Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P15

0 365

Phần 15 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung

Ngày 29.3.1975, Tổng Thống Nixon buộc phải bãi bỏ đặc quyền hành pháp để xúc tiến vụ điều tra này. Trong tình trạng đó, chuyến công du của Tổng Thống Thiệu có thể được ví như một đoạn phim ngừng lại giây lát trước khi những biến cố chính xảy ra. Lúc này đầu óc ông Nixon đã rối bời, còn tâm trí nào mà tiếp đón ông Thiệu!

Tuy nhiên, lễ đón tiếp được cử hành khá trang trọng. Một hàng lính danh dự đứng dàn chào khi ông Thiệu tới San Clemente. Ông Nixon tiếp ông Thiệu trong khuôn viên biệt lập của Casa Pacifica. An ninh được bảo đảm chu toàn vì tư dinh này cách ngăn xa lộ chính, chỉ có một ngả đi vào thì đã được canh phòng cẩn mật. Nếu lái xe từ Orange County xuống San Diego, ta nhìn thấy San Clemente nằm kề bãi cát thoai thoải bên bờ Thái Bình Dương. Trời xanh, mây trắng, khí hậu mát mẻ của miền ôn đới sánh với cái nóng hừng hực ở Sài Gòn lúc vào hè. Ông Thiệu tuy mệt sau chuyến bay dài, nhưng cũng thấy thoải mái và có hy vọng. Ông hy vọng Nixon sẽ ‘’công khai tái xác nhận những bảo đảm của Hoa Kỳ’’ như đã hứa ngày 17 tháng 1.1973. Nhưng ngược lại, chỉ hai giờ đồng hồ sau khi đáp xuống San Clemente, hai Phụ Tá Tổng Thống là Ron Ziegler và Bob Haldeman đã nói ngay với ông Nhã là ‘’sẽ không có bản thông cáo chung giữa hai Tổng Thống ’’ sau cuộc họp. Ông Thiệu bàng hoàng, ‘’Họ đối xử với Đồng Minh như vậy đấy ư? Nói với họ tôi sẵn sàng trở về Sài Gòn, và hãy chuẩn bị phi cơ đi!’’. Ông Kissinger được thông báo về vụ đổ bể này, vội gặp Nhã và quả quyết: ‘’Đó chỉ là sự hiểu lầm, sẽ có bản tuyên cáo chung’’. 

Bữa tiệc ở Dinh Casa Pacifica được coi là quốc yến. Tuy nhiên chưa thấy bao giờ quốc yến để khoản đãi vị Nguyên Thủ một Quốc Gia Đồng Minh mà lại chỉ vỏn vẹn có mười hai người tham dự, kể cả chủ và khách. Lý do phía Mỹ đưa ra là ‘’không đủ chỗ ngồi’’. Trong bữa cơm, ông Thiệu cố nhá miếng bít tết dày cộm khó tiêu để khỏi phụ lòng chủ nhân. Về sau ông nghe chuyện báo chí chỉ trích ông Nixon là đã đãi ông Thiệu bít-tết trong khi giá thịt bò đang leo thang, ông phàn nàn ‘’tôi đâu có muốn ăn thịt bò’’. Phái đoàn tiền phong của Việt Nam đã không được hỏi ý kiến trước về thực đơn.

Sau bữa ăn tại tư dinh ông Nixon, phái đoàn Việt Nam có muốn đáp lễ bằng một bữa tiệc ở khách sạn Century Plaza ở Los Angeles. Nhưng phía Mỹ từ chối vì lý do an ninh. Ông Kissinger sau này viết lại trong hồi ký của ông là trên thực tế, ông ta sợ ‘’biểu tình và không đủ số người dự tiệc’’. 

Đối với ông Thiệu, điểm đặc biệt của chuyến công du là lối tiếp tân thân mật của ông Ronald Reagan, Thống Đốc Calilornia tại khách sạn Beverly Wilshire. Trước đây, ông Thiệu đã tiếp đón ông Reagan nồng hậu khi ông viếng thăm Sài Gòn. Hồi đó, ông có tặng ông Reagan một cái ngà voi và nói đùa với ông ta: ‘’Một ngày nào đó, Ngài sẽ lên voi’’.

Không ngờ mà lại thành sự thật. Tổng Thống Reagan thành công vẻ vang trong cả hai nhiệm kỳ.

Trong buổi tiếp tân hôm ấy có mặt hai tài tử nổi tiếng là Zsa Zsa Gabor và John Wayne. John Wayne có cảm tình ngay với ông Thiệu và cố làm cho ông vui, mặc dù có biểu tình phản chiến ngay trước khách sạn. John Wayne vừa nói đùa với ông Thiệu vừa lấy tay làm cử chỉ như người nắm lấy hai thanh niên biểu tình, giơ cao lên và đập đầu vào nhau: ‘’ Ông có biết tôi sẽ làm gì không? Tôi sẽ tóm cổ tụi nó và xách đi như trong phim xi-nê vậy’’. 

Khi cuộc họp chấm dứt là tới lúc công bố bản thông cáo chung của hai bên. John Holdridge thuộc Hội Đồng Cố Vấn An Ninh và Phụ Tá H. R. Haldeman lại giở giọng: Không muốn nói rõ ràng chi tiết về viện trợ kinh tế. Phía Việt Nam muốn ông Nixon hứa hẹn cho rõ. Ông Nhã hồi tưởng lại: ‘’Chúng tôi phải tranh đấu từng gang tấc cho bản thông cáo này’’. Cuối cùng còn vài phút trước khi họp báo, phía Hoa Kỳ nhượng bộ.

Ông Thiệu kể lại là lúc Tổng Thống Nixon tạm biệt để tiễn ông lên trực thăng ra phi trường, hồn vía ông ta như ở đâu đâu. Trực thăng vừa cất cánh, ông đã quay gót trở lại, vội vã đi vào nhà. Ông Thiệu nhớ lại những lần trước gặp Nixon ở Sài Gòn hoặc ở Đảo Midway năm 1969, lễ nghi tiễn biệt đã kéo dài, ông ta vui vẻ giơ tay vẫy thật lâu. Tuy linh cảm là có chuyện khó khăn, ông Thiệu cũng đã có được sự tái xác nhận về những cam kết yểm trợ Việt Nam Cộng Hòa. Một tháng sau khi trở về, vào ngày 20 tháng Năm 1973, ông ra Quốc Hội công bố những biện pháp ‘’Tái thiết kinh tế hậu chiế n’’. Mục tiêu đề ra là tới năm 1980 thì Việt Nam Cộng Hòa sẽ phát triển tới mức tự túc, tự cường. Ông nói là trong vòng bảy năm tới, với viện trợ Hoa Kỳ đầy đủ, Miền Nam sẽ dốc toàn lực vào lãnh vực kinh tế và phát triển xã hội. Nghe phấn khởi quá, các Nghị Sĩ, Dân Biểu đứng lên vỗ tay rần rần, nồng nhiệt hưởng ứng.

Viện trợ lại thành con tin

Ngày 29 tháng Ba.1973, nhóm tù binh Mỹ cuối cùng rời Hà Nội. Tưởng rằng vậy là xong xuôi, ngờ đâu lại có tin Kissinger sắp đi Paris để ‘’đàm phán’’ thêm. Ông Thiệu càng nghi ngờ chắc lại sắp có chuyện gì đây. Y như năm 1968, Nixon vừa lên ngôi lần thứ hai là lại trở mặt. Kissinger sắp đàm phán với phái đoàn Bắc Việt một ‘’Thông cáo’’ (Commumqué) về việc thực thi Hiệp Định đình chiến. Một lần nữa, mối dây liên lạc Mỹ-Việt rơi vào khủng hoảng. Hiệp Định Paris ký rồi, bây giờ Mỹ lại bắt nhượng bộ thêm? Theo như ‘’Thông cáo’’, một sự kiện ít ai để ý tới, là Bắc Việt lại có quyền di chuyển quân dụng qua vùng Phi Quân Sự (DMZ).

Ông Thiệu cho rằng trong suốt thời gian tranh đấu tại hòa đàm, Bắc Việt chỉ nhượng bộ một điểm là không chuyển quân qua vùng Phi Quân Sự. Giờ đây, chỉ bốn tháng sau, Kissinger lại qua Paris và nhường thêm điểm chót. Ông Thiệu chua chát hỏi lại: ‘’làm sao quân dụng như xe tăng, tàu bò có thể đi qua vùng DMZ mà không có ‘’tài xế ’’ và ‘’nhân viên’’ bảo trì đi coi?’’ Và khi nhượng điểm chót này, vĩ tuyến thứ 17 không còn là ranh giới rõ rệt của miền Nam nữa.

Thế là viện trợ lại trở thành con tin. Lời đi tiếng lại giữa hai ông Nixon và Thiệu vào giai đoạn này còn gay gắt hơn lúc Tuyển Cử xong rồi, Washington đã rảnh tay, hết lo Sài Gòn chống đối. Ngày 21 tháng Năm 1973 (tức ngày 22.5 Sài Gòn), Tổng Thống Nixon gửi Phụ Tá Ngoại Trưởng William Sullivan sang Sài Gòn mang theo một mật thư.

Sao mà quá bén nhậy: Vừa đúng hai ngày sau khi ông Thiệu đưa chương trình tái thiết ra Quốc Hội, Nixon đã đem ngay ‘’kế hoạch kinh tế dài hạn Ngài vừa công bố’’ ra mặc cả.

Ông viết:

White House

Ngày 21 tháng Năm 1973

Thưa Tổng Thống,

Khi ở San Clemente, tôi đã nói với Ngài về việc xin Quốc Hội Hoa Kỳ viện trợ đầy đủ nó khó khăn như thế nào. Tuy nhiên tôi cũng đã nói với Ngài là chúng tôi sẽ dồn mọi nỗ lực để không những xin đầy đủ viện trợ cho nhu cầu hiện tại của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn yểm trợ cho những kế hoạch kinh tế dài hạn mà Ngài vừa công bố. Nỗ lực này đang tiến hành tốt đẹp và được đặt vào ưu tiên hàng đầu….

Nhưng tôi thẳng thắn khuyên cáo Ngài rằng chỉ có mối bất đồng nhỏ nhoi giữa chúng ta trong tình thế này cũng đủ làm tiêu tan nỗ lực trên. Tôi tin chắc rằng Ngài sẽ cân nhắc kỹ lưỡng điều trên khi đọc lá thư này.

Trân trọng

(ký) Richard Nixon

Khi ông Thiệu vẫn không đồng ý ký vào bán thông cáo, Nixon đi đến chỗ quyết liệt:

White House

Ngày 6 tháng 6.1973

Thưa Tổng Thống,

Quyết định mà Ngài phải làm là chỉ thị cho đại diện của Ngài đi Paris để cùng với Tiến Sĩ Kissiger ký vào Thông cáo như hiện trạng …, hoặc ngược lại, Ngài không chịu ký, hủy bỏ Hiệp Định, và chịu hậu quả thảm khốc không thể tránh được….

Đó là sự nhận định tình hình trung thực của tôi, sự lựa chọn thật rõ ràng…

Tôi tin tưởng ở sự hiểu biết bao quát của Ngài về những quyền lợi chung của chúng ta và sẵn sàng trả lời thuận trước 12 giờ trưa ngày 7 tháng 6, giờ Sài Gòn.

Trân trọng,

(kí) Richard M. Nixon

Ông Thiệu viết thư trả lời Nixon, giải thích tại sao phía Việt Nam Cộng Hòa không chấp nhận được. Trong khi đó, ông cho báo chí ở Sài Gòn bình luận rộng rãi về bản Thông Cáo là rất bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Vừa nhận được thư, Nixon hồi âm cùng một ngày:

White House

Ngày 7 tháng 6.1973

Thưa Tổng Thống,

Tôi không thể lường đoán nổi hậu quả quyết định của Ngài trước Quốc Hội và công luận Hoa Kỳ. Hậu quả đó chắc chắn sẽ bất lợi cho Ngài và có thể gây tai họa. Tôi rất tiếc và buồn phiền khi thấ y công cuộc mà chúng ta đã cùng nhau chia sẻ rất nhiều nay bị sụp đổ như thế này.

Xin Ngài trả lời cho chúng tôi trước 8 giờ sáng ngày 8 tháng 6, giờ Paris để tiện tiến hành.

Trân trọng

(kí) Richard M. Nixon

Đọc tới chữ ‘’tai họa’’, ông Thiệu phê ở ngoài lề bức thư: ‘’Chúng ta phải chuẩn bị cẩn thận cho biến cố này’’.

Thế rồi trong văn thư đề ngày 8 tháng 6, 1973 trả lời ông Nixon, ông Thiệu vẫn nói là phía Việt Nam Cộng Hòa đồng ý để Hoa Kỳ và Bắc Việt ký kết với nhau trên nguyên tắc, rồi sau đó hai bên sẽ kêu gọi (appeal) cả chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và chính phủ Cách Mạng Lâm Thời chấp hành những điều khoản của bản Thông Cáo.

Hết Phần 15 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng“When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung

Xem thêm : 

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P14

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P16

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex