Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Người gác súng B41 ở cột 0km Lạng Sơn – Biểu tượng cuộc chiến Việt Trung hay chiến tranh Biên Giới 1979

0 2,513

Tấm hình anh bộ đội Trần Huy Cung gầy gò vác khẩu súng phóng lựu B41 kê lên cây số 0 ở Lạng Sơn từ lâu đã ăn sâu vào tâm trí của nhiều người và anh Trần Huy Cung trở thành Biểu tượng cuộc chiến Việt Trung hay chiến tranh biên giới 1979

Theo thông tin được thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên dạy Lịch sử trường THPT Phan Bội Châu (TP Vinh, Nghệ An) – người tham gia vào biên soạn quyển sách “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 – 1989): Góc nhìn báo chí” cung cấp, phóng viên VTC News tìm về nhà con trai ông Trần Huy Cung (hay còn gọi là Trần Duy Cung) – Người gác súng B41 ở cột 0km Lạng Sơn năm xưa, hiện nhà ở phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo lời kể của bà Bà Tô Thị Huê – vợ ông Cung cho biết, ông Cung sinh năm 1946. Đến năm 1964, ông nhập ngũ, tham gia chiến trường Quảng Trị. Đến khoảng năm 1969, ông Cung xuất ngũ về làm thợ cơ điện tại Nhà máy Mì sợi Thái Bình. Năm 1979, khi quân Trung Quốc tràn qua biên giới phía Bắc xâm lược nước ta, lệnh tổng động viên được ban ra, ông Cung quyết định tái ngũ.

Theo giấy chứng minh được gia đình ông Cung lưu giữ, trong cuộc chiến Việt Trung 1979 hay chiến tranh Biên Giới 1979, ông thuộc biên chế của Trung đoàn 540, Quân đoàn 14. Ngày 18/2/1979, Trung đoàn 540 thuộc Sư đoàn Bộ binh 327 được Quân khu 3 điều từ Quảng Ninh tăng cường cho Quân khu 1 bảo vệ Lạng Sơn. Ngày 24/2/1979, Sư đoàn 327 được biên chế sang Quân đoàn 14 (phiên hiệu Binh đoàn Chi Lăng). Quân đoàn 14 gồm 5 sư đoàn bộ binh (F3, F327, F337, F338, F347) ra đời một tuần sau khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.

Hoàn thành nhiệm vụ, ông Trần Huy Cung – Người gác súng B41 ở cột 0km Lạng Sơn năm xưa về lại Nhà máy Mì sợi Thái Bình công tác. Được ít lâu, ông lại được điều chuyển về làm thợ cơ điện ở Nhà máy Xay Tiền Hải. Về hưu năm 1993, cuộc sống khó khăn, ông cùng gia đình chuyển cả vào Vũng Tàu sinh sống. Khi chuyển ngành, ông Cung đem tất cả hồ sơ giấy tờ nộp vào Nhà máy Mì sợi Thái Bình. Cuối những năm 80, nhà máy giải thể, mọi giấy tờ chứng minh ông là người lính chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc thất lạc hết.

Quá khứ huy hoàng của người lính vào sống ra chết không được cấp có trách nhiệm công nhận, nói gì đến bức ảnh. Lúc đó, ông Cung chỉ là công nhân cơ điện của nhà máy về nghỉ theo chế độ mất sức. Thứ sót lại có thể chứng minh ông Cung từng tham gia chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược là giấy chứng minh quân nhân do Trung tá Ngô Công Nội (Quân đoàn 14) ký ngày 30/8/1980.

Trần Huy Cung - Người gác súng B41 ở cột 0km Lạng Sơn - Biểu tượng cuộc chiến Việt Trung hay cuộc chiến biên giới 1979 và khi ở đời thường
Trần Huy Cung – Người gác súng B41 ở cột 0km Lạng Sơn – Biểu tượng cuộc chiến Việt Trung hay cuộc chiến biên giới 1979 và khi ở đời thường

Trung tá Ngô Công Nội kể, trong cuộc chiến Việt Trung 1979 hay chiến tranh Biên Giới 1979, Trung đoàn 540 của ông có khoảng hơn 2.000 quân và được chia làm 3 tiểu đoàn. Từ ban chỉ huy của trung đoàn xuống các tiểu đoàn cũng cách nhau đến 4km. Mỗi tiểu đoàn cách nhau khoảng hơn 1km.

“Anh em ca ngợi chiến sĩ Trần Huy Cung là người dũng cảm. Hoả lực B40, B41 chỉ dùng để bắn các hoả điểm, xe tăng, lô cốt. Tuy nhiên, chiến sĩ Cung đã anh dũng dùng để bắn quân địch trong nhiều trận. Nếu dùng B41 bắn quân địch thì ngay lập tức, quân địch sẽ phát hiện và tập trung lực lượng để đánh vào vị trí này. Những người cầm B40, B41 thường có khả năng hy sinh rất cao. Vậy nên, chúng tôi nói anh Cung dũng cảm là vì thế”.

Với nhiều thành tích đặc biệt trong chiến đấu tron cuộc chiến Việt Trung hay chiến tranh Biên Giới 1979, chiến sĩ Trần Huy Cung nhiều lần được đại đội và cấp tiểu đoàn gửi đề nghị phong anh hùng. Trong trí nhớ minh mẫn của người lính già, chiến sĩ Trần Huy Cung đã 3 lần được mời lên cấp Trung đoàn để báo cáo thành tích trước các lãnh đạo của Trung đoàn.

Ông Nội buồn bã nói : “Chú Cung rất thiệt thòi. Sau này mất cũng không được hưởng chế độ gì. Nếu gia đình mà biết sớm để tìm gặp tôi thì có thể mọi việc đã được giải quyết, đã sáng rõ hết.

Ngoài ra ông còn có một huân chương kháng chiến hạng Ba vì có công lao trong Kháng chiến chống Mỹ.

Sau này, ông Cung muốn tham gia vào hội Cựu Chiến Binh, Tuy nhiên do thiếu các giấy tờ cần thiết nên ông không vào được hội

Anh Trần Văn Dũng và anh Trần Văn Dinh là con của ông Trần Huy Cung cho biết :

“Chúng tôi không đòi hỏi chế độ gì vì bố tôi cũng mất rồi, nhưng chúng tôi mong mọi người công nhận sự đóng góp của ông cho đất nước

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex