Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Vì sao người Nga có mặt ở Việt Nam ? – Why were Russian troop in Vietnam war ?

0 503

Trong bài ‘Why Were the Russians in Vietnam?’ (Vì sao người Nga có mặt ở Việt Nam ?) trên New York Times ̣(27/03/2018), Giáo sư Sergey Radchenko đã đánh giá lại quyết định của Liên Xô trong Chiến tranh Việt Nam, dựa trên các tài liệu tiếng Nga thời Xô Viết.

Nikita Khrushchev, TBT Đảng Cộng sản Liên Xô, ban đầu chỉ coi vấn đề Việt Nam hoàn toàn có tính ngoại vi, là thứ yếu so với quan hệ Xô – Trung.Thậm chí, Khrushchev còn không tin tưởng ban lãnh đạo Bắc Việt và nói trong số họ có những kẻ ‘lai Tàu’ (nguyên văn là một từ miệt thị Chinese half-breeds). Nhưng sang thời Leonid Brezhnev, vị thế của Hà Nội được coi trọng hơn. Lý do, theo GS Radchenko, không phải vì tân TBT Đảng CS Liên Xô và người cộng sự số một, Thủ tướng Andrei Kosygin, đột nhiên yêu quý người Việt Nam, mà vì cuộc chiến Việt Nam giúp cho họ giành vị thế ‘ngang với Mỹ’.

‘Đôi bên cùng có lợi’

Brezhnev khi đó cùng ban lãnh đạo mới đối mặt với cuộc khủng hoảng về tính chính danh. Khi đó, Phía ban lãnh đạo Brezhnev đánh giá rằng : “Nếu Liên Xô trợ giúp cho lực lượng Bắc Việt Nam chống lại ‘chủ nghĩa đế quốc Mỹ’ sẽ giúp ban lãnh đạo Liên Xô được công nhận và khi đó nhân dân Liên Xô sẽ đánh giá lại về chính phủ của họ. Đối với phương diện quốc tế, Liên Xô sẽ tiếp tục giương cao lá cờ chính nghĩa và như những người thừa kế chính đáng của lá cờ lãnh đạo trong phe xã hội chủ nghĩa.”

Cũng vì chính lý do đó, Moscow cố gắng cải thiện quan hệ với Trung Quốc và năm 1965, . Tuy nhiên, nỗ lực của Liên Xô làm lành với Trung Quốc – Kosygin có chuyến thăm Bắc Kinh năm 1965 – đã không được Mao đón nhận mặn mà, theo GS Radchaneko. Cùng lúc đó, theo nhà nghiên cứu chính trị từ ĐH Cardiff, Hà Nội cũng có tham vọng và tính toán để ngả về phía Moscow. Nhu cầu thực tiễn là Hà Nội cần vũ khí và viện trợ từ Moscow.

Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc giúp cho Bắc Việt Nam quyết định rõ rệt hơn trong việc chọn Moscow dù trước đó, ông Lê Duẩn đã tỏ ra ngả về phía Bắc Kinh một cách chiến thuật. Ban lãnh đạo Hà Nội lo ngại phong trào cực đoan (của CM Văn Hóa ở Trung Quốc) khuấy lên biến động trong giới người Hoa đông đảo tại Bắc Việt Nam.

Về vị thế, Hà Nội cũng muốn vươn lên đóng vai trò lãnh đạo cách mạng XHCN ít ra là ở vùng Đông Nam Á, và không muốn chấp nhận vai trò đàn em (underling) của Bắc Kinh. Chuyến thăm của Henry Kissinger sang Trung Quốc năm 1971 khiến Hà Nội cảm thấy ‘họ đã không được tham vấn và bị phản bội”.

Ông Radchenko nay cho rằng từ năm đó, Bắc Việt Nam đã muốn hoàn toàn ngả về phía Liên Xô. Radchenko viết .

“Trong chuyến thăm đến Moscow tháng 12/1971, Tướng Võ Nguyên Giáp đã đem đến thông điệp đó khi Bắc Việt Nam chuẩn bị cho cuộc chiến dịch Đông Xuân nhằm đánh cú cuối cùng vào Nam Việt Nam. Ông Giáp hứa rằng một chiến thắng chung của Liên Xô và Bắc Việt Nam sẽ báo hiệu Hà Nội thăng tiến trong đẳng cấp lên làm lãnh đạo, và là đầu tàu của phe XHCH ở Thế giới thứ ba”,

“Lãnh đạo Liên Xô đã đồng ý với sứ mệnh đó của Bắc Việt Nam sau khi ông Giáp hứa để hải quân Liên Xô có quyền dùng Vịnh Cam Ranh, khi đó vẫn do Hoa Kỳ kiểm soát.”

Nhưng quan trọng hơn, trong chuyến thăm mùa hè 1973 sang Liên Xô, ông Lê Duẩn đã bày tỏ rõ rệt lo ngại về Trung Quốc. “Ông Duẩn nói với Brezhnev ông nghĩ Mao đã chuẩn bị để xâm lăng toàn bộ Đông Dương và Đông Nam Á nếu có điều kiện chín muồi,”

“Brezhnev đã hứa sẽ giúp bảo vệ Việt Nam – lần này là chống lại nước láng giềng phía Bắc của họ.”

Trong suốt cuộc chiến ở Việt Nam, Liên Xô đã cung cấp cho Bắc Việt 95 tổ hợp tên lửa SAM 2, hơn 500 máy bay, 120 trực thăng, 2.000 xe tăng, 5000 pháo các loại. Liên Xô cũng cử sang Việt Nam hơn 10.000 cố vấn, chuyên viên kỹ thuật, … để hướng dẫn, đào tạo, .. sử dụng các trang thiết bị vũ khí, thông tin liên lạc, chiến thuật áp dụng trên chiến trường, …

Vai trò đặc biệt nhất chính là cố vấn và chuyên viên kỹ thuật huấn luyện tên lửa SAM 2 và máy bay chiến đấu MIG. Trong nhiều trường hợp, chính các cố vấn và chuyên viên kỹ thuật này trực tiếp tham chiến và nhiều lần bắn hạ máy bay Mỹ

Đầu tư danh tiếng quá đắt ?

Vẫn bài báo của Sergei Radchenko cho rằng ngay từ năm đó Brezhnev đã hứa với Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng rằng Liên Xô sẽ viện trợ cho nước Việt Nam hậu chiến để công nghiệp hóa nền kinh tế. Mục đích của Brezhnev là để cho toàn vùng Đông Nam Á thấy lợi ích của việc đi theo con đường XHCN.

Nhà lãnh đạo Liên Xô không chỉ đồng ý xóa nợ cho Việt Nam và còn cho vay và viện trợ nhiều.

Sergei Radchenko cho rằng đến năm 1990, Việt Nam nhận hơn 11 tỷ USD viện trợ và đa số khoản này họ không bao giờ trả.

Trong thập niên 1980, viện trợ cho Việt Nam “thành gánh nặng cho kinh tế Liên Xô, góp phần khiến nước này vỡ nợ”, theo ông Radchenko.

Kết luận bài viết, tác giả này cho rằng thắng lợi trong Cuộc chiến Việt Nam chỉ là chiến thắng vô ích (Pyrrhic victory), ít ra là cho Moscow. Dù cuộc chiến đem lại tính chính danh và uy tín của một đại cường, nó đã không đem lại gì tốt đẹp cho ngân sách nhà nước.

Ông Sergei Radchenko cảnh báo sự can dự của Moscow ngày nay tại Syria, giống như chiến tranh ở Việt Nam, dễ gây ra hậu quả lâu dài tai hại cho nước Nga.

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex