Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 – The fall of South Vietnam – P12
Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 – The fall of South Vietnam – P12
Tại phi trường Phụng Dực, lực lượng trung đoàn 53 vốn trước đó đã phái một số đơn vị đi tăng phái cho chi khu Quảng Đức giờ chỉ còn hơn 1 tiểu đoàn nhưng đã phòng thủ rất tốt dù không được tăng viện và đạn dược ngày càng cạn kiệt. Quân Giải Phóng phải mở liên tục nhiều đợt tấn công nhưng vẫn không chiếm được phi trường Phụng Dực. Đợt tấn công cuối diễn ra vào ngày 17 tháng 3, quân Giải Phóng liên tục pháo kích ác liệt và sau đó cho bộ binh cùng xe tăng tràn lên tấn công. Đến 11h30, phi trường Phụng Dực bị tràn ngập
Việc mất Ban Mê Thuột Đây dẫn đến sự sụp đổ của mặt trận Tây Nguyên và dẫn đến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam sau này được đánh giá là do thiếu lực lượng phòng thủ ở vùng Cao Nguyên ngay từ khi trận đánh bắt đầu diễn ra . Quân Giải Phóng cũng đã giành được yếu tốt bất ngờ và sự áp đảo về quân số và vũ khí khi có đến 3 sư đoàn bộ binh cùng sự hỗ trợ của lực lượng mạnh mẽ về pháo binh và thiết giáp
Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cũng đã mắc sai lầm khi đã không đánh giá đúng các tin tức tình báo về sự di chuyển của sư đoàn 320 và F-10 về hướng Ban Mê Thuột . Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn II cũng đã phớt lờ sự cảnh báo của Ban 2 Tình Báo về mục tiêu tấn công của quân Giải Phóng. Tướng Phú quá tin rằng mục tiêu sẽ là Pleiku và Kontum giống như đợt Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 do đó tướng Phú đã bố trí phần lớn lực lượng của sư đoàn 23 ở khu vực Pleiku và Kontum và giao việc phòng thủ Ban Mê Thuột cho lực lượng Địa Phương Quân
Vào cuối tháng 2, khi càng có nhiều tin tình báo cho thấy quân Bắc Việt sẽ đánh vào Ban Mê Thuột, ban 2 Tình Báo của Quân Đoàn 2 liên tục nài nỉ và tướng Phú đã có lúc thay đổi ý định và định chuyển 1 phần sư đoàn 23 về Ban Mê Thuột. Trong tay tướng Phú chỉ có duy nhất 1 sư đoàn 23 để giữ vùng Cao Nguyên , ông chỉ có thể đưa ra quyết định hoặc là để sư đoàn này ở Kontum hoặc ở Ban Mê Thuột. Vào phút cuối tướng Phú lại quyết định giữ lực lượng này ở lại Kontum .
Sau khi quân Bắc Việt tràn ngập thị trấn Thuận Mẫn trên đường QL 14 và cắt QL 21 ở phía Bắc thị trấn Khánh Dương, tướng Phú vẫn chưa tin rằng Ban Mê Thuột sẽ là mục tiêu chính, ông chỉ cho tăng viện 1 Liên Đoàn Biệt Động Quân đến thị trấn Buôn Hồ cách Ban Mê Thuột 36km về phía Bắc. Ngày 8/3 , ông đến Ban Mê Thuột để kiểm tra tình hình phòng thủ và khi Ban Mê Thuột bị tấn công, tướng Phú hoàn toàn bất ngờ và khi đó không thể làm được gì vì trong tay ông không có lực lượng dự bị và toàn bộ Ban Mê Thuột đã bị cô lập . Đối mặt với 3 sư đoàn Bắc Việt là sư đoàn 316, 320 và F-10 trong trận đánh Ban Mê Thuột là duy nhất trung đoàn 23 và lực lượng Địa Phương Quân
QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG THỐNG THIỆU
Sau khi Mỹ rút quân hoàn toàn vào năm 1973 , tình hình viện trợ của Mỹ dành cho Việt Nam ngày càng bị cắt giảm và ngày càng tồi tệ hơn. Ngược lại, viện trợ của Liên Xô và các quốc gia Soviet dành cho Bắc Việt ngày càng dồi dào hơn.
Trước tình hình trên, Bộ Tổng Tham Mưu VNCH đã có quan điểm rằng nếu chấp nhận bỏ đi 1 số khu vực khó phòng thủ hoặc quá xa, dễ bị cô lập, phục kích,.. để tập trung quân phòng thủ những nơi trọng yếu thì sẽ có lợi thế quân sự hơn. Về mặt quân sự, điều đó rất đúng. Tuy nhiên, về mặt chính trị, điều đó lại không thể và sau khi Hiệp Định Paris được ký kết, tổng thống Thiệu đã từng tuyên bố phải “giữ lãnh thổ bằng mọi giá” .
Tuy nhiên, tổng thống Thiệu đã phải thay đổi quan điểm khi tình hình quân sự ngày càng bất lợi. Đầu năm 1975 là mất Phước Long và sau đó là Ban Mê Thuột.
Ngày 11/3/1975, tổng thống Thiệu đã gọi Cố Vấn An Ninh là trung tướng Đặng Văn Quang và Tổng Tham Mưu Trưởng là đại tướng Cao Văn Viên vào dinh Độc Lập để thảo luận tình hình . Tổng thống Thiệu trải tấm bảng đồ miền Nam Việt Nam ra rồi nói :
“Với tình hình và khả năng của chúng ta hiện tại, chúng ta không thể giữ được mọi vùng lãnh thổ mà chúng ta muốn. Thay vào đó, chúng ta sẽ tái bố trí quân đội và chỉ giữ những khu vực đông dân và những khu vực trù phú mà thực sự quan trọng “
Tổng thống Thiệu đã phác thảo những khu vực quan trọng bao gồm vùng III và vùng IV Chiến Thuật và các vùng biển quanh . Đây cũng là những khu vực cung cấp gạo, cao su, các khu công nghiệp, … và các mỏ dầu. Đây cũng là khu vực bao quanh thủ đô Sài Gòn.
Tổng thống Thiệu tiếp tục phác thảo về vùng II Chiến Thuật và ông cho rằng tình hình không chắc chắn. Ông đánh giá Ban Mê Thuột quan trọng hơn Pleiku và Kontum. Cùng với đó là vùng ven biển vì đây là những khu vực có tiềm năng kinh tế.
Đối với vùng I Chiến Thuật, tổng thống Thiệu nói : “giữ những vùng có thể giữ. Nếu đủ mạnh, chúng ta sẽ giữ Huế và Đà Nẵng. Còn nếu không, chúng ta sẽ tái bố trí xuống phía Nam giữ Chu Lai hoặc thậm chí xa hơn là Tuy Hoà. Chúng ta sẽ bố trí lại lực lượng để giữ những khu vực quan trọng mà có có lợi thế tốt để giúp chúng ta tồn tại như một quốc gia”
Khi tình hình viện trợ ngày càng tồi tệ và sau khi ký kết Hiệp Định Paris, tổng thống Thiệu vẫn hy vọng vẫn có thể giữ được những vùng lãnh thổ ở xa . Ông vẫn cố bám vào hy vọng rằng nếu Bắc Việt vi phạm Hiệp Định Paris, quốc tế sẽ lên tiếng và càng cho thấy ai là kẻ vi phạm. Nếu khả quan hình, quân đội Mỹ vẫn sẽ quay lại miền Nam Việt Nam để giúp đỡ VNCH như lời hứa trước đó của tổng thống Mỹ Nixon
Trong vòng 2 năm sau khi Hiệp Định Paris được ký kết, Bắc Việt ngày càng gia tăng các đợt tấn công nhằm xem phản ứng của Mỹ như thế nào. Khi tổng thống Nixon vẫn còn tại vị chức tổng thống Mỹ, ông đã phát ra sự cảnh báo đối với Hà Nội. Tuy nhiên sau khi từ chức vào 8 tháng 8 năm 1974, lời hứa về “hành động kiên quyết” đã trở thành lời nói suông . Ngay cả sau khi Phước Long bị mất, Mỹ vẫn không có bất cứ phản ứng nào
Trước tình hình như thế, tổng thống Thiệu gần như không có bất kỳ cơ hội nào có thể cứu vãn tình thế. Hiệp Định Paris đã không thiết lập vùng giới tuyến rõ ràng như Hiệp Định Geneve 1954 và tạo ra tình trạng “chiến trường da beo” ở miền Nam Việt Nam
Khi Ban Mê Thuột mất, tình thế đã quá trễ và không còn cách cứu vãn đối với miền Nam Việt Nam. Quân Bắc Việt đang trên thế thắng và hoàn toàn vượt trội về quân số và vũ khí. VNCH không có lực lượng trừ bị để tăng viện và không đủ vũ khí để tranh đua. VNCH không có cách đưa quân từ vùng này sang vùng khác để tăng viện mà không để vùng bị rút quân đi khỏi bị tấn công
Nhiều người đã hỏi nếu không mất Ban Mê Thuột, liệu có dẫn đến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam ?. Câu trả lời nằm ở sự viện trợ của Mỹ. Nếu không có thêm viện trợ, quân đội VNCH sẽ cạn xăng dầu, đạn dược vào tháng 6 năm 1975 . Liệu có quân đội nào có thể tiếp tục chiến đấu mà súng không có đạn và xe không có xăng ?
Xem từ đầu : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam April 30th 1975 – P1
Xem lại : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P11
Xem tiếp : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P13
gz93sx
cdsuh3
cdashl
gd4cw8
cpqmty
r60f9w
d5fg9k