Chiến dịch Linebacker II ném bom Hà Nội 12 ngày đêm – Christmas bombings 1972 – P10
Giai đoạn sau trong Chiến dịch Linebacker II – chiến dịch ném bom Hà Nội – Hà Nội 12 ngày đêm hay còn gọi là chiến dịch ném bom lễ Giáng Sinh – Christmas bombings 1972 – Operation Linebacker II in Vietnam war, một đợt oanh kích của máy bay B-52 sẽ được tiến hành từ nhiều hướng và từ nhiều cao độ khác nhau chứ không rập khuôn như trước.
Ngày 2
Các chuyến bay áp chế tên lửa SAM báo cáo rằng họ không phát hiện tín hiệu của radar Fan Song khi tên lửa được phóng lên trong 2 ngày đầu tiên và đều là tình huống tên lửa phóng hàng loạt. Hai chuyến bay MIGCAP báo cáo đã phát hiện máy bay MIG để xác định độ cao của máy bay B-52 nhằm hỗ trợ tên lửa SAM. Tiếp sau đó là các hàng loạt tên lửa SAM được phóng lên. Các máy bay tiếp dầu trên không trung đã phải sử dụng một phần nhiên liệu dành cho máy bay khi bay ra khỏi trận địa để cung cấp cho các máy bay khi bay vào để các máy bay này có thêm thời gian oanh kích các mục tiêu. Do đó đề nghị tăng cường thêm 3 máy bay tiếp dầu
Ngày 3
Trung tâm Chỉ Huy và Báo Cao Brigham đặt ở căn cứ Udorn cho biết, các tần số VHF của họ đã bão hòa. Các máy bay của Thủy Quân Lục Chiến muốn có thêm phương án dự phòng để hẹn với các máy bay tiếp dầu khi tần số bị bão hòa. Họ muốn các máy bay tiếp dầu cần thông báo rõ vị trí cách 2-3 phút / lần sau các đợt oanh kích để các máy bay có thể dễ đến chổ hẹn để tiếp nhiên liệu (Vài máy bay khi đến chổ hẹn đã gần như cạn nhiên liệu) . Nhóm TEABALL có nhiệm vụ giao chiến với máy bay MIG cho biết không phát hiện ra máy bay MIG do thời tiết xấu và trong ngày 4 đã xuất hiện tình trạng nghẽn, nguồn gây nghẽn xuất phát từ đảo Hải Nam, Trung Quốc
Các vấn đề thảo luận được các nhóm phi công và các nhóm hỗ trợ tác chiến, … nhằm giải quyết các vấn đề t trong Chiến dịch Linebacker II – chiến dịch ném bom Hà Nội – Hà Nội 12 ngày đêm hay còn gọi là chiến dịch ném bom lễ Giáng Sinh trong chiến tranh Việt Nam – Christmas bombings 1972 – Operation Linebacker II. Các sai lầm về hoạch định chiến lược, chỉ huy, yếu tố thời tiết, …. đều được đưa ra nhằm có phương án sửa sai, cải thiện, … và được áp dụng sau ngày 25 tháng 12. Các nhóm phi công đều phản ánh các biện pháp cải thiện đều đã chứng tỏ sự hiệu quả
“Vấn đề liên lạc với các máy bay tiếp nhiên liệu đã được giải quyết và không có rắc rối nào phát sinh sau đó. Các rắc rối về tần số đã phát sinh trong chiến dịch Linebacker I và tiếp tục xảy ra trong những ngày đầu của chiến dịch Linebacker II nhưng đã được cải thiện rõ rệt về sau”
Vấn đề về lối tiến vào, lối thoát ra rập khuôn của các máy bay trong những ngày đầu chiến dịch được hoán cải. Bây giờ thì một đợt oanh kích của máy bay B-52 sẽ được tiến hành từ nhiều hướng và từ nhiều cao độ khác nhau. Chẳng hạn báo cáo vào ngày 26 tháng 12 như sau :
“Thời gian và cao độ là các yếu tố rất quan trọng trong nhiệm vụ. Cao độ của các chuyến bay được liệt kê rõ theo từng khu vực trong ngày. Chỉ huy của Không Lực 8 đã hạ độ cao 300m trong 120 giây khi tiến vào Hà Nội . Các mục tiêu ở Hải Phòng sẽ được oanh kích không trễ hơn 180 giây “
Các vấn đề đã được nhanh chóng cải thiện và đã nhận được sự khen ngợi từ các phi hành đoàn lẫn tướng Vogt – Chỉ Huy Không Lực 7 . Các phi hành đoàn cũng khen ngợi nhóm Red Crown và cho biết các thông tin chính xác từ nhóm này đã rất hữu ích. Red Crown là chương trình sử dụng radar để liên tục quan sát và phát hiện các máy bay MIG từ xa ngay khi các máy bay này vừa cất cánh. Nhóm MIGCAP từ căn cứ Udorn đã được thông tin cụ thể về các máy bay MIG từ nhóm Red Crown và đã bắn hạ một chiếc máy bay MIG trong ngày 28 tháng 12
Việc sử dụng kỹ thuật ném bom với kỹ thuật LORAN và bom điều khiển bằng laser cho phép ném bom trong mọi điều kiện thời tiết với độ chính xác cao. Tướng Vogt nhấn mạnh việc chụp ảnh đánh giá hiệu quả oanh kích sau trận đánh – Bomb damage assessment (BDA) để tránh ném bom vào các mục tiêu phi quân sự nhằm tránh phản ứng của công chúng
Việc chụp ảnh đánh giá hiệu quả oanh kích sau trận đánh – Bomb damage assessment (BDA) có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá sự hiệu quả của các hệ thống vũ khí . Các phân tích sau trận đánh cho thấy lẽ ra hiệu quả của các đợt oanh kích sẽ cao hơn nếu chiến dịch Linebacker I bắt đầu sớm hơn do các đoàn xe tải đã phân tán hàng hóa, vũ khí ra các nơi và điều này đã làm giảm hiệu quả các đợt oanh kích nhắm vào hệ thống đường sắt và kho bãi trong chiến dịch Linebacker II
Việc áp dụng sức mạnh không lực trong chiến dịch Linebacker II để chống lại hệ thống phòng không Bắc Việt bao gồm tên lửa SAM-2, máy bay MIG, hệ thống phòng không AAA, … nhìn chung đã cho kết quả tốt . Tuy nhiên, có một vấn đề phát sinh trong chiến dịch đó là sự thống nhất chỉ huy mọi nguồn lực có sẵn trong chiến dịch. Việc thiếu 1 sự chỉ huy duy nhất để chịu trách nhiệm đã làm giảm hiệu quả các cuộc ném bom khi thiếu thống nhất trong việc chọn trận địa, thời gian, mục tiêu, … Báo cáo sau chiến dịch cho biết
“Đã không đạt sự tối ưu về máy bay về vũ khí để đạt hiệu quả tối đa trong việc phá hủy mục tiêu”
“Việc phân chia các máy bay TQLC ở khu vực 6B và các máy bay chiến thuật ở khu vực 5 và 6A đã khiến không thể phối hợp tốt nhất để tiêu diệt các mục tiêu trong khu vực”
Việc chống trả của Bắc Việt trong chiến dịch Linebacker II đã dấy lên sự lo ngại về các chiến dịch trong tương lai. Chuẩn tướng Cross đã bày tỏ :
“Mỗi hành động của chúng ta lại làm dấy lên một phản ứng của Bắc Việt. Họ chưa bao giờ chờ để sửa sai khi họ thấy rằng họ đã hành động sai. Nếu họ tiếp tục được cung cấp đầy đủ vũ khí, chắc chắn họ sẽ tiếp tục chống trả lại chúng ta. Điều này sẽ khiến chúng ta ngừng các cuộc oanh kích và đánh giá lại các vũ khí hiện có. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Bắc Việt được trang bị tên lửa SA-3, SA-4 ?. Chắc chắn sự sống còn của các phi công Mỹ sẽ gặp nhiều nguy hiểm”
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Linebacker II – chiến dịch ném bom Hà Nội – Hà Nội 12 ngày đêm – Ha Noi Christmas bombings 1972 – Operation Linebacker II – P1
Xem lại : Chiến dịch Linebacker II – chiến dịch ném bom Hà Nội – Hà Nội 12 ngày đêm – Ha Noi Christmas bombings 1972 – Operation Linebacker II – P9
Xem tiếp : Chiến dịch Linebacker II – chiến dịch ném bom Hà Nội – Hà Nội 12 ngày đêm – Ha Noi Christmas bombings 1972 – Operation Linebacker II – P11