Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ đã diễn ra như thế nào – Vietnam US reconciliation after war

0 21

Sau cuộc chiến Việt Nam, việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ đã diễn ra như thế nào – Vietnam US reconciliation after Vietnam war ?

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng Bắc Việt húc đổ cổng ở dinh Độc Lập, chính phủ Sài Gòn sụp đổ và chấm dứt cuộc chiến Việt Nam kéo dài gần 30 năm

Bối Cảnh

Tháng Hai năm 1973, sau khi Hoa Kỳ và Bắc Việt ép Tổng thống Thiệu ký kết Hiệp Định Paris, Nixon gởi một bức mật thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong đó Nixon hứa “Các nghiên cứu sơ bộ cho biết một chương trình hỗ trợ thích hợp cho việc tái thiết sau chiến tranh trị giá 3.25 tỉ Usd thuộc diện hỗ trợ không hoàn lại,”

nguyên văn:

“U.S. preliminary studies show that programs appropriate for a U.S. contribution to the aforementioned postwar reconstruction will amount to about $3.25 billion in nonrefundable aid.”

Tuy không nói ra, nhưng đằng sau lời hứa ấy là hai điều kiện. Thứ nhất, mọi chi tiêu của Hoa Kỳ cần được thông qua bởi Quốc Hội. Thứ nhì, Bắc Việt phải tuân thủ các điều khoản trong bản Hiệp Định Paris được ký kết ngày 25/1/1973 theo đó là việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, trao đổi tù binh, miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ tiến hành các giải pháp hòa bình để thống nhất đất nước

Tuy nhiên, Hà Nội lại cho rằng họ đương nhiên sẽ nhận được $3.25 tỉ đô la Mỹ đó mà không cần tuân theo Hiệp Định Paris và đưa số tiền trên vào kế hoạch hậu chiến. Do đó, họ đã mở cuộc tấn công và lật độ chế độ miền Nam Việt Nam vào tháng 4 năm 1975

Tháng 10, 1973, Phó tổng thống Spiro Agnew từ chức sau khi bị tố tội tham nhũng và gian lận thuế. Chiếu theo Tu Chính Án 25, Hạ Viện bầu Dân biểu Gerald Ford — khi ấy là lãnh đạo cánh Cộng Hoà, lên thay thế. Sang tháng 8 năm sau, đến phiên Nixon phải từ chức vì vụ Watergate. Gerald Ford từ một nhà lập pháp tại Hạ Viện bỗng ngồi vào ghế tổng thống trong vòng chưa đầy một năm.

Lúc bấy giờ nước Mỹ trải qua một cơn khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất từ sau Nội Chiến. Phong trào phản chiến đã lắng xuống kể từ ngày ký Hiệp Định Paris và lệnh quân dịch được bãi bỏ. Dân Mỹ ngơi quan tâm đến cuộc chiến nên Quốc Hội cũng không còn mặn mòi với việc đổ thêm tiền vào Việt Nam. Sang tháng Tư 75, với số phiếu áp đảo Lưỡng Viện bác bỏ yêu cầu của Ford chi thêm $700 triệu cho VNCH. Việc thiếu thốn viện trợ, vũ khí từ sau Hiệp Định Paris đã khiến quân đội VNCH suy yếu trầm trọng và dẫn đến Sài Gòn sụp đổ vào tháng 4 năm 1975.

Say sưa với chiến thắng, Hà Nội đã không suy tính đến phản ứng quyết liệt của phía chính phủ Mỹ dưới quyền tổng thống Ford. Ông đã lập tức áp đặt lệnh cấm vận về kinh tế, đóng băng các mối hỗ trợ về kinh tế và tuyên bố phủ quyết yêu cầu của Hà Nội về việc gia nhập Liên Hiệp Quốc. Mỹ cũng cắt đứt các đường viễn thông, thư từ , chuyển tiền từ Mỹ về Việt Nam. Nhật Bản, Hàn Quốc, … và các quốc gia đồng minh của Mỹ cũng áp dụng các chính sách tương tự

Các ngân hàng quốc tế như World Bank, Asian Development Bank, International Monetary Fund do Mỹ đứng đầu đều không cho Việt Nam vay tiền.

Thiếu nguồn vốn từ phương Tây, Việt Nam quay về với các quốc gia đã hỗ trợ miền Bắc trước đây là Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên các quốc gia cùng hệ tư tưởng Maxis này lại đưa ra các khoản cho vay với điều khoản ngặt nghèo. Thất vọng nhất chính là Trung Quốc chỉ cho vay với số tiền nhỏ giọt

Việc thống nhất đất nước Việt Nam lại gặp trở ngại thời hậu chiến khi miền Bắc nắm quyền kiểm soát nhưng lại không được đào tạo về quản lý , vận hành, … kinh tế . Ở miền Bắc trước đây, gần như mọi thứ bao gồm vũ khí, lương thực, thuốc men, hàng tiêu dùng, … đều được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam và chính quyền Việt Nam chỉ đóng vai trò phân phát cho người dân. Họ có rất ít kiến thức về điều hành kinh tế . Đây là mô hình của chính quyền kế thừa từ chủ nghĩa Soviet. Đó là nhà nước kiểm soát chặt chẽ, quyết định được đưa ra từ trung ương và tiến hành nhanh Công Nghiệp Hóa

Chỉ một lượng nhỏ tiền mặt lưu thông được đưa vào các công ty bị nhà nước tịch thu. Gần như không có sự đầu tư vào các cơ sở hạ tầng. Chương trình tái thiết đất nước chỉ tập trung vào các công ty thép, một công ty giấy, .. sự quản lý yếu kém từ ban lãnh đạo do không có kinh nghiệm điều hành kinh tế đã dẫn đến kinh tế ngày càng lụn bại

Các cán bộ từ miền Bắc tiếp quản hoàn toàn chính quyền miền Nam Việt Nam. Các binh sĩ VNCH, các nhân viên hành chính của chính phủ VNCH trước đây bị đưa đi Trại Cải Tạo. Người dân từ các thành phố bị đưa đi các vùng nghèo nàn khác gọi là “Khu Kinh Tế Mới” . Kèm theo đó là chương trình “Cải Tạo” về nền kinh tế ,… các nhà máy , các cơ sở Tiểu Thủ Công Nghiệp đều gần như đóng cửa do thiếu linh kiện, phụ tùng, … 

Bầu Cử Mỹ năm 1976

Hà Nội theo dõi cuộc bầu cử Mỹ năm 1976 rất sát sao. Năm 1976 Jimmy Carter vận động tranh cử với thông điệp hàn gắn vết thương chiến tranh và hồi hương hài cốt lính Mỹ mất tích ở Việt Nam (MIA). Ông chỉ trích chính quyền Ford đã không thương tuyết với Hà Nội về những binh sĩ Mỹ bị mất tích ở Việt Nam. Tuy ông chỉ thắng sít sao với 50.1% phiếu phổ thông, nhưng bấy nhiêu cũng đủ khiến cho các đồng chí Ba Đình phấn khích.

Tháng 1 năm 1977, Jimmy Carter chính thức trở thành tổng thống Mỹ. Rất nhanh chóng ngay sau khi tiếp nhiệm, tổng thống Mỹ Carter cho làm là thành lập một uỷ ban gồm năm người có nhiệm vụ nghiên cứu kế hoạch tái lập bang giao với Việt Nam. Đứng đầu là Leonard Woodcock, chủ tịch liên đoàn công nhân United Auto Workers, người từng chỉ trích mãnh liệt các chính sách của Mỹ hỗ trợ miền Nam Việt Nam trước kia. Thêm vào đó là Dân biểu “Sonny” Montgomery, tuy thuộc đảng Dân Chủ nhưng bảo thủ và phản chiến hạng nặng. Điều này mở ra cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt Nam – MỹVietnam US reconciliation after Vietnam war

Tháng Ba năm 1977 phái đoàn bay sang Việt Nam. Vừa đáp xuống Hà Nội, chưa kịp bố trí nơi tạm trú thì Ngoại trưởng Việt Nam là ông Nguyễn Duy Trinh vời đến một cuộc họp không xếp lịch trước. Tại buổi họp, ông Nguyễn Duy Trinh tuyên bố rằng phía Mỹ phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức trong việc cấp cho Việt Nam số tiền 3.25 tỉ Usd để tái thiết

Trưởng đoàn Mỹ Woodcock nhấn mạnh rằng sẽ không một người dân Mỹ nào đồng ý với chuyện trả tiền cho Việt Nam để “mua lại” hài cốt. Việc thương tuyết gần như đi vào ngõ cụt trong suốt 3 ngày thương thuyết. Cuối cùng Hà Nội cũng trao cho Woodcock 12 bộ xương (được cho là của lính Mỹ) để tỏ thiện chí. Tuy nhiên, sau đó phía Mỹ phát hiện trong đó có 1 bộ hài cốt là của một người đàn ông Việt Nam.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã trao một bức thư cho Woodcock để chuyển đến tổng thống Mỹ Carter, trong thư đã đề nghị một buổi họp ở Paris vào tháng Năm, 1977. Tổng thống Carter lập tức nhận lời. Phản ứng của tổng thống Carter khiến Hà Nội suy nghĩ rằng Việt Nam vẫn là vấn đề mà dư luận Mỹ quan tâm và sự cứng rắn của chính quyền Ford đã qua. Cùng lúc này, báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đăng tải bức thư của tổng thống Mỹ Nixon nhằm gây chú ý từ dư luận công chúng Mỹ. Tuy nhiên, bức thư Nixon được đăng tải đã không gây nhiều sự chú ý ở Mỹ do phong trào phản chiến đã chấm dứt. Chế độ quân dịch bắt buộc đã chấm dứt từ Tháng Một năm 1973, những nhân vật phản chiến như Jane Fonda, Muhammad Ali đều đã chìm vào quên lãng

Xem tiếp : việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ đã diễn ra như thế nàoVietnam US reconciliation after Vietnam war – P2

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex