Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời còn trẻ

0 243

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi vào tâm thức của người dân Việt và bè bạn thế giới với hình ảnh một vị tướng tài mà rất đỗi bình dị. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời còn trẻ cũng đã thật như con người ông sau này vậy.

Tuổi thơ và tuổi trẻ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với tháng năm ở 2 tỉnh Quảng Bình và Huế. Rất nhiều cụ già trong vùng vẫn còn lưu giữ các câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác về gia đình và dòng họ của Đại tướng. Ông ngoại của Đại tướng từng tham gia phong trào Cần Vương thời vua Hàm Nghi.

Ông nội Đại tướng mất rất sớm, mãi tới đầu thế kỉ 21, những người yêu mến Đại tướng trong vùng mới giúp gia đình tìm thấy mộ của cụ. Hai cụ thân sinh của cậu bé Võ Nguyên Giáp là cụ Võ Quang Nghiêm và cụ Nguyễn Thị Kiên.

Là nhà nho có uy tín trong vùng, cụ Nghiêm dạy chữ Hán nhưng khi phong trào học chữ quốc ngữ phát triển, cụ chuyển sang dạy chữ quốc ngữ cho thanh, thiếu niên trong làng và bốc thuốc chữa bệnh cứu người.

Khi còn bé, tướng Giáp đã được nghe kể nhiều về những tấm gương đấu tranh của nông dân trong vùng, từ đó hun đúc nên bản lĩnh của vị tướng dân tộc tài ba đầy huyền thoại sau này.

Ở An Xá ngày ấy, trừ một số ít nhà lợp ngói còn lại đa số là nhà mái tranh, tường bằng phên đan trát bùn. Mỗi nhà có một mảnh đất phía sau và một sân hẹp phía trước làm chỗ phơi thóc và khoai lang.

Ngôi nhà của tướng Giáp dễ nhận ra vì trước sân có một cây chè dại mà ông sửa sang, tỉa tót theo dáng một con hổ rất lớn. Ban ngày lũ trẻ đi qua trước sân chỉ thấy một cây to có hình dáng khác lạ, nhưng khi sẫm tối hay ban đêm, hình dáng con vật bằng cây trở nên sinh động đến mức các cô, các cậu phải rảo bước khi lượn qua hay đi đường vòng xa hơn để tránh. Ông Nghiêm là người sùng đạo Khổng nên rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Gian giữa nhà để bàn thờ, hai bên bày các bài vị có hình ảnh các cụ nội ngoại.

Gần nhất là chiếc mâm bằng gỗ có khắc tên ông bà tổ tiên. Hai bên có lọ lộc bình cắm hoa và trên cao hơn cả là một lư hương bằng đồng đựng cát cắm hương thắp hằng ngày lấy từ trong các ống đựng các thẻ hương ở bên cạnh. Mùi hương thơm trong không khí trầm lắng toả khắp gian thờ. Hai chái đầu hồi dành cho bếp và buồng ngủ.

Sinh thời, cụ Nghiêm là người sống giản dị, sáng nào dậy cũng ăn ba bát cháo hoa với cà và gọi là “sâm của nhà nghèo”. Nhiều năm ông đã dùng thời gian nông nhàn để hành nghề thuốc Nam cổ truyền. Sau khi không chữa khỏi cho con gái bị bệnh kiết lị, ông bỏ nghề bốc thuốc và chọn nghề dạy học cho lũ trẻ trong làng.

Nhờ sự chỉ bảo của ông, chúng học cách nhận mặt chữ Nho. Các tập sách ông dạy chúng phần lớn là tác phẩm văn học, lịch sử dân tộc, ngoài ra là học vần Quốc ngữ. Ông được dân làng An Xá kính trọng coi ông như một người lỗi lạc, vì ông là một sĩ phu, một người có học vấn uyên thâm.

Còn mẹ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người có một trí nhớ tuyệt vời, nên tuy không biết chữ nhưng bà có thể kể vanh vách, đọc thuộc lòng những bài thơ và những quyển truyện nổi tiếng. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, do phải thu xếp việc nhà, chưa kịp tản cư cùng gia đình, cụ Nghiêm bị giặc Pháp bắt đưa về giam ở Huế. Cụ bị chúng tra tấn và chết ngay trong nhà lao Huế, phải sau năm 1945 gia đình mới tìm được hài cốt.

Nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp có 7 anh chị em. Sau này, những câu chuyện về gia đình, họ hàng chủ yếu do em ruột Đại tướng, ông Võ Thuần Nho, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục, kể lại. Trong số 7 anh chị em, 2 người mất sớm vì bệnh và thiên tai, 2 người khác cũng mất trước chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau năm 1954, ngoài 2 anh em trai Đại tướng, trong nhà chỉ còn lại cô út là bà Võ Thị Lài, sau này làm nhân viên coi kho của một cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời ngày 25/8/1911, tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Khuôn mặt Đại tướng đặc biệt rất giống mẹ, nhất là đôi mắt sáng và thông minh. Thuở nhỏ, cậu bé Võ Nguyên Giáp học rất giỏi, nổi tiếng là một người rất thông minh và hiếu động.

Cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời còn trẻ thì vườn nhà, vườn hàng xóm chính là chốn thiên đường của các thú chơi trốn tìm, bắt tổ chim, trèo cây hái quả, dàn trận đánh giặc giả của cậu bé Giáp cùng lũ trẻ học chữ Nho với cậu. Và có lần, cậu đã bị cha mắng, thậm chí còn bị đòn roi phải chui xuống gầm bàn thờ xin tha tội. Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng.

Cậu bé Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ. Lớn lên, xa lũ trẻ làng, cậu lên học trường tổng ở làng Tuy Lộc, nơi có chợ Hôm nổi tiếng buôn bán tấp nập. Ngày hai buổi sáng đi, chiều về, trưa ở lại trường, cậu cùng người cháu họ ra chợ mua bánh ăn trừ bữa.

Nước mắt thanh xuân

Học hết lớp đồng ấu, muốn học tiếp, cậu bé Giáp phải rời trường tổng vào học lớp 3 trường huyện. Học lớp 3 trường huyện, cậu nổi tiếng học giỏi nhất lớp. Tổng kết cuối năm, cậu đứng đầu lớp về thành tích học tập. Học xong lớp 3 cậu phải xuống thị xã Đồng Hới học tiếp.

Cậu Giáp người nhỏ bé, nhưng đẹp trai, khôi ngô tuấn tú, nước da trắng như con gái thành phố. Cậu được ngồi bàn đầu với các bạn gái nên thường bị bạn bè trêu chọc. Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hằng tháng, cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kì thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Về làng, cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu.

Nhưng sau đó, năm 13 tuổi, khi lên bậc trung học, cậu lại thi trượt kì thi vào Trường Quốc học Huế. Câu chuyện này có thể đã không được biết đến nếu như vị Đại tướng không trực tiếp kể lại. Cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có bước thay đổi khi ông phải khăn gói vào Huế ôn thi một năm trước khi đỗ loại khá ở kì thi năm 1924. Cần nhớ rằng giáo dục thời Pháp thuộc khi đó rất khắt khe, Trường Quốc học Huế chỉ tuyển có 90 học sinh cho 12 tỉnh miền Trung.

Khi được hỏi vì sao trượt, Đại tướng lắc đầu cười bảo… “không biết”. Cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu thay đổi khi ông bước vào cổng Trường Quốc học Huế đúng vào lúc diễn ra phong trào đấu tranh của nông dân, các tầng lớp trí thức, học sinh Trung kì đòi giảm sưu cao, thuế nặng, đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, đòi được để tang chí sĩ cách mạng yêu nước Phan Chu Trinh. Võ Nguyên Giáp nhanh chóng hòa nhập ngay vào phong trào đấu tranh đó.

Cho đến ngày nay, người ta hay kể về hai người đàn bà gắn liền với cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sinh cho ông 5 người con cả thảy. Nhưng đích thân vị tướng kể lại rằng, khi còn là thanh niên, ông từng khước từ ý định cầu hôn của một gia đình bá hộ trong làng. Gia đình này muốn gả con gái cho ông, đồng thời hứa cho ruộng cho nhà. Nhưng thân mẫu ông thì thương con nên không ép.

Tuổi 20, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên gặp Nguyễn Thị Quang Thái (em gái ruột của nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai) trong chuyến tàu Vinh-Huế, gặp lại trong tù khi hoạt động cách mạng, rồi gặp lại tại Vinh để sau đó trở thành người yêu, người vợ. Sau cuộc hôn nhân ngắn ngủi và nhiều nước mắt với bà Thái, Đại tướng dấn thân vào con đường cách mạng.

Như một định mệnh, đến Vân Nam (Trung Quốc), Võ Nguyên Giáp được gặp ngay Bác Hồ và cùng trở về Cao Bằng. Sự nghiệp cách mạng hào hùng của ông bắt đầu từ đó.

Người ta vẫn nói rằng chính cuộc đời nhiều đau thương mất mát đã rèn giũa, làm nên một đại tướng Võ Nguyên Giáp tài ba và anh dũng. Cũng chính những năm tháng bi thương và hùng tráng đó đã ban tặng cho nhân dân một vị Đại tướng huyền thoại nhưng rất “đời”, bình dị và gần gũi.

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex