Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy – When the Allies ran away : Nguyễn Tiến Hưng – P20

0 811

Phần 20 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung

Bán Đảo Cam Ranh

Hai mươi năm sau khi Nhật rút khỏi Cam Ranh, Quân Đội Mỹ vào xây cất lên một công trình vĩ đại. Với diện tích 260 cây số vuông (100 square miles), bán đảo này giống như hình một cái chai, có chiều dài 12 cây số và chiề u ngang bảy cây số ở điểm rộng nhất. Một hệ thống tiếp liệu rất lớn gồm các kho nhiên liệu, kho đạn, xưởng đại tu xe tăng, nhà máy điện, khu nhà ở, giải trí được xây cất. Thêm vào là Phi Cảng Quân Sự thật lớn. Sân bay có hai đường băng 3.200 mét, phi cơ loại nào đáp xuống cũng được. Hệ thống đường bộ chằng chịt, giao thông rất thuận tiện. Là một bán đảo, hai bên là biển mà lại có hồ chứ a nước ngọt lớn, với tr ữ lượng thường xuyên hàng tr ăm ngàn mét khối. Đó là Hồ Ao Hồ rộng 250 mét, dài 1,5 cây số. Vào cuối mùa khô tính ra cũng còn gần 300 triệu ga-lông nước. Nhờ mỏ nước ngọt trong lòng đất nên cây cối xanh tươi. Ngoài hồ, còn một số giếng nước do Quân Đội Mỹ đào, tụ lại thành 10 điểm cung cấp nước ngọt cho 15.000 lính.

Hải Cảng Cam Ranh

Cảng này là một trong ba cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới, đứng sau Sydney (Úc) và hơn Rio de Janeiro (Brazil). Ngoài bốn bến tầu (trong chín bến lúc đầu) còn tốt, còn có nhiều cầu tầu có thể bỏ neo bốc rỡ hàng hóa, và 14 phao nổi được cột xuống chắc chắn.

Khi Mỹ trao lại cho Việt Nam Cộng Hòa vào tháng Sáu thì bán đảo Cam Ranh là một của quý. Đã có sẵn một hải cảng lớn, vừa gần biển, vừa cách biển, lại có một hạ tầng cơ sở nằm sát bên để phát triển kỹ nghệ, du lịch, thủy hải sản, đóng t ầu, sửa tàu, vận tải thương thuyền hàng hải. Cam Ranh còn có hệ thống ra đa tối tân, hệ thống thông tin liên lạc qua Thái Lan. Phillippines bằng giây cáp ngầm xuyên biển, hết sức hấp dẫn với các nhà đầu tư quốc tế. Bắt ngay lấy cơ hội, phía Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu Cơ Quan Viện Trợ Hoa Kỳ SAID tài trợ một nghiên cứu sơ khởi, một dự án tiền khả thi, nhằm biến đổi một phần của bán đảo Cam Ranh, thành một khu công nghiệp.

Theo kết quả nghiên cứu thì Cam Ranh có thể phát triển theo nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu là phát triển một khu công nghiệp khoảng 2.000 mẫu tây gồm khu nhà máy, khu nhà ở, giải trí, khuôn viên bảo tồn thiên nhiên. Cảng thì đã có sẵn. Khu kỹ nghệ có thể cho thuê được ngay gồm 480 mẫu tây mặt bằng, cộng với 85.40 mét vuông nhà xưởng. Vì không phải mất tiền đền bù việc di dân, cũng không phải xây cất hạ tầng cơ sở, nên dự án tiết kiệm được thời giờ và ít tốn kém. Chỉ trong hai năm là xong. Chi phí lại rất thấp: Khoảng 10 triệu đô la, trong đó số tiền tương đương bảy triệu là tiền Việt Nam để trả nhân công, chí phí nội địa. Chỉ cần ba triệu đô la trả tiền kỹ sư và vật liệu nhập cảng là đủ. Trong giai đoạn đầu có thể cho phát triển kỹ nghệ nặng. Đặc biệt là công nghiệp hóa-dầu, amonium, phân Urea, Natri cácbônát khan (soda ash), kỹ nghệ kính để cho các công trình kiến trúc. Tất cả những nhà máy này tốn khoảng 155 triệu đô la để xây dựng và chỉ trong vòng năm năm là có thể bắt đầu hoạt động sản xuất.

Thực ra, không phải đợi tới sau năm năm: Đang phát triển giai đoạn đầ u là đã có thể làm những bước cho giai đoạn hai, nhắm vào kỹ nghệ nhẹ, chế biến. Khách đầu tư sẽ đổ xô vào ‘’vùng Vịnh’’ Việt Nam. Rồi tới những kỹ nghệ nặng hơn nữa như sắt, thép, kỹ nghệ lọc dầu, kết hợp với các dàn khoan dầu ngoài khơi.

Cảng Cam Ranh dần dần sẽ được tận d ụng. Từng bước một, công trình nghiên cứu kết luận: ‘’Phát triển cho đúng mức, tiềm năng của Cảng Cam Ranh bằng Singapore, nó sẽ là cảng Hồng Kông thứ hai’’.

Tóm lại, nếu tổng kết toàn bộ những yếu tố tiêu cực, tích cực thì hình ảnh của nền kinh tế Miền Nam thời ‘’hậu chiến’’ không phải là đen tối. Trái lại có thể nói là có nhiều triển vọng, nhiều nhà kinh tế đã đồng ý rằng Miền Nam hội đủ đi ều kiện cần thiết để tiến tới chỗ thoát khỏi tình trạng hậu tiến, cũng giống như Đài Loan, Nam Hàn. Và việc phát triển sẽ mất ít thời gian hơn là các quốc gia kia, một phần vì đã có sẵn những xây cất hạ tầng tương đối đầy đủ. Lại còn thêm của Trời cho. Quan sát tại chỗ, Đại Sứ Martin đã phát biểu cho ký giả tuần báo U. S. News and World Report [11]:

‘’Đôi khi ta thấy trong cùng một quốc gia có sự phối hợp giữa tài nguyên phong phú, một hệ thống hành chính có quyết tâm với những chính sách kinh tế hợp lý một dân tộc thông minh, khéo léo, và hết sức dẻo dai, với một khả năng cố gắng bền vững, một quyết lâm mãnh liệt và tha thiết bảo tồn tự do của mình.

Khi có một kết hợp như vậy, như hiện đang có ở Miền Nam Việt Nam, thì chỉ cần một nguồn tài chính từ ngoài vào làm vai trò tác động, để nối kết tất cả những yếu tố này lại với nhau thì có thể có những kết quả thật là xuất sắc’’.

Thực vậy, vào thời điểm đó, mục tiêu tiến tới độc lập về kinh tế sau một kế hoạch ngũ niên (1975-1980) là rất có thể tin được Bộ Kế Hoạch ước tính là chỉ cần có nguồn tài chính khiêm nhường khoảng 700 triệu đô la một năm để giúp tài trợ cho kế hoạch này là ‘’bung ra’’ được rồi (take-off). Từ 1980, miền Nam sẽ không còn phải dựa vào Hoa Kỳ nữa.

Như vậy, tổng số của nguồn tài chính này tính ra là 3,5 tỷ đô la (700 triệu cho năm năm), xấp xỉ bằng số tiền người Việt từ nước ngoài đang gửi hằng năm về cho thân nhân ở Việt Nam ngày nay.

Cú sốc mùa Thu

Em không nghe mùa thu,

Lá thu kêu xào xạc,

Con nai vàng ngơ ngác,

Đạp trên lá vàng khô?

(‘’Tiếng thu’’ – Lưu Trọng Lư)

Mùa thu là mùa êm đềm, lãng mạn. Nó gây cảm hứng cho biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ, giúp họ sáng tác nên những vần thơ, ca khúc bất hủ, vượt thời gian.

Cuối hè vào thunăm 1973, tình hình kinh tế, quân sự tại miền Nam có bề tiến bộ. Tình hình tương đối lắ ng dịu. Ảnh hưởng cuộc tấn công mùa hè đỏ lửa coi như đã khắc phục được, công việc tái định cư đoàn người di tản từ vĩ tuyến đang tiến hành khả quan, tình trạng thoái trào kinh tế của năm 1972 có chiều hướng kết thúc. Nền kinh tế đang bắt đầu có những bước đi trên đường tiến tới tự túc tự cường. Chỉ tiêu quan trọng nhất là thóc gạo: Sản xuất đã tới mức gần bảy triệu tấn, cao hơn mức 1966 tới 63%. Xuất cảng bắt đầu vươn lên, và ngân sách bắt đầu tăng nguồn thu nội địa. Bước sang thu, Miền Nam thấy có chút ánh sáng cuối đường hầm. Đùng một cái, chiến tranh Do Thái-Ả Rập đột nhiên bùng nổ. Chẳng khác gì một trận động đất lớn tới 8 độ Richter, sức rung chuy ển của nó dữ dội. Nhưng Do Thái-Ả Rập ở xa Việt Nam bao nhiêu ngàn dậm, đâu có vấn đề gì?

Ấy thế mà độ rung của nó lại thành ra cú ‘’sốc’’ dữ dội, làm xiêu nhà đổ cửa, tan hoang điêu tàn.

Hết Phần 20 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng“When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung

Xem thêm : 

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P19

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P21

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex