Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Đại sứ Graham Martin ngày Sài Gòn sụp đổ – US embassador on The fall of Saigon day

0 441

Trong các phần này, cựu chuyên viên CIA Frank Snepp nói về Đại sứ Graham Martin ở Việt Nam và trong ngày Sài Gòn sụp đổ 30 tháng 4 năm 1975- US embassador Graham Martin on The fall of Saigon day April 30th 1975 và việc Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam

Trả lời BBC hồi cuối tháng 10/2021 ở Nam California, ông Frank Snepp, 78 tuổi, giải thích đây là câu chuyện phức tạp và nói về vai trò của đại sứ Graham Martin và vấn đề Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam .

Frank Snepp: Những người nói Hoa Kỳ bỏ rơi hay phản bội Sài Gòn nói đúng vì đó là những gì Kissinger và Nixon đã làm. Họ có được bằng chứng về điều này trong cuộc trò chuyện của Kissinger với Nixon, bằng chứng đó được lưu giữ trên các cuốn băng của Nhà Trắng.

Nhưng tình hình chiến sự VN phức tạp hơn như vậy, không đơn giản là việc Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam. Sự phức tạp đó có tên Graham Martin. Sau khi ngừng bắn, Đại sứ Graham Martin đến Sài Gòn. Người đàn ông tuyệt vời này là một “chiến binh” miền Nam Hoa Kỳ, một người hết sức lịch lãm.

Ông có giọng nói miền Nam (nước Mỹ) nhẹ nhàng, có cách nhìn người người khác với ánh mắt tử tế, và thường hay cúi đầu. Martin rất cao, vì vậy khi nói chuyện ông hay nhìn xuống, khiến người đối diện có cảm giác họ đối diện một người đàn ông có quyền lực lớn, đang nhìn xuống những phận đời thấp kém hơn. Martin có cái cách thiết lập vị trí chủ đạo trong các cuộc trò chuyện, cho mọi người thấy quyền lực của mình.

Graham Martin cần những điều đó, cần tất cả những quyền lực ông có thể có được, vì ông đến VN sau khi quân Mỹ đã ra đi, sau khi lực lượng không quân Mỹ đã ngừng bay trên không phận VN. Martin được giao nhiệm vụ bảo vệ VNCH, ít nhất là trong suy nghĩ của riêng ông, và ông đã tận tâm làm điều đó. Vì vậy những người nói rằng Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam, họ đã không tính đến Martin.

Là một chiến binh của thời chiến tranh lạnh, Martin ghét chủ nghĩa cộng sản. Con trai ông, một sĩ quan chiến đấu bị giết ở Việt Nam năm 1965 và Martin không bao giờ quên điều đó, ông nhất quyết không để những kẻ giết con trai mình chiến thắng trong cuộc chiến VN, “chủ nghĩa cộng sản chết tiệt” không thể thắng. Đó là suy nghĩ của ông.

Vấn đề nằm ở chỗ đại sứ Graham Martin tin rằng viện trợ của Hoa Kỳ, trừ sức mạnh không quân, trừ pháo binh, trừ quân lính Mỹ, chỉ cần viện trợ của Hoa Kỳ thôi là đủ để giúp củng cố chính phủ VNCH, bất chấp những gì Kissinger nói là Mỹ sẽ không quan tâm đến những gì xảy ra sau đó. Martin rất quan tâm. Ông nhất định không để miền VNCH đầu hàng Cộng sản, những kẻ đã giết con trai ông.

Nhưng Martin đã mắc những sai lầm nghiêm trọng. Ông phớt lờ sự tàn phá của nạn tham nhũng; ông phớt lờ những vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo yếu kém của VNCH. Ông cho rằng chỉ riêng ý chí của mình cộng với tiền viện trợ Hoa Kỳ là có thể xoay chuyển tình thế, rằng việc miền Nam chưa sẵn sàng để chiến đấu một mình hay chưa thể tự đứng vững không thành vấn đề.

Ông nghĩ rằng ý chí kiên định sẽ tạo ra được những thành quả tốt đẹp, và ông đã đánh lạc hướng Tổng thống Thiệu về việc Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam . Tổng thống Thiệu không hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ đưa không quân Mỹ trở lại vì Martin nói với Thiệu, rằng, “nếu anh cần, tôi sẽ làm cho điều đó [Không quân Mỹ trở lại – BBC] xảy ra”.

BBC: Tại sao Graham Martin lại phải làm như vậy, đánh lạc hướng Tổng thống Thiệu?

Frank Snepp: Martin làm vậy vì ông tin rằng ý chí của mình sẽ khiến điều ông muốn thành hiện thực. Ông như hơi bị điên (half-insane). Tôi rất quý trọng Martin, rất thân với ông, tôi là người báo cáo tình hình quân sự chính của ông. Tôi hẹn hò với con gái ông, và thường xuyên ăn tối ở nhà ông. Tôi thân với ông đến nỗi sếp tôi, trưởng trạm CIA Tom Polgar nói, hãy theo dõi Martin, tìm hiểu xem ông định làm gì, tôi không thể đoán được ý nghĩ của ông ấy.

Tôi giống như một chuyên viên giám sát không chính thức theo dõi đại sứ và đại sứ thì lại muốn dung tôi để do thám trưởng trạm CIA. Martin không tin CIA và ông nghĩ rằng ông có tôi trong túi. Vì vậy, tôi lúc ấy như một con chuột bị hai con mèo rượt đuổi. Tôi biết Martin rất rõ, tôi biết suy nghĩ của ông. Thế mà tôi đã rất kinh ngạc như chỉ có thể kinh ngạc trước một người bị chi phối bởi sự phi lý, dù đó là một người thật lôi cuốn.

Đại sứ Graham Martin sau khi rời Sài Gòn ngày Sài Gòn sụp đổ 30 tháng 4 năm 1975 - US embassador Graham Martin after evacution on The fall of Saigon day April 30th, 1975
Đại sứ Graham Martin sau khi rời Sài Gòn ngày Sài Gòn sụp đổ 30 tháng 4 năm 1975 – US embassador Graham Martin after evacution on The fall of Saigon day April 30th, 1975

Martin không cho phép chúng tôi tường trình về tình trạng tham nhũng đang xói mòn trung tâm Sài Gòn, vì ông lo là tường trình của CIA về nạn tham nhũng ở miền Nam sẽ khiến tin tức bị rò rỉ, rồi công chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ nghĩ rằng VNCH không xứng đáng được viện trợ thêm. Vì vậy, ông cấm ngặt chúng tôi không được đụng đến vấn đề tham nhũng. Điều đó có nghĩa là, chúng tôi nhắm mắt lại và không đối diện với nhược điểm lớn của của quân đội và chính phủ VNCH, và không thể đề nghị họ cải thiện điều đó.

Ngoài việc cố gắng xin viện trợ, Martin muốn miền Nam thắng đến nỗi ông luôn trấn an ông Thiệu, và nói với Thiệu rằng nếu cần, Mỹ sẽ lại mang B-52 vào VN, dù ông thừa biết là không thể có chuyện đó. Cũng có thể Martin nghĩ Nixon khùng quá nên sẽ đưa B-52 trở lại. Có thể ông tin như vậy, tôi thì tôi không tin điều đó. Nhưng tôi nghĩ tất cả chỉ là kịch tính.

Graham Martin nghĩ rằng việc quản lý đất nước nhiều phần giống như trên một sân khấu, chỉ cần đóng đúng vai, thể hiện được quyền lực là tạo được sự khác biệt. Và ông là bậc thày về sự tự dối mình, bậc thày về ảo tưởng. Vấn đề là, ông không nhìn rõ thực tại, vì tham nhũng đã hủy hoại năng lực chiến đấu của VNCH.

BBC: Sài Gòn đã thất thủ rất chớp nhoáng, theo ông thì ngoài việc bị Hoa Kỳ bỏ rơi, và nạn tham nhũng – như ông nói, còn có những yếu tố nào khác?

Frank Snepp: Giới lãnh đạo miền Nam đã quen đánh trận theo lối của Mỹ, với rất nhiều sức mạnh oanh tạc của không quân, và với cách tấn công ở bất cứ nơi nào có mặt kẻ thù. Ông Thiệu không còn làm như vậy được. Ông không biết rằng ông không còn khả năng di chuyển, không còn sức mạnh không quân, không có năng lực vận tải hữu hiệu trước đây khi quân đội Mỹ còn ở đó.

Và vì thế ông vẫn suy nghĩ theo cách mà một người tướng Mỹ suy nghĩ, rằng ông có thể hạ gục quân địch ở bất cứ nơi đâu, khi chúng tấn công trên vùng cao nguyên, ở các tỉnh phía Bắc. Nhưng ông đã không thể. Ông không còn nguồn lực của Mỹ, không còn sức mạnh không quân của Mỹ, nhưng ông đã không sớm cắt giảm các tuyến phòng thủ của mình, không từ bỏ các vị trí khó phòng thủ, để củng cố lực lượng sớm hơn, trong năm đầu tiên của lệnh ngừng bắn.

Frank Snepp hiện giờ là ký giả. Trong những năm 1970, ông là nhân viên phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của Tình Báo Mỹ CIA ở Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam. Ông đã có 8 năm ở Sài Gòn, trong đó có 5 năm là việc cho CIA ở Tòa Đại Sức Mỹ. Nhiệm vụ của ông là thẩm vấn, phân tích chiến lược và thực hiện các bản tổng kết và báo cáo kết quả phân tích. Ông đã được thưởng Huy Chương Cống Hiến trong ngành tình báo

Xem tiếp : Mỹ bỏ rơi VNCH ngày 30 tháng 4 năm 1975US abandoned ARVN April 30th 1975– P2

Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex