Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận Khe Sanh – Battle of Khe Sanh – Siege of Khe Sanh 1968 – P20

0 510

Trong trận Khe Sanh – Battle of Khe Sanh – Siege of Khe Sanh 1968 , các đợt không kích sẽ được Radar TPQ-10 sẽ phát luồng tín hiệu để liên kết với máy bay. Các tọa độ máy bay, tọa độ mục tiêu, hướng gió, …. sẽ được FSCC tính toán và gửi đến máy tính để tính toán thời điểm ném bom

Đối với các máy bay hiện đại như A-4 Skyhawk, A-6 Intruder, trên máy bay đã được lắp các thiết bị kết nối tín hiệu, nên các kiểm soát viên có thể chuyển tín hiệu để máy bay tự động thả bom. Một kiểm soát viên trên mặt đất có thể xử lý 1 máy bay, 1 biên đội bay với 2 chiếc, 1 phi đội bay với 4 chiếc miễn là các máy bay này bay theo đội hình cố định 

Máy bay A-6 Intruder rất được các kiểm soát viên ưa thích trong trong trận Khe SanhBattle of Khe SanhSiege of Khe Sanh 1968 do loại máy bay này có sức tải vũ khí lớn. Máy bay A-6 Intruder mang theo 28 quả bom với mỗi quả 225Kg nhưng thường các máy bay A-6 mang theo ít bom  hơn để có thể bay nhanh và thanh thoát hơn

Mặc dù phần lớn các cuộc oanh kích diễn ra cách căn cứ Khe Sanh 4.000m. Tuy nhiên, mỗi khi có thành viên mới của nhóm kiểm soát không lưu đến, họ đều được bố trí để chỉ điểm oanh kích ở các ngọn đồi gần đó trước khi điều khiển các máy bay ném bom gần vị trí quân Mỹ. Các báo cáo cho biết, các cuộc ném bom đầu tiên thường sai lệch trong bán kính 40m. Tuy nhiên, sau khi quen thuộc, sai lệch sẽ ngày càng ít. Các thiết bị được kiểm tra và cân chỉnh 2 tuần / lần để đảm bảo sai số ở mức tối thiểu

Một thành viên của Trung Tâm Chỉ Huy Hỏa Lực Yểm Trợ –  Fire Support Coordination Center (FSCC) nói rằng nếu anh ta đang ở chiến hào, anh ta sẽ không ngại ngần gọi không yểm ở cự ly 35m

Trong điều kiện thông thường, điều luật mà các thành viên FSCC luôn quy định rằng mỗi mét cự ly từ vị trí quân bạn sẽ tương đương 1 cân Anh của quả bom. Do đó, nếu máy bay mang bom 250 cân Anh ~ 120Kg sẽ không nên ném bom trong cự ly 250m từ vị trí quân Mỹ. Tuy nhiên, trong các trường hợp cần thiết, viên chỉ huy sẽ dựa vào Đội Hỗ Trợ Radar Bravo – Air Support Radar Team – Bravo (ASRT- Bravo) và dỡ bỏ điều giới hạn về cự ly này

Ngoài sự chính xác, hệ thống radar TPQ cũng rất linh hoạt. Khi cần thiết và có máy bay, mục tiêu sẽ nhanh chóng được tính toán, lập trình và tiến hành oanh kích trong thời gian 10-12 phút. Các nhiệm vụ oanh kích thường được tiến hành ban đêm và điều kiện sẽ rất nguy hiểm đối với các nhiệm vụ ném bom bổ nhào khi đó, hệ thống TPQ đã chứng tỏ hiệu quả khi xác định thời điểm ném bom

Thông thường , mỗi giờ sẽ có 2 máy bay của TQLC và 3 máy bay của Không Quân tiến hành yểm trợ căn cứ Khe Sanh. Ngày 18 tháng 2, hệ thống TPQ đã lập kỷ lục khi trong 24 giờ, hệ thống này đã chỉ huy các cuộc oanh kích các máy bay đã ném 586 tấn bom để tấn công 105 mục tiêu

Trong trận Khe Sanh 1968 – Battle of Khe Sanh 1968 – Siege of Khe Sanh 1968 , đại tá Lowds cũng xác định rằng, ngoài không quân, hệ thống pháo binh cũng đã đóng vai trò quan trọng không kém . Khi trận đấu bắt đầu diễn ra, ông đã tuyên bố rằng bên nào bảo tồn được lực lượng pháo binh, bên đó sẽ thắng trận. Trong trận Khe Sanh 1968, lực lượng pháo binh Mỹ gần như nguyên vẹn, mặc dù căn cứ Khe Sanh bị pháo kích rất nhiều nhưng rất ít đạn bắn trúng các ụ pháo và chỉ có 3 khẩu pháo bị phá hủy trong đó có 1 khẩu pháo 155mm do bị hỏng nên đặt bên ngoài để chờ trực thăng không vận về Đông Hà để sửa chữa

Pháo binh Mỹ ở căn cứ Khe Sanh dưới quyền của trung tá Hennelly đã lặp lại chiến thuật trong Thế Chiến Thứ I, bắn yểm trợ hay pháo kích mục tiêu – Time On Target (TOT) sẽ áp dụng lượng pháo binh nhiều, khi bắn ngăn chận hay quấy rối – Harassment and Interdiction (H&I) sẽ sử dụng pháo đội thay vì chỉ 1-2 khẩu riêng lẻ

Thời gian phản ứng của pháo binh Mỹ cũng được đặt ra thành yếu tố quan trọng. Thông thường, trừ khi có máy bay yểm trợ lúc đó, pháo binh Mỹ se phản ứng ngay lập tức khi có lệnh yểm trợ hoặc bị tấn công. Để kiểm tra sự hiệu quả của Trung Tâm Chỉ Huy Hỏa Lực Yểm Trợ –  Fire Support Coordination Center (FSCC) và pháo binh Mỹ, đại tá Lowds thỉnh thoảng bước thẳng vào phòng chỉ huy của FSCC, ông chỉ 1 địa điểm trên bản đồ và yêu cầu trung tá Hennelly cho pháo kích địa điểm đó ngay lập tức . Tọa độ của địa điểm đó lập tức được chuyển đến Trung Tâm Chỉ Huy Hỏa Lực – Fire Direction Center ( FDC ), sau đó thông tin hoặc được máy tính xử lý hoặc được xử lý bằng tay và mọi dữ liệu được chuyển đến pháo đội được phân công pháo kích

Việc pháo binh hỗ trợ hiệu quả cho công tác phòng thủ cũng không thể làm lu mờ các binh sĩ đảm nhiệm việc phòng ngự ở tuyến bên ngoài. Pháo binh ngăn chận quân Giải Phóng tiếp cận tuyến phòng thủ và ngăn chận quân Giải Phóng tập hợp lực lượng để tấn công. Chiến thuật của quân Giải Phóng là tấn công theo chiều dọc với nhiều tiểu đoàn, điều này khiến quân Mỹ dễ dàng cắt đứt sự liên kết giữa các đơn vị với nhau. Khi quân Giải Phóng tấn công, Trung Tâm Chỉ Huy Hỏa Lực Yểm Trợ –  Fire Support Coordination Center (FSCC) sẽ sử dụng 3 pháo đội để dựng 3 cạnh của hình hộp bao quanh tiểu đoàn tấn công đầu tiên của quân Giải Phóng và cắt đứt sự yểm trợ với nhóm phía sau và chỉ chừa cạnh trực diện. Sau đó, pháo đội thứ 4 sẽ bắt đầu pháo kích từ cạnh còn lại tiến xuống đáy hộp và bắn lên xuống như vậy giống như piston của xe. Quân Giải Phóng không thể thoát khỏi chiếc hộp hỏa lực đó và nếu còn sống sót sẽ phải đối mặt với hỏa lực cá nhân của tuyến phòng thủ

Pháo binh Mỹ sẽ bắn theo cách tạo hình hộp hỏa lực để chặn đứng các đợt tấn công của quân Giải Phóng trong trận Khe Sanh 1968 trong chiến tranh Việt Nam - box of artillery fire in Battle of Khe Sanh - Siege of Khe Sanh 1968 in Vietnam war
Pháo binh Mỹ sẽ bắn theo cách tạo hình hộp hỏa lực để chặn đứng các đợt tấn công của quân Giải Phóng trong trận Khe Sanh 1968 trong chiến tranh Việt Nam – box of artillery fire in Battle of Khe Sanh – Siege of Khe Sanh 1968 in Vietnam war

Ngay khi pháo binh của Khe Sanh dựng hỏa lực hình hộp để  ngăn chận đợt tấn công thì các khẩu pháo 105mm thì căn cứ Camp Carroll sẽ pháo kích vào hai bên hông hình hộp hỏa lực này, cách tuyến phòng thủ 500m. Các khẩu pháo 175mm sẽ bắn theo kiểu di chuyển lên cạnh hình hộp hỏa lực rồi lại lùi ra sau rồi lại tiến dần lên.

Sau cuộc tấn công bằng pháo 175mm là đợt ngăn chận thứ 3 do các máy bay oanh kích đảm nhiệm với sự yểm trợ của radar TPQ-10 sẽ tấn công vào đội hình quân Giải Phóng bị chia cắt ở phía sau lưng của hình hộp. Nếu máy bay B-52 đến kịp lúc thì các các đợt thả bom theo chiến dịch Arc Light sẽ được thả xuống toàn bộ hướng tấn công của quân Giải Phóng

Một yếu tố nữa để giúp sự phòng thủ của căn cứ Khe Sanh đạt hiệu quả cao, đó chính là sự kết hợp giữa pháo binh và máy bay. Việc phối hợp này được đặt tên là chương trình Mini Arc Light do phụ tá hỏa lực là đại úy Kenneth 0. W. Steen và đại úy Baig . Như cái tên được đặt ra, chương trình này được được áp dụng cùng lúc với các đợt oanh kích bằng máy bay B-52 vào khu vực đã được xác định là mục tiêu

Xem lại từ đầu : Trận đánh Khe Sanh 1968Battle of Khe Sanh 1968Siege of Khe Sanh 1968 – P1

Xem lại : Trận đánh Khe Sanh 1968Battle of Khe Sanh 1968Siege of Khe Sanh 1968 – P19

Xem tiếp : Trận đánh Khe Sanh 1968Battle of Khe Sanh 1968Siege of Khe Sanh 1968 – P21

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex