Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Lính Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war

0 101

Lính Hàn Quốc hay còn gọi là Đại Hàn hay Nam Triều Tiên được đánh giá là lực lượng nước ngoài quan trọng nhất sau Mỹ trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war

I./ TỔNG QUAN

Tại sao lính Hàn Quốc tham chiến trong chiến tranh Việt Nam

Năm 1964, khi quân Giải Phóng (du kích miền Nam) và quân Bắc Việt (miền Bắc đưa vào) ngày càng gia tăng về lực lượng và sức ép thì chính phủ miền Nam Việt Nam đã chính thức gửi yêu cầu nhờ giúp đỡ đến lực lượng thuộc Thế Giới Tự Do . Thực ra thì từ năm 1954, phía Hàn Quốc đã muốn gửi lính sang hỗ trợ nhưng chính phủ VNCH khi ấy của Ngô Đình Diệm đã từ chối vì ông không muốn có sự hiện diện của lính ngoại quốc trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam

Tháng 2 năm 1965, đơn vị lính Hàn Quốc đầu tiên đã đến Việt Nam và được gọi là lực lượng Dove Force. Lực lượng này bao gồm công binh, bệnh viện quân y cơ động dã chiến – Mobile Army Surgical Hospitals (MASH), quân cảnh, truyền tin,… Lực lượng Dove Force này đóng quân ở Biên Hòa với nhiệm vụ xây đường xá, cầu qua sông, hỗ trợ điều trị bệnh cho khoảng 30.000 dân Nam Việt Nam ở khu vực này

Khi tình hình chiến sự ngày càng gia tăng và an ninh vùng nông thôn ở miền Nam Việt Nam ngày càng tồi tệ, Bộ Chỉ Huy Quân Đội Mỹ bắt đầu chuyển bớt gánh nặng về tác chiến cho các lực lượng đồng minh. Tháng 6 năm 1965, trong cuộc gặp mặt với tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee, tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã hỏi liệu Hàn Quốc có thể gửi 1 sư đoàn tác chiến sang hỗ trợ miền Nam Việt Nam và ông Park đã nhận lời. Hai bên đã thảo 1 số điều khoản, theo đó, các binh sĩ Hàn Quốc sẽ chỉ chịu sự chỉ huy duy nhất từ sĩ quan Hàn Quốc ở phạm vi đơn vị. Tuy nhiên, các binh sĩ Hàn Quốc sẽ dưới quyền chỉ huy của sĩ quan Mỹ chỉ huy tác chiến ở chiến trường và dưới quyền của chỉ huy tối cao của Tổng Chỉ Huy Quân Đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam là tướng William Westmoreland

Cũng theo thỏa thuận, Mỹ sẽ chịu trách nhiệm chi trả tiền lương binh sĩ của Hàn Quốc, trang thiết bị quân sự và đảm bảo về an ninh của Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên

Ngày 19 tháng 8 năm 1965, chính phủ Hàn Quốc chính thức chấp thuận việc lính Đại Hàn tham chiến ở Việt Nam. Mùa thu năm 1965, 2 đơn vị tác chiến Hàn Quốc đầu tiên đến Việt Nam là sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ và lữ đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến có biệt danh là lữ đoàn Rồng Xanh (lữ đoàn Thanh Long )  . Cuối năm 1965, số lính Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam đã lên đến con số 18.000 quân

Năm 1966, Hàn Quốc tiếp tục triển khai thêm binh sĩ đến Việt Nam và lần này là sư đoàn 9 bộ binh có biệt danh sư đoàn Ngựa Trắng (sư đoàn Bạch Mã) nâng tổng số quân lên 45.000 quân. Sư đoàn trưởng sư đoàn Mãnh Hổ của Hàn Quốc là tướng Chae Myung Shin nắm quyền tư lệnh của toàn bộ lực lượng Hàn Quốc ở Việt Nam và tướng Lew Byong Hion thay tướng Shin nắm quyền sư đoàn Mãnh Hổ. Bộ Chỉ Huy lực lượng Hàn Quốc được đặt tại Nha Trang

Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ

Đến Việt Nam tham chiến vào tháng 9 năm 1965, đóng quân ở phía Tây thị trấn Quy Nhơn và chịu trách nhiệm khu vực tác chiến ở tỉnh Bình Định

Bao gồm : 

  • Đại đội thuộc Bộ Chỉ Huy sư đoàn
  • 1 Trung đoàn thiết kỵ,  trung đoàn 1 bộ binh, trung đoàn 26 bộ binh . Mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn
  • Tiểu đoàn 10, 60 , 61 pháo binh 105mm
  • Tiểu đoàn 628 pháo binh 155mm
  • 1 đại đội xe tăng, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội truyền tin , 1 đại đội trinh sát, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quân y, 1 đại đội hậu cần, 1 nhóm hỗ trợ Không Chiến

Lữ đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến Rồng Xanh (Thanh Long )

Đến Việt Nam vào tháng 9 năm 1965, lúc đầu đóng quân ở Cam Ranh, sau đó chuyển đến Tuy Hòa Đến năm 1966 thì di chuyển đến tác chiến ở khu vực Bồng Sơn, phía Bắc của Quy Nhơn

Bao gồm :

  • Tiểu đoàn 1 , 2, 3 Thủy Quân Lục Chiến. Đến năm 1967 thì tăng cường thêm tiểu đoàn 5 TQLC

Sư đoàn 9 bộ binh Ngựa Trắng (Bạch Mã)

Đến Việt Nam tham chiến vào năm 1966,  chịu trách nhiệm khu vực tác chiến ở Cam Ranh, Tuy Hòa và Ninh Hòa

Bao gồm : 

  • Đại đội thuộc Bộ Chỉ Huy sư đoàn
  •  trung đoàn 28 bộ binh, trung đoàn 29 bộ binh và trung đoàn 30 bộ binh . Mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn
  • Tiểu đoàn 30, 510 , 52 pháo binh 105mm
  • Tiểu đoàn 966 pháo binh 155mm
  • 1 đại đội xe tăng, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội truyền tin , 1 đại đội trinh sát, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quân y, 1 đại đội hậu cần, 1 nhóm hỗ trợ Không Chiến

Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến Rồng Xanh rời Việt Nam vào tháng 12 năm 1971. Các đơn vị Hàn Quốc còn lại rút khỏi Việt Nam trong 3 tháng đầu của năm 1973

Đã có tổng cộng hơn 320.000 lượt binh sĩ Hàn Quốc tham chiến ở Việt Nam. Đỉnh điểm là năm 1968 có 50.003 người ở Việt Nam và tổng cộng có 4.407 người tử trận

Lính Hàn Quốc

Theo yêu cầu của tống thống Hàn Quốc Park Chung Hee, lính Hàn Quốc trong chiến tranh Việt NamSouth Korean soldiers in Vietnam war đều là lính tình nguyện . Cả ông Park lẫn chính phủ Hàn Quốc đều muốn chứng tỏ cho thế giới thấy rằng quân đội Hàn Quốc đã lớn mạnh sau cuộc chiến Triều Tiên và đủ sức đương đầu với các cuộc chiến khác. Các binh sĩ lẫn sĩ quan Hàn Quốc đến tham chiến ở Việt Nam đều được chọn lọc kỹ về tình trạng sức khỏe lẫn kinh nghiệm tác chiến 

lính Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam đều có động lực chiến đấu rất cao, ngoài việc được trả lương rất cao, họ còn có động lực khác là họ ghét chế độ Cộng Sản do họ đã gặp phải với Bắc Triều Tiên trong cuộc chiến Triều Tiên . Cuộc chiến đó rất tàn khốc nên lính Hàn Quốc rất có kinh nghiệm tác chiến và họ chiến đấu rất bền bĩ. Các lính Hàn Quốc đều được rèn luyện môn võ tae kwon do ít nhất 30 phút vào mỗi buổi sáng. Kỷ luật trong binh sĩ Hàn Quốc rất cao, có 2 binh sĩ Hàn Quốc phạm tội cưỡng hiếp 1 phụ nữ Việt Nam và cả 2 đều bị trừng phạt trước đơn vị

Tạp chí Times năm 1966 cho biết :”Các tù binh bắt được đã khai rằng đã có quy định từ cấp trên về việc tránh các cuộc va chạm với lính Hàn Quốc để tránh tổn thất và chỉ được phép giao chiến nếu nắm rõ phần thắng”

Lính Hàn Quốc cũng cho thấy họ làm tốt hơn lính Mỹ trong công tác bình định và chống nổi dậy. Dù khác biệt về ngôn ngữ nhưng Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều tương đồng về văn hóa và nếp sống. Chẳng hạn họ cùng thờ đạo phật, ăn thực phẩm chính là cơm và thỉnh thoảng cũng ăn chay . Họ xây đường , cầu, xây và sửa chữa nhà cho người dân, khám chữa bệnh cho dân và tham gia các lễ hội Phật Giáo

Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động của lính Hàn Quốc đều đúng và chuẩn mực. Trong cuộc chiến ở Việt Nam, lính Hàn Quốc đã gây ra nhiều vụ thảm sát kinh hoàng như thảm sát Hà My, thảm sát Phong Nhất, thảm sát Bồng Sơn, …. Theo tài liệu từ phía Hàn Quốc cho biết, có ít nhất 8.000 người dân miền Nam Việt Nam đã bị binh sĩ Hàn Quốc sát hại. Trong cuộc phỏng vấn vào năm 2000, tướng Chae Myung Shin – tư lệnh lực lượng Hàn Quốc ở miền Nam Việt Nam đã thừa nhận có việc lính Hàn Quốc sát hại người dân Việt Nam vô tội nhưng ông cho rằng đó là việc không tránh khỏi trong thời chiến

Cuộc thăm dò của Viện Nghiên Cứu Chính Sách Châu Á – Asan Institute for Policy Studies tiến hành năm 2012 cho thấy hơn 80% người dân Hàn Quốc đều biết rõ về sự tham chiến của lính Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam và hơn 57% tán thành việc tham chiến này . Trái với phát biểu của chính phủ Park Chung Hee tuyên bố rằng việc tham chiến này nhằm ngăn chận Chủ Nghĩa Cộng Sản lan rộng ở khu vực Đông Nam Á thì 54% ý kiến đồng tình cho rằng việc tham chiến này đã giúp ích về kinh tế cho Hàn Quốc. Ngoài ra còn có hơn 27% ý kiến đồng tình cho rằng việc tham chiến này nhằm trả ơn người Mỹ đã giúp Hàn Quốc ngăn chận cuộc xâm lược của Bắc Triều Tiên trong cuộc chiến Triều Tiên năm 1950-1953. Cuộc thăm dò cũng cho thấy có 68% ý kiến cho rằng việc tham chiến này đã giúp củng cố mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Hàn Quốc

Trong cuộc phỏng vấn cựu binh Lee Chung Sop ở Andong, Hàn Quốc vào tháng 2 năm 1996, cựu binh này nói :

“Điều đầu tiên tôi muốn nói về việc lính Đại Hàn tham chiến trong chiến tranh Việt Nam là tôi rất tự hào về điều đó. Một trong những lý do tôi đến đó tham chiến là tôi muốn chống chủ nghĩa Cộng Sản. Tôi hiểu rất rõ điều đó . Nhiều quốc gia đã đến Hàn Quốc để giúp Hàn Quốc chống lại Bắc Triều Tiên xâm lược trong cuộc chiến Triều Tiên và bây giờ là lúc chúng tôi đi giúp quốc gia khác. Dĩ nhiên là còn nhiều lý do khác. Lúc đó tôi còn trẻ và tôi cũng muốn đi mạo hiểm và mở mang kiến thức cuộc đời

Nhiều người có những lý do khác . Trong quân đội Đại Hàn, các sĩ quan là những người đã tốt nghiệp từ các trường ưu tú. Nếu bạn chỉ là lính nghĩa vụ đơn thuần hoặc trình độ không cao, bạn rất khó thăng chức. Tuy nhiên, nếu bạn tham chiến ở Việt Nam và chiến đấu tốt, bạn sẽ có cơ hội thăng chức rất nhanh

Mức lương trong quân đội Đại Hàn là 2Usd / tháng trong khi nếu đến Việt Nam, bạn sẽ nhận được 67 Usd / tháng. Chúng tôi biết là chính phủ Mỹ trả cho Đại Hàn là 120 usd / người / tháng và phần chênh lệch giữa 120 và 67 đã được chính phủ Đại Hàn giữ lại để phục vụ quốc gia. Chẳng hạn đường cao tốc Seoul – Pusan được xây dựng là từ khoản tiền này và chúng tôi tự hào về điều đó”

II/ THAM CHIẾN

Ở miền Nam Việt Nam, vùng nguy cơ lớn nhất chính là vùng II Chiến Thuật và khu vực nóng bỏng nhất chính là vùng biên giới Cao Nguyên. Quân Bắc Việt luôn muốn thực hiện các cuộc tấn công mạnh bắt nguồn từ vùng biên giới Cao Nguyên, tiến theo Quốc Lộ 19 đến thị trấn Quy Nhơn nhằm cắt miền Nam Việt Nam thành 2 khu vực tách rời

Hai tỉnh luôn tiềm ẩn nguy cơ là Pleiku ở Cao Nguyên và tỉnh Bình Định vùng duyên hải. Ngoại trừ thị trấn Quy Nhơn là trung tâm của tỉnh Bình Định thì gần như toàn tỉnh này đều nằm trong sự kiểm soát của quân Bắc Việt và du kích.

 

Xem tiếp : Lính Đại Hàn Dân Quốc, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt NamSouth Korean soldiers in Vietnam war – P2

source : https://en.asaninst.org/contents/issue-brief-no-53-a-perspective-on-koreas-participation-in-the-vietnam-war/

https://warfarehistorynetwork.com/article/south-koreans-in-vietnam-a-force-to-be-reckoned-with/

 

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex