Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy – When the Allies ran away : Nguyễn Tiến Hưng – P24

0 753

Phần 24 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung

Hậu quả của lệ thuộc

Giá cả Mỹ leo thang, giá cả ở Miền Nam cũng theo luôn. Trước hết là giá gạo. Với cùng một số tiền viện trợ Thực phẩm, số gạo Tổng Cục Thực Phẩm mua được từ Louisiana tất bị giảm cùng mức. Rồi đến cắt viện trợ. Trong tình huống kinh tế khó khăn, Quốc Hội Mỹ không những không tăng lại còn cắt thêm: Trong lúc nhân dân chúng tôi cũng đang liểng xiểng, còn tiền đâu mà giúp cho mấy ông!

Ngoài ra Quốc Hội còn bị ‘’ảo tưởng hòa bình’’ (illusion of peace) [3]. Sau khi quân đội Mỹ đã rút hết và tù binh được thả về, các Nghị Sĩ, Dân Biểu cho rằng Miền Nam nay đã có hòa bình tức có điều kiện phát huy tiề m năng của mình, đâu có c ần nhiều viện trợ kinh tế như trước nữa. Thế là vừa bị cú số dầu lửa choáng váng lại có cú số viện trợ tiếp theo.

Quốc Hội Mỹ không cần để ý tới sự kiện là tuy có thể tiến tới tự túc, tự cường nhưng miền Nam còn cần yểm trợ trong thời gian chuyển tiếp. Cuộc chiến kéo dài, mức sản xuất tiêu hao, nền kinh tế đã biến thành kinh tế lệ thuộc, làm sao có thể chuyển sang độc lập ngay sau khi Mỹ rút?

Viễn tưởng viện trợ kinh tế ‘’hậu chiến’’ b ất chợt trở nên bấp bênh. Ngoài ra vì vật giá leo thang, tới năm 1974 thì mãi lực viện trợ đã giảm đi trên 50%. Tia hy vọng lóe sáng lúc ‘’hậu chiến’’ trở thành ánh điện leo lét. Vừa phấn khởi đi được một bước, con đường đã bị khứng lại.

Tổng Thống Nixon giữ lời hứa, ông yêu cầu Quốc Hội chấp thuận ngân khoản 780 triệu. Thế nhưng Quốc Hội nào còn tha thiết gì nữa. Số viện trợ chuẩn chi cho Đông Dương năm đó, sau khi trừ đi khoản cho Kampuchia và Lào, chỉ còn 313 triệu cho Miền Nam. Tính vào số này, còn phải trừ đi mấy mục nữa, sau cùng chỉ còn 226 triệu cho chương trình nhập cảng (CIP), nghĩa là mức thấp nhất kể từ khi Mỹ tham chiến năm 1965

Tài khóa 1966-67 1972-73 1973-74 1974-75
Triệu USD 400 313 226 285
(Nguồn: USAID)

 

Mỹ rút, chi tiêu đô la cũng rút luôn Trong những năm chiến tranh, ngoài số tiền viện trợ lại còn có nguồn thu đô la quan trọng thứ hai, đó là số đô la thu được do nhu cầu đổi sang tiền đồng Việt Nam của nguồn ngoại tệ Mỹ vào gồm Quân Đội, Tòa Đại Sứ, các công ty xây cất, dịch vụ Mỹ. Bây giờ thì Quân Đội Mỹ về hết rồi, các cơ quan hành chính Mỹ thu nhỏ lại, và các hãng ngoại quốc cũng ra đi. Số đô la mua được từ nguồn này đã giảm từ mức 300-400 triệu một năm xuống còn 96 triệu (1973), và 97 triệu (1974): Số tiền đô la đổi sang tiền đồng Việt Nam thu được

Tình hình nhập cảng đen tối

Vì xuất cảng chẳng có bao nhiêu, tài trợ cho nhập cảng là do bốn nguồn. Ngoài hai nguồn chính trên đây, còn hai nguồn khác: ‘’viện trợ thực phẩm phụng sự hòa bình’’ (FFP) và ‘’viện trợ dự án’’. Nhìn vào cả bốn nguồn, tình hình thật là khó khăn:

Kết toán tài trợ nhập cảng tài khóa 1973/74 (triệu đô-la)

Viện trợ thương mại CIP, 226 triệu + Thực Phẩm (FFP)/(S)8 triệu + Viện trợ dự án, 22 triệu + Tiền đô la đổi ra tiền đồng, 96 triệu = 532 triệu.

So với tài khóa 1971/72 (849 triệu), nó đã giảm trên 37%. Nên nhắc lại, số tiền này chỉ là mệnh giá trên danh nghĩa (nominal). Mãi lực thật chỉ bằng một nửa tức chỉ là 266 triệu. Như vậy có nghĩa là thực sự, chỉ còn khả năng nhập một lượng hàng hóa bằng nửa những năm trước.

Thắt lưng buộc bụng

Để đối phó, nhu cầu nhập cảng phải giảm xuống ngay tức khắc. Ngoài những biện pháp thuế má, tỷ giá, chính phủ còn phải cấm không được dùng tín dụng ngân hàng để tài trợ cho nhập các lo ại trong hai danh sách ‘’C’’ và ‘’D’’. Nếu gồm tất cả những mặt hàng trong hai danh sách này lại, đã gần 80% các loại hàng được coi là ‘’không cần thiết’’. Cho dù cần thiết như đường cũng phải giới hạn: Năm 1973 nhập là 60 triệu, năm 1974 thì phải ngừng hẳn. May mà lúc đó còn một lượng đường tồn kho để giúp giải quyết tạm thời. Muốn giảm tiêu thụ, giá đường được nâng ngang giá quốc tế. Ngành nước ngọt và bia bị ảnh hưởng, dân chúng phải giảm ngay tiêu thụ. Tuy nhiên, vì giá đường lên cao, nhân dân đổ xô trồng mía. Các nhà máy đường cải tiến, sản xuất lên cao. Dự phóng là với tiêu thụ giảm đi, đồng thời tăng số cung nội địa, dứt khoát là từ 1976 sẽ không cần nhập cảng đường nữa [4].

Riêng về dầu lửa, năm 1973 nhập một lượng với số tiền là 82 triệu. Năm 1974, nếu muốn nhập cùng một lượng đó thì phải chi ra 200 triệu. Tiền cạn rồi, lấy đâu ra 200 triệu? Chính ph ủ phải đặt ra mục tiêu giả m tiêu thụ xăng nhớt 25%. Giá dầu xăng đã tăng 47% vào tháng 11.1973, chính phủ lại phải tăng giá lên từ 66% tới 140% vào tháng Giêng 1974, làm giá xăng cao vào hàng nhất thế giới hồi đó. Giá dầu hôi lên 140 đồng Việt Nam một lít, ngoài tầm tay của số đông gia đình. Tuy nhiên, cũng có cái hay là (gi ống như trường hợp mía đường), phong trào đun nấu bằng củi, gỗ, than được phát trên mạnh, giúp cho giải pháp lâu dài.

Dầu cặn diesel tăng từ 95 đồng lên 125 đồng, cao hơn tất cả các nước láng giềng. Ảnh hưởng là 11 chiếc tầu đánh tôm vừa mới tân trang hầu như phải ngưng hoạt động. Ngư dân với những thuyền mắc máy đuôi tôm lượn trên sông rạch nay đã thưa thớt. Khi giá các loại dầu, xăng tăng, thì trực tiếp hay gián tiếp, phí tổn sản xu ất mọi mặt hàng phải tăng, nâng giá hàng hóa cao hơn nữa. Bị ảnh hưởng nặng nhất là những người có đồng lương cố định như quân, công, cán, chính.

Nhập cảng xuống là tăng thu ngân sách xuống theo. Ở các nước hậu tiến, nguồn thu chính cho ngân sách chính phủ không phải là thuế trực thu đánh vào tiền lương như ở Mỹ, mà thuế gián thu. Quan trọng nhất là nguồn thu thuế nhập cảng Quan Thuế cung cấp. Bây giờ ngân sách đã đến lúc kẹt vì giảm viện trợ, nguồn thu từ Quan Thuế lại giảm vì nhập cảng giảm. Làm sao đáp ứng được nhu cầu chi tiêucho ngân sách đang tăng vì lạm phát? Bộ Tài Chánh tìm cách ‘’tăng thu’’. Nhìn đi nhìn lại chỉ còn Chợ Lớn. Dù biết thế lực của giới thương gia người Tầu rất mạnh, Tổng Trưởng Tài Chánh Châu Kim Ngân cũng vẫn cho rà soát, xông vào mà kiểm tra kế toán, thu thêm cho ngân sách.

Trong bối cảnh ‘’lạm phát đình trệ’’, vừa lạm phát, vừa trì trệ rất khó giải quyết nhiều v ấn đề bức thiết. Giá sản xuất làm kinh tế đình trệ, thất nghiệp tăng. Thêm vào đó còn tước đi một số công ăn việc làm quan trọng. Quân Đội Mỹ rút đi đã để lại một lỗ hổng lớn. Trong thời chiến, sự có mặt của Đồng Minh giữ mức thất nghiệp ở thành thị tương đối thấp.

Một cách gián tiếp, chi tiêu của họ sinh ra công ă n việc làm, đặc biệt trong lãnh vực dịch vụ. Một cách trực tiếp, các căn cứ quân đội, cơ quan và hãng Mỹ cũng đã tuyển dụng một số nhân công không phải nhỏ. Riêng số người làm việc cho các cơ quan và hãng Mỹ là 160.000 năm 1969. Số này chỉ còn vẻn vẹn trên 17.000 vào cuối năm 1973.

Với một tình trạng kinh tế khó kh ăn như vậy, ở nhiều nước hậu tiến khác là đã có bấtổn chính trị to rồi. Ở miền Nam, đa số nhân dân cứ kiên cường, cắn răng mà chịu. Đó là nhận xét của cơ quan viện trợ USAID .

Hết Phần 24 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng“When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P23

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P25 

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex