Không lực và cuộc di tản trong trận Khâm Đức – Airpower in the battle of Kham Duc
Trận Khâm Đức là trận đánh ác liệt và cuối cùng quân Mỹ đã phải dùng không quân di tản toàn bộ binh sĩ và người dân – Air power and airlift in the Battle of Kham Duc . Sau đây là tài liệu về Không lực và giải cứu trong trận Khâm Đức – Airpower in the battle of Kham Duc
Ngày 12 tháng 5 năm 1968, Quân đội Mỹ phải huy động mọi binh chủng, trên bầu trời là đầy trực thăng, máy bay vận tải, máy bay chiến đấu, … Các máy bay này đều được đặt dưới quyền chỉ huy của các máy bay chỉ huy tiền phương – FAC để đặt dưới sự phân bổ, sắp đặt đường bay, hướng bay, độ cao, … để tránh va chạm vào nhau. Tất cả nhằm giải cứu 1.500 người Mỹ, binh sĩ người Việt và dân thường với người già, phụ nữ, trẻ em, … khỏi sự tấn công của 2 trung đoàn Quân Giải Phóng
Tài liệu này do tác giả là trung tá Alan C. Gropman biên soạn và được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Không Quân và làm tài liệu giảng dạy tại trường Đại Học Không Quân Mỹ tại căn cứ Không Quân Maxwell bang Alabama
GIỚI THIỆU
Cuối tháng 1 năm 1968, Quân Giải Phóng tổ chức cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 trên toàn bộ 34 tỉnh thành ở miền Nam Việt Nam. Cuộc tấn công kéo dài vài tuần ở phần lớn lãnh thổ nhưng kéo dài vài tháng ở những khu vực gần biên giới Việt Nam – Campuchia và Việt Nam – Lào . Căn cứ Khe Sanh nằm gần biên giới Việt Lào thuộc vùng I Chiến Thuật đã bị tấn công từ cuối tháng 1 và bị bao vây cho đến đầu tháng 4 mới được giải vây. Căn cứ của Thủy Quân Lục Chiến này bị bao vây và bị tấn công mỗi ngày bằng các cuộc pháo kích từ các ngọn đồi chung quanh
Trong trận đánh Khe Sanh, Các máy bay của Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến đã ném 40.000 tấn bom, các máy bay B-52 đã thả 60.000 tấn bom và các cuộc tiếp tế đã thả 12.000 tấn tiếp liệu để duy trì sự phòng thủ ở căn cứ Khe Sanh.
Một tháng sau khi vòng vây Khe Sanh được dỡ bỏ, Không quân Mỹ đã tổ chức cuộc di tản khỏi căn cứ Khâm Đức
VỊ TRÍ
Trận Khâm Đức 1968 – Battle of Kham Duc 1968là một trong những trận đánh lớn ở thị trấn Khâm Đức, phía bắc tỉnh Quảng Tín bây giờ là tỉnh Quảng Nam vào ngày 10-12 tháng 5 năm 1968
Căn cứ Khâm Đức hay còn gọi là trại Khâm Đức là trại của lực lượng Dân Sự Chiến Đấu – CIDG nằm tại thị trấn Khâm Đức . Đây là thị trấn nằm phía Bắc tỉnh Quảng Tín và sát bên Quốc Lộ 14 , song song với biên giới Lào và thuộc vùng I Chiến Thuật, 4 bề đều được bao bọc bằng núi cao. Trại Đặc Biệt Khâm Đức được đặt tên theo tên ngôi làng Khâm Đức cách đó 800m về hướng Đông Bắc. Làng có 272 người và phần lớn là lính Việt Nam và người Thượng đi lính cho trại Khâm Đức. Trại có 1 đường băng xi măng nhựa đường dài khoảng 1800m. Trại Khâm Đức được phòng thủ bởi tổ A-105 thuộc nhóm 5 Lực Lượng Đặc Biệt – 5th Special Forces Group. Nhiệm vụ của nhóm này là huấn luyện lực lượng Dân Sự Chiến Đấu người Thượng. Trại Khâm Đức nằm ở phía Nam của Khe Sanh. Sau khi mất Làng Vei trong trận đánh Khe Sanh. Trại Khâm Đức là căn cứ duy nhất của VNCH nằm sát đường mòn Hồ Chí Minh và chỉ cách biên giới Lào 18km
Trại Khâm Đức nằm ở vùng thấp, chung quanh là các dãy đồi núi bao bọc, các chuyến bay tiếp tế đều thường đối mặt với các mối nguy hiểm từ các tổ phòng không của Quân Giải Phóng đặt ở các ngọn đồi chung quanh
Căn cứ Khâm Đức nằm sát Quốc Lộ 14. Tuyến đường này chạy dài song song biên giới Việt Lào . Lực lượng ở căn cứ Khâm Đức có một số nhiệm vụ chính : Chặn đứng các đường liên lạc của Quân Giải Phóng trong khu vực, kiểm soát dân cư trong vùng, huấn luyện và tổ chức lực lượng Dân Sự Chiến Đấu – CIDG cho đồng bào người Thượng trong vùng .
Trại Khâm Đức nằm gần làng Khâm Đức với dân số 272 người và phần lớn nam giới trong làng đều đi lính cho trại Khâm Đức
Từ tháng 4 năm 1968, lực lượng công binh Mỹ đã tiến hành sửa chữa căn cứ Khâm Đức nhằm thiết lập một trạm thu phát sóng ở đây. Sau khi mất căn cứ Làng Vei vào tháng 2, trại Khâm Đức trở thành căn cứ duy nhất nằm sát biên giới ở vùng I Chiến Thuật. Do nằm ở vị trí hiểm yếu, có khả năng tiến hành các cuộc thăm dò, ngăn cản tuyến đường mòn Hồ Chí Minh và trước khả năng Mỹ đang tiến hành nâng cấp căn cứ này nên Quân Giải Phóng đã tổ chức cuộc tấn công nhằm tiêu diệt căn cứ Khâm Đức
TĂNG CƯỜNG CHO CĂN CỨ KHÂM ĐỨC
Vào đầu 4, các tin tức tình báo cho thấy căn cứ Khâm Đức đang bị đe dọa . Vào ngày 5 và ngày 12 tháng 4, các bản báo cáo và phân tích cho thấy Quân Giải Phóng đang chuẩn bị tấn công căn cứ Khâm Đức . Ngày 19 và ngày 26 tháng 4, các máy bay trinh sát và các tổ thám báo cho biết lượng lớn Quân Giải Phóng đã tập trung trong khu vực gần Khâm Đức . Các bức không ảnh cho thấy quân Bắc Việt đang xây các tuyến đường trong khu vực, trong đó có tuyến đường nối từ phía Lào về tuyến đường QL 14 nằm ở phía dưới Khâm Đức
Ngày 3 tháng 5, lượng lớn quân Bắc Việt đã tập trung quanh căn cứ Khâm Đức. Một tù binh bị bắt giữ đã cho biết họ đang chuẩn bị tấn công căn cứ Khâm Đức
Trước mối đe dọa rõ ràng cho trại Khâm Đức, cơ quan chỉ huy Mỹ MACV đã quyết định tăng cường cho trại Khâm Đức một tiểu đoàn . Ngày 10 tháng 5, 600 binh sĩ cùng các trang thiết bị đã được đưa đến Khâm Đức . Ngày 11 tháng 5, thêm 32 binh sĩ cùng các thiết bị tiếp tục được đưa đến trại. Các đợt chuyển quân này sử dụng các máy bay C-130 và tiến hành trong điều kiện khẩn cấp chiến thuật. Đó là mức ưu tiên cao nhất ở chiến trường Việt Nam. Các chuyến bay này đều được lấy từ các nhiệm vụ khác để ưu tiên cho trại Khâm Đức đang bị đe dọa
Lực lược chiến đấu Mỹ ở trại Khâm Đức đã lên mức tiểu đoàn, đây là lực lượng có quy mô gấp nhiều lần với các trại thông thường. Vào ngày 10 tháng 5, báo cáo cho thấy có 1.760 ở Khâm Đức. Trong đó có 272 người là phụ nữ, người già và trẻ em. Còn lại là cố vấn Mỹ, binh sĩ Mỹ, công binh, lính Dân Sự Chiến Đấu người Việt. Lực lượng chiến đấu chính là tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 1, lữ đoàn 196 bộ binh Mỹ. Tất cả đặt dưới quyền chỉ huy của trung tá Robert B. Nelson cũng là tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn 2.
Ngay khi vừa đến trại Khâm Đức, trung tá Nelson đã cho củng cố lại toàn bộ tuyến phòng thủ. Ông biết rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ lần này là phải giữ trại Khâm Đức với vị trí chiến lược hiểm yếu của nó. Do đó, khi chuẩn bị không vận từ Phú Bài ở vùng I Chiến Thuật vào Khâm Đức, ông đã gạt bỏ mọi binh sĩ mà thời hạn quân dịch ở Việt Nam còn dưới 60 ngày
THẤT THỦ Ở TRẬN NGOK TAVAK
Khi trung tá Nelson đến trại Khâm Đức thì quân Bắc Việt đang tấn công trại Ngok Tavak trận đánh . Trại Ngok Tavak được xem là tiền đồn của căn cứ Khâm Đức. Trại này là một khu quân sự của người Pháp khi xưa, cách Khâm Đức khoảng 5.5 km về hướng Tây Nam. Tại đó cũng có một phi đạo nhưng ngắn hơn ở Khâm Đức nhiều.
Tại Ngok Tavak có 33 binh sĩ TQLC Mỹ, 8 binh sĩ Đặc Biệt, 3 cố vấn Úc và 173 binh sĩ CIDG người Việt. Từ ngày 6 tháng 5, trại Ngok Tavak bắt đầu bị pháo kích nặng nề và quân Bắc Việt với quy mô 2 trung đoàn liên tục tấn công vào trạ. Đến ngày 9 tháng 5, sau 4 ngày liên tục bị pháo kích và tấn công trên bộ, không chịu nổi áp lực, các binh sĩ CIDG nổi loạn, chống lại lệnh các cố vấn Mỹ và bỏ chạy theo đường QL 14 về phía trại Khâm Đức. Trên đường đi, họ bị phục kích và phải tháo chạy về lại trại Ngok Tavak
Xem tiếp : Không lực và cuộc di tản trong trận Khâm Đức – Airpower in the battle of Kham Duc – P2