tổ chức an ninh tập thể như NATO, viện trợ kinh tế và hỗ trợ quân sự. Ví dụ, Quốc hội, trong đoạn mở đầu của đạo luật được thông qua năm 1949 thiết lập chương trình hỗ trợ quân sự toàn diện đầu tiên, đã viết rằng “ủng hộ việc các nước tự do và các dân tộc tự do ở Viễn Đông thành lập một tổ chức chung, phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, để thiết lập một chương trình tự lực và hợp tác lẫn nhau nhằm phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội, để bảo vệ tự do và các quyền cơ bản, bảo vệ an ninh và độc lập của các nước này”. Nhưng việc đàm phán về một tổ chức như vậy giữa các cường quốc và thực thể chính trị khác nhau ở Viễn Đông vốn dĩ là một vấn đề phức tạp hơn những gì mà các quốc gia khối NATO đã đối mặt và đạt được. Hoa Kỳ quyết định động lực cho an ninh tập thể của Châu Á phải phát xuất từ những người Châu Á, nhưng cuối năm 1949, Mỹ nhận ra mình cũng phải có hành động ở Đông Dương. Vì vậy, những tháng cuối năm 1949 chính sách của Mỹ đã được thiết lập để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản ở Châu Á: bằng an ninh tập thể nếu người Châu Á sẵn sàng muốn, bằng sự hợp tác với các đồng minh lớn ở Âu châu và các quốc gia trong khối thịnh vượng, nếu có thể; nhưng song phương nếu cần thiết. Qua cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Mỹ đã thành lập tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) vào năm 1954, và ngày càng can thiệp sâu hơn vào Việt Nam.

Tháng 1 và tháng 2 năm 1950, là những tháng bản lề. Người Pháp đã thực hiện những bước cụ thể đầu tiên trong việc chuyển giao cơ quan hành chính công cho Nhà nước Việt Nam của Bảo Đại. Hồ Chí Minh phủ nhận tính hợp pháp của nhà nước Bảo Đại, tuyên bố VNDCCH mới là “chính phủ hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam” đã được Bắc Kinh và Moscow chính thức công nhận. Ngày 29/1/1950, Quốc hội Pháp đã thông qua đạo luật trao quyền tự trị cho Nhà nước Việt Nam của Bảo Đại. Vào ngày 1/2/1950, Ngoại trưởng Mỹ là Acheson đã đưa ra tuyên bố công khai như sau:

“Việc Điện Kremlin công nhận phong trào cộng sản của Hồ Chí Minh ở Đông Dương là một bất ngờ. Nên xóa bỏ mọi ảo tưởng về bản chất “dân tộc chủ nghĩa” trong mục tiêu của Hồ Chí Minh qua sự thừa nhận của Liên Xô, và chuyện đó cũng bộc lộ ra bản chất thực sự của Hồ chính là kẻ thù truyền kiếp của nền độc lập bản địa ở Đông Dương.

Mặc dù việc chuyển giao chủ quyền từ Pháp cho các Chính phủ hợp pháp của Lào, Campuchia và Việt Nam bị gây trở ngại, chúng tôi có mọi lý do để tin rằng các chính phủ hợp pháp này sẽ phát triển chính phủ của họ đi đến ổn định đại diện cho tình cảm dân tộc thực sự của hơn 20 triệu người dân Đông Dương.

Việc chuyển giao chủ quyền từ Pháp cho Việt Nam, Lào và Campuchia đã được tiến hành trong một thời gian. Sau khi Pháp phê chuẩn, dự kiến trong vài ngày tới, sẽ mở đường cho việc công nhận các chính quyền này bởi các quốc gia trên thế giới, là những nước mà chính sách của họ hỗ trợ cho nền độc lập thực sự ở các thuộc địa cũ. “

Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam : Các cố vấn Mỹ đang thảo luận kế hoạch hành quân - The Pentagon Papers about Vietnam war : US advisors were discussing
Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam : Các cố vấn Mỹ đang thảo luận kế hoạch hành quân – The Pentagon Papers about Vietnam war : US advisors were discussing

Pháp chính thức phê chuẩn nền độc lập của Việt Nam ngày 4/2/1950; cùng ngày, Tổng thống Truman chấp thuận sự công nhận của Hoa Kỳ đối với Bảo Đại. Pháp yêu cầu Mỹ viện trợ cho Đông Dương trong vòng vài tuần tới. Ngày 8/5/1950, Bộ trưởng Ngoại giao thông báo rằng:

“Chính phủ Hoa Kỳ tin rằng rằng nơi nào bị đế quốc Liên Xô thống trị thì nơi đó không có độc lập và dân chủ, với tình hình như vậy, Mỹ sẽ đảm bảo viện trợ kinh tế và thiết bị quân sự cho Liên bang Đông Dương và Pháp, để hỗ trợ trong việc khôi phục sự ổn định và cho phép các quốc gia này theo đuổi sự phát triển hòa bình và dân chủ.”

Kể từ đó Mỹ càng can thiệp sâu hơn. Nhưng không thể nói rằng chủ trương viện trợ là sự thay đổi trong chính sách của Mỹ vì những sự kiện xảy ra năm 1950. Đây có vẻ như là biểu hiện của một chuỗi tiến trình đi từ quyết định từ năm 1945 cho rằng Pháp nên quyết định tương lai chính trị của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Dù có một khoản viện trợ khiêm tốn của OSS cho Việt Minh vào năm 1945, cũng như việc Hoa Kỳ từ chối viện trợ vũ khí cho Pháp cùng năm đó, nhưng Mỹ không ủng hộ Hồ Chí Minh. Ngược lại, Mỹ rất cảnh giác với Hồ, e ngại rằng tiếp sau chủ nghĩa đế quốc của Paris ở Việt Nam, sẽ là sự kiểm soát từ Moscow. Sự không chắc chắn là đặc điểm của thái độ Hoa Kỳ đối với Hồ từ năm 1948, nhưng Hoa Kỳ không ngừng gây áp lực buộc Pháp phải chấp nhận chủ nghĩa dân tộc và độc lập “chân chính” của Việt Nam.

(Kết thúc phần tóm tắt Tài liệu Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers)

* Lời của người dịch: Như trong nguyên văn của hồ sơ, sau phần tóm tắt sẽ là phần đi sâu vào chi tiết của từng diễn biến đã tóm tắt. Nên bây giờ quay trở lại giai đoạn trước 1945. Ở đây có một đoạn nói về thời điểm Mỹ biết đến Đông Dương qua những trao đổi của Tổng thống Roosevelt mang tính can ngăn “chính phủ tay sai Vichy” của người Pháp thân phát xít và Nhật xâm chiếm bán đảo Đông Dương. Về cơ bản là cũng có liên quan đến lãnh thổ Việt Nam, nhưng không ảnh hưởng gì mấy đến nội dung chính là cuộc chiến tranh Việt Nam sau đó nên mình xin phép bỏ qua đoạn này cho bớt dài dòng.

A. Ý TƯỞNG THÀNH LẬP CƠ QUAN TẠM QUẢN CỦA ROOSEVELT

Chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Dương trong Chiến tranh Thế giới có sự mâu thuẫn. Một mặt, Mỹ có vẻ ủng hộ các yêu sách của Pháp đối với các lãnh thổ thuộc địa ở nước ngoài. Hoa Kỳ trong thời kỳ đầu chiến tranh đã nhiều lần bày tỏ hoặc ngụ ý với Pháp về ý định khôi phục lại đế chế hải ngoại của họ sau chiến tranh cho Pháp. Các cam kết này của Hoa Kỳ bao gồm tuyên bố chính thức ngày 2/8/1941 về hiệp định Pháp-Nhật; tháng 12/1941, Tổng thống gửi thư cho Pétain; ngày 2/3/1942, tuyên bố về New Caledonia; một công hàm gửi Đại sứ Pháp ngày 13/4/1942; Các tuyên bố và thông điệp của Tổng thống vào thời điểm cuộc đổ bộ lên Bắc Phi; Hiệp định Clark-Darlan ngày 22/11/1942; và một lá thư cùng tháng từ Đại diện Cá nhân của Tổng thống gửi cho tướng Henri Giraud, trong đó có lời trấn an sau đây:

“Việc phục hồi nền độc lập hoàn toàn của Pháp, với tất cả sự vĩ đại và rộng lớn mà nước Pháp sở hữu trước cuộc chiến ở châu Âu cũng như ở nước ngoài, là một trong những mục tiêu chiến tranh của Liên Hiệp Quốc. Người ta hiểu rõ rằng chủ quyền của Pháp sẽ được tái lập càng sớm càng tốt trên toàn bộ lãnh thổ, đô thị hay thuộc địa, những nơi mà trước đó lá cờ Pháp đã tung bay vào năm 1939.”

Mặt khác, trong Hiến chương Đại Tây Dương và các tuyên bố khác, Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ quyền tự quyết và độc lập của quốc gia. Hơn nữa, Tổng thống Hoa Kỳ, đặc biệt buồn phiền trước việc Vichy “bán đứng” Nhật Bản ở Đông Dương, thường coi chế độ cai trị của Pháp ở đó như một ví dụ rõ ràng về chủ nghĩa thực dân tàn bạo và bóc lột (chế độ Vichy của người Pháp thân phát xít khác với chính quyền Pháp là đồng minh chống phát xít), và nói về quyết tâm biến Đông Dương thành một nơi để cho Liên Hiệp Quốc tạm quản sau chiến tranh. Đầu năm 1944, Halifax – Đại sứ Anh tại Washington, đã gọi cho Ngoại trưởng Hull hỏi xem liệu Tổng thống có tuyên bố “khá rõ ràng” “rằng Đông Dương nên được tách khỏi tay người Pháp và đặt dưới sự tạm quản của quốc tế hay không” “như cách đã làm với người Thổ Nhĩ Kỳ, người Ai Cập và những dân tộc khác” trong chuyến đi Cairo và Teheran của ông.

“Tổng thống là một trong những người phác thảo ra một ý tưởng nào đó trong một buổi thảo luận. Nếu ý tưởng không suôn sẻ, anh có thể sửa đổi hoặc loại bỏ nó tùy ý. Không ai có ý kiến gì về nó nếu anh làm điều này với một bản nháp trên giấy; nhưng nếu anh đề xuất điều đó trong một buổi trò chuyện, mọi người sẽ nói rằng anh đã thay đổi chính kiến của mình, sẽ nói không ai biết anh thực sự muốn gì… và cứ như thế”

Nhận được câu hỏi về Đông Dương và nhắc ông về cam kết khôi phục lãnh thổ của Pháp, Roosevelt đã trả lời (vào ngày 24/1/1944) rằng:

“Tôi đã gặp Đại sứ Halifax vào tuần trước và nói với ông ấy một cách khá thẳng thắn rằng hoàn toàn đúng khi tôi đã bày tỏ quan điểm trong hơn một năm qua rằng Đông Dương không nên quay trở lại với Pháp mà nó nên được tạm quản bởi một cơ quan quản lý quốc tế. Nước Pháp đã có ba mươi triệu dân trong gần một trăm năm, và dân tình tệ hơn so với ban đâu.

Như một vấn đề đáng quan tâm, tôi được tướng Tưởng Giới Thạch và thống chế Stalin hết lòng ủng hộ. Tôi thấy không có lý do gì để đôi co với Bộ Ngoại giao Anh trong vấn đề này. Lý do duy nhất mà họ có vẻ phản đối là họ sợ việc này sẽ ảnh hưởng đối với tài sản thuộc địa của họ và của người Hà Lan. Họ chưa bao giờ thích ý tưởng tạm quản, vì trong một số trường hợp, nhằm mục đích độc lập trong tương lai. Điều này đúng trong trường hợp của bán đảo Đông Dương.

Tất nhiên, mỗi trường hợp phải tự đứng vững trên đôi chân của mình, nhưng trường hợp của Đông Dương thì hoàn toàn rõ ràng. Pháp đã vắt sữa nó trong một trăm năm. Người dân Đông Dương có quyền được hưởng những thứ tốt hơn thế.”

1. Chiến lược quân sự ưu việt

Trong suốt năm 1944, Tổng thống giữ nguyên quan điểm của mình và một cách kiên quyết, đã cấm Mỹ viện trợ cho các nhóm kháng chiến – bao gồm cả các nhóm của Pháp – ở Đông Dương. Nhưng cuộc chiến tại chiến trường châu Á diễn biến nhanh chóng, và Mỹ chuyển hướng trọng tâm lên phía bắc, về phía Nhật Bản. Câu hỏi về chiến lược của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á sau đó đã được đưa lên hàng đầu. Tại Hội nghị Quebec lần thứ hai (tháng 9/1944), Hoa Kỳ từ chối đề nghị hỗ trợ hải quân của Anh chống lại Nhật Bản vì Đô đốc King tin rằng “sự chiếm đóng tốt nhất cho bất kỳ lực lượng Anh sẵn có nào là tái chiếm Singapore và hỗ trợ người Hà Lan khôi phục Đông Ấn”. Và ông ấy nghi ngờ rằng lời đề nghị có lẽ không liên quan đến mong muốn Mỹ giúp đỡ trong việc xóa sổ người Nhật ra khỏi Mã Lai và Đông Ấn Hà Lan. Sự nghi ngờ của Đô đốc King là không có cơ sở, vì không thấy có liên quan gì đến tư tưởng chiến lược của Churchill. Thủ tướng Anh hiển nhiên không muốn mời Mỹ tham gia giải phóng Đông Nam Á khỏi phát xít. Đầu tháng 2/1944, ChurChill viết rằng:

“Một quyết định hoạt động như một lực lượng phụ thuộc dưới chỉ huy quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương làm dấy lên những câu hỏi khó khăn về tương lai chính trị ở thuộc địa Malaysia. Nếu Mỹ khiên quân Nhật rút khỏi hay mang lại hoà bình cho nơi đó, Chính phủ Hoa Kỳ sau chiến thắng sẽ thêm phần củng cố quan điểm khi cho rằng tất cả thuộc địa ở Quần đảo Đông Ấn Độ nên được đặt dưới sự tạm quản của một cơ quan quốc tế nào đó.”

Tương lai của các vùng lãnh thổ thuộc Khối Thịnh Vượng Chung ở Đông Nam Á đã kích thích sự quan tâm mạnh mẽ của Anh đối với ý định của Mỹ về các thuộc địa của Pháp ở Đông Dương. Vào tháng 11 và tháng 12 năm 1944, người Anh bày tỏ với Hoa Kỳ, cả London và Washington, cùng lo ngại Hoa Kỳ dường như vẫn chưa xác định chính sách của mình đối với Đông Dương. Người đứng đầu Vụ Viễn Đông trong Văn phòng Ngoại giao Anh nói với Đại sứ Hoa Kỳ rằng:

Khó có thể từ chối sự tham gia của Pháp vào công cuộc giải phóng Đông Dương trước sức mạnh ngày càng tăng của Chính phủ Pháp trong các vấn đề thế giới, và rằng, trừ khi một chính sách đối với Đông Dương được hai chính phủ chúng ta đồng ý, các tình huống có thể nảy sinh tại bất kỳ khoảnh khắc nào sẽ đặt hai chính phủ của chúng ta vào một tình huống rất khó xử.

Tổng thống Roosevelt, tuy nhiên, từ chối xác định thêm vị trí của mình, thông báo cho Ngoại trưởng Stettinius vào ngày 1/1/1945:

“Tôi vẫn không muốn bị xáo trộn trong bất kỳ quyết định nào về Đông Dương. Đó là một vấn đề của thời hậu chiến . Tôi không muốn bị xáo trộn trong bất kỳ nỗ lực quân sự nào nhằm giải phóng Đông Dương khỏi người Nhật. Ông có thể nói với Halifax rằng tôi đã nói rất rõ điều này với ông Churchill. Từ quan điểm quân sự và dân sự, hành động vào thời điểm này là quá sớm.”

Tuy nhiên, Bộ Tham mưu liên quân Mỹ đồng thời lên kế hoạch rút lực lượng vũ trang ra khỏi Đông Nam Á. Để đối phó với các yêu cầu hỗ trợ từ các quan chức Pháp và Hà Lan trong việc trục xuất phát xít Nhật ra khỏi lãnh thổ thuộc địa cũ của họ, Mỹ đã thông báo với họ rằng:

“Tất cả các lực lượng hiện có của chúng tôi đang chiến đấu chống lại quân Nhật ở những nơi khác trên Thái Bình Dương, do đó Đông Dương và Đông Ấn không nằm trong tầm quan tâm của Bộ Tham mưu Hoa Kỳ.”

Việc Mỹ sẵn sàng từ bỏ các hoạt động tiếp theo ở Đông Nam Á đã dẫn đến chỉ thị của Đô đốc Lord Mountbatten – Tư lệnh tối cao tại chiến trường này, giải phóng Malaysia mà không cần sự trợ giúp của Mỹ. Sau Hội nghị Yalta (tháng 2/1945), các chỉ huy của Mỹ ở Thái Bình Dương được thông báo rằng Mỹ có kế hoạch chuyển giao cho Anh trách nhiệm về các hoạt động ở Đông Ấn thuộc Hà Lan và New Guinea. Tuy nhiên, Tổng thống đã đồng ý cho phép các hoạt động quân sự như vậy của Hoa Kỳ ở Đông Dương nhưng không để mang tiếng “cùng phe với Pháp” làm ảnh hưởng đến chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ chống lại Nhật Bản. Theo quan điểm của Hoa Kỳ, quy định nghiêm ngặt này đã loại trừ việc Hoa Kỳ hợp tác với Pháp tại trụ sở của Đô đốc Mountbatten, cũng như từ chối cung cấp tàu thuyền chở các lực lượng Pháp đến Đông Dương để tiến hành giải phóng nước này. Lập trường này của Mỹ đã bị Pháp chỉ trích nặng nề sau ngày 11/3/1945, khi Nhật lật đổ chế độ Vichy ở Việt Nam, và khiến Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố Việt Nam thống nhất và độc lập khỏi Pháp dưới sự bảo hộ của Nhật Bản. Ngày 16/3/1945, một cuộc phản đối từ Tướng de Gaulle đã dẫn đến cuộc trao đổi sau đây giữa Ngoại trưởng và Tổng thống Mỹ:

* Thông cáo gửi Tổng thống từ Bộ Ngoại giao:

Chủ đề bán đảo Đông Dương

“Đã nhận được thông báo từ Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp yêu cầu:

(1) Hỗ trợ cho các nhóm kháng chiến hiện đang chống lại quân Nhật ở Đông Dương.

(2) Kí kết một thỏa thuận về các vấn đề dân sự bao gồm các hoạt động có thể có trong tương lai ở Đông Dương.

Thông cáo này đã được chuyển tới Bộ Tham mưu Liên quân để lấy quan điểm của họ về các khía cạnh quân sự của các vấn đề, và tôi sẽ trao đổi thêm với ngài về chủ đề này khi nhận được câu trả lời của Hội đồng Tham mưu.

Đính kèm theo đây là nội dung của một bức điện mới đây từ Đại sứ Caffery mô tả cuộc trò chuyện của ông với Tướng de Gaulle về chủ đề Đông Dương. Từ bức điện này và bài phát biểu ngày 14 tháng 3 của de Gaulle, có vẻ như Chính phủ này có thể phải chịu trách nhiệm về sự yếu kém của công cuộc kháng chiến chống Nhật ở Đông Dương. Người Anh cũng có thể khuyến khích quan điểm này. Đối với tôi, nếu không ảnh hưởng đến lập trường của chúng ta về tương lai của Đông Dương, chúng ta có thể chống lại xu hướng này bằng cách đưa ra một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao, nếu ngài Tổng thống chấp thuận.

Kí tên: Bộ trưởng Ngoại giao Stettinius

* Tuyên bố được đề xuất:

“Hành động của Nhật Bản đã vén bức màn mà bấy lâu nay họ cố gắng che đậy sự thống trị mình đối với Đông Dương là do những áp lực áp lực quân sự ngày càng gia tăng chúng ta đối với phát xít Nhật. Nó là một mắt xích trong chuỗi bi kịch bắt đầu vào mùa hè năm 1941 với thỏa thuận Pháp-Nhật về “phòng thủ chung” của Đông Dương. Rõ ràng là bước đi mới này của Nhật về lâu dài sẽ trở nên vô ích.

Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp đã yêu cầu hỗ trợ vũ trang cho những ai đang chống lại phát xít Nhật ở Đông Dương. Bằng mong muốn sẽ luôn hỗ trợ cho tất cả những ai sẵn sàng cầm vũ khí chống lại kẻ thù chung, Chính phủ này sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ trong tình hình hiện tại, phù hợp với các kế hoạch mà Chính phủ đã cam kết và với hoạt động hiện đang diễn ra ở Thái Bình Dương. Tất cả các nguồn lực sẵn có của đất nước này đang được dành cho việc đánh bại phát xít và chúng sẽ tiếp tục được sử dụng theo cách được tính toán tốt nhất để đẩy nhanh sự sụp đổ của chúng.”

Phản hồi từ Nhà Trắng

Gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao:

“Theo chỉ đạo của Tổng thống, đã nhận thông cáo của Bộ trưởng Ngoại giao ngày 16/3, với chủ đề Đông Dương, kèm theo một tuyên bố đề xuất về hành động của Nhật Bản ở đó.

Tổng thống cho rằng không thể đưa ra tuyên bố được đề xuất vào thời điểm hiện tại”

Kí tên: William D. Leahy

Người Pháp cũng tích cực gây sức ép với Tổng thống và các cố vấn của ông ta qua các kênh quân sự. Sau hội nghị ở Yalta, Đô đóc Leahy báo cáo lại rằng:

“Các đại diện của Pháp tại Washington đã nối lại các cuộc gọi thường xuyên của họ đến văn phòng của tôi sau khi chúng tôi trở về từ Crimea. Hầu hết các cuộc gọi này được dán nhãn “khẩn cấp”. Họ muốn tham gia vào nhóm tình báo tổng hợp sau đó nghiên cứu các bí mật khoa học và công nghiệp của Đức; trao đổi thông tin giữa bộ chỉ huy Mỹ ở Trung Quốc và lực lượng Pháp ở Đông Dương; và đạt được thỏa thuận về nguyên tắc sử dụng lực lượng hải quân và quân đội Pháp trong cuộc chiến chống Nhật Bản (lực lượng sau này sẽ hỗ trợ đưa Đông Dương trở lại quyền kiểm soát của Pháp và cho Pháp quyền tham gia nhận viện trợ Lend-Lease của Mỹ sau khi Đức bại trận).

Phần lớn thời gian, tôi chỉ có thể nói với họ rằng tôi không có thông tin về khi nào và ở đâu Mỹ có thể sử dụng sự hỗ trợ của Pháp ở Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, chúng tôi đã cố gắng giúp đỡ các nhóm kháng chiến của Pháp đang chống lại phát xít ở Đông Dương. Phó Đô đốc Fenard đã gọi cho tôi vào ngày 18/3 để nói rằng các máy bay từ Lực lượng Không quân 14 của chúng tôi ở Trung Quốc đã chất đầy hàng cứu trợ cho các lực lượng kháng chiến ngầm nhưng không thể tiến hành nếu không có sự cho phép của Washington. Tôi ngay lập tức liên lạc với Tướng Handy, và nói với ông ấy về thỏa thuận của Tổng thống, rằng viện trợ của Mỹ cho các nhóm kháng chiến ở Đông Dương có thể được cung cấp miễn là đừng can thiệp vào các hoạt động của Mỹ chống lại phát xít Nhật.”

Xem lại : Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – P1

Xem tiếp : Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – P3

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex