Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Không Quân trong trận Điện Biên Phủ và Khe Sanh – Air power in battle of Dien Bien Phu and Khe Sanh – P4

0 483

Không Quân Mỹ trong trận Khe Sanh năm 1968 quá mạnh nên kết quả trận đánh đã không lặp lại như của Không Quân của Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954 trong chiến tranh Việt Nam  – Air power in battle of Dien Bien Phu and Khe Sanh

Chương V

Tại sao lại Khe Sanh ?

Tướng Võ Nguyên Giáp tin rằng chiến thuật đã được áp dụng ở trận Điện Biên Phủ – Battle of Dien Bien Phu ở 14 năm trước sẽ tiếp tục có kết quả tại trận Khe Sanh – Battle of Khe Sanh. Khe Sanh là vùng đồi núi xen kẽ nhau và là nơi tướng Giáp có thể đào chiến hào chiến đấu, hầm đặt pháo ,… giống như ở Điện Biên Phủ

Tướng Giáp nghĩ sau khi pháo kích làm tê liệt hệ thống phòng thủ ở căn cứ Khe Sanh, các đợt tấn công liên tục bằng bộ binh sẽ chiếm được căn cứ này. Khi Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Mỹ tuyên thệ với tổng thống Mỹ Johnson rằng căn cứ Khe Sanh sẽ được giữ vững thì tướng Giáp đánh giá rằng Mỹ đã lung lay ý chí trong việc hỗ trợ miền Nam Việt Nam. Nếu ông ta có thể bao vây và chiếm được căn cứ Khe Sanh, ông có thể nhanh chóng tiến đến giải phóng toàn bộ miền Nam Việt Nam

Mỹ tiến hành nắm giữ và duy trì căn cứ Khe Sanh nhằm 2 mục đích :

– Thứ nhất : Đây là khu vực có giá trị chiến lược nằm ở phía Tây Bắc của miền Nam Việt Nam. Kh vực này gần Khu Phi Quân Sự DMZ là cửa ngõ cho các tuyến đường tiếp tế của quân Giải Phóng thâm nhập từ miền Bắc vào miền Nam qua vùng lãnh thổ Lào. Căn cứ Khe Sanh khi đó đóng vai trò giống như chốt tiền tiêu để từ đây tung ra các đợt thám thính dọc theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh hoặc có thể đóng vai trò bàn đạp cho các cuộc hành quân trên bộ cắt đứt tuyến đường này. Các máy bay trinh sát cất cánh từ sân bay ở đây có thể giám sát và phá hủy các xe tải tiếp tế của quân Giải Phóng 

–  Thứ 2 : Căn cứ này sẽ đóng vai trò như miếng mồi nhử lực lượng quân Giải Phóng đến đây để Mỹ có thể dùng phi pháo tiêu diệt

Cuộc bao vây Khe Sanh bắt đầu từ ngày 20 tháng 1 và kết thúc ngày 8 tháng 4 năm 1968. Trận chiến này lôi kéo 6.000 lính TQLC Mỹ và Biệt Động Quân miền Nam Việt Nam và hơn 30.000 quân Giải Phóng

Chương VI :

VÒNG VÂY KHE SANH

Vòng vây khe Sanh có thể được nhìn nhận từ ít nhất 4 khía cạnh vấn đề . Đó là : hoạt động tình báo, cuộc chiến trên bộ, cuộc chiến trên không và phản ứng của dư luận Mỹ. Ở đây, chúng ta tập trung vào vấn đề cuộc chiến trên không vì đây là yếu tốt then chốt trong suốt cuộc chiến và ảnh hưởng đến kết quả của trận đánh Khe SanhBattle of Khe Sanh

Ngày 20 tháng 1, trung úy La Thần Tôn – một sĩ quan pháo binh Bắc Việt đã đến căn cứ Khe Sanh và đầu hàng. Trong cuộc thẩm vấn, trung úy Tôn cho biết đã phục vụ trong quân đội suốt 14 năm. Trong các trận đánh, trung úy Tôn luôn cố gắng hết khả năng nhưng cấp trên của anh lại chọn một người trẻ hơn, ít thâm niên hơn để thăng chức đại úy. Do bất mãn nên anh đã đào ngũ và đầu hàng. Trung úy Tôn cũng tiết lộ nhiều thông tin về kế hoạch của trận đánh sắp tới, khu vực tập trung quân của 2 trung đoàn thuộc sư đoàn 325 . Kế hoạch tác chiến của sư đoàn 304 và đặc biệt là trận đánh vào căn cứ Khe Sanh. Sư đoàn 320 sẽ có nhiệm vụ tấn công căn cứ Camp Carrol nhằm ngăn chận các khẩu pháo tầm xa 175mm ở đây yểm trợ Khe Sanh

Trung úy Tôn cũng cho biết cuộc tấn công Khe Sanh sẽ bắt đầu vào giữa khuya rạng sáng ngày 21 tháng 1. Sau khi đánh chiếm Khe Sanh, quân Giải Phóng sẽ tiến về tấn công Quảng Trị và Huế. Sau khi biết rõ tin tức và kế hoạch tấn công, bộ tư lệnh quân đội Mỹ đã tiến hành kế hoạch phòng thủ. Đúng như lời tiết lộ, khuya rạng sáng ngày 21 tháng 1, quân Giải Phóng đã nổ súng tấn công

Cuộc tấn công được khởi đầu bằng các cuộc pháo kích dữ dội. Lợi dụng cuộc pháo kích, các đặc công quân Giải Phóng đã xâm nhập với mục đích nổ tung các hàng rào kẽm gai để bộ binh tấn công. Các đặc công đã bị chặn đứng và giết chết. 

Lúc 5h30 sáng, đợt tấn công mới lại bắt đầu, lần này pháo binh Bắc Việt đã bắn chính xác làm nổ tung kho đạn chính của căn cứ Khe Sanh. Các ngày sau đó cho đến khi kết thúc trận đánh, trận đánh quy mô lớn đã không diễn ra mà chủ yếu là trận với quy mô cỡ vừa nhằm giành giật các quả đồi, các cuộc pháo kích giữa 2 bên và điểm tập trung chính là chương trình oanh tạc Niagara , chương trình tiếp tế cho các ngọn đồi tiền tuyến và chiến dịch giải cứu Pegasus

Chiến dịch Niagara

Chiến dịch Niagara – Operation Niagara hay Operation Niagara Falls được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là giai đoạn thu thập thông tin tình báo từ các thiết bị cảm biến, không ảnh, … để từ đó Không Quân Mỹ lập sẵn kế hoạch yểm trợ, tọa độ oanh kích, .. cho các cuộc không kích yểm trợ căn cứ Khe Sanh . Giai đoạn 2 là giai đoạn không kích bắt đầu từ giữa tháng 1  và kéo dài đến hết tháng 3. Trong suốt thời gian này, không quân Mỹ liên tục oanh tạc các vị trí của quân Giải Phóng để yểm trợ căn cứ Khe Sanh

Lực lượng Không Quân trong trận Khe Sanh – Air Power in battle of Dien Bien Phu bao gồm các đơn vị của Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Hải Quân. Các máy bay được sử dụng là các máy bay F-4 Phantom, A1- Skyraider, A-6 Intruder, A-7 Corsair , F-100 Sabre, .. và cả máy bay B-52 thuộc lực lượng Không Quân Chiến Lược …

Trong các cuộc oanh kích, khốc liệt nhất chính là các đợt oanh kích bằng máy bay B-52. Các máy bay này bay theo đội hình 3 chiếc, mỗi máy bay mang theo khoảng 100 quả bom 225 Kg bên ngoài tuyến phòng thủ và cách tuyến này 100m . Mỗi ngày có khoảng 330 chuyến xuất kích bằng máy bay B-52 và các máy bay khác, ném xuống đây tổng cộng 200.000 tấn bom

Không vận

Cuộc không vận sử dụng các máy bay trực thăng UH-1 Huey, C-47 Chinook, … nhưng lượng hàng hóa lớn nhất do các máy bay C-130 và C-123 đảm trách . Máy bay C-130 và C-123 đã tiến hành 668 phi xuất thả dù và 460 lần hạ cánh xuống sân bay Khe Sanh . Các đợt không vận này đã đảm bảo cho lực lượng TQLC ở căn cứ Khe Sanh đủ sức duy trì khả năng chiến đấu 

Quân Giải Phóng đã bố trí lực lượng phòng không dày đặc chung quanh căn cứ Khe Sanh. Mỗi lần tiến hành các phi vụ tiếp tế là mỗi lần máy bay Mỹ gặp nguy hiểm. Mây mù che phủ sân bay và các đám mây thấp ở tầng cao dưới 200m khiến các đợt hạ cánh vô cùng nguy hiểm. Quân Giải Phóng bố trí lực lượng pháo và súng cối dày đặc quanh căn cứ Khe Sanh, mỗi lần máy bay hạ cánh là pháo và súng cối bắn liên tục vào sân bay. Do đó, từ lúc hạ cánh đến lúc cất cánh không quá 3 phút và các phi công đôi khi cảm thấy thời gian như vậy cũng đã quá lâu

Áp lực của pháo binh quân Giải Phóng quá lớn nên từ đầu tháng 2, Không Quân Mỹ chủ yếu tiếp tế cho căn cứ Khe Sanh bằng cách thả dù

Xem lại từ đầu : Không Quân trong trận Điện Biên Phủ 1954Không Quân trong trận Khe Sanh 1968Air Power in battle of Dien Bien Phu 1954Air Power in battle of Khe Sanh 1968 

Xem lại : Không Quân trong trận Điện Biên Phủ 1954Không Quân trong trận Khe Sanh 1968Air Power in battle of Dien Bien Phu 1954Air Power in battle of Khe Sanh 1968 – P3

Xem tiếp : Không Quân trong trận Điện Biên Phủ 1954Không Quân trong trận Khe Sanh 1968Air Power in battle of Dien Bien Phu 1954Air Power in battle of Khe Sanh 1968 – P5

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex