Lính Đại Hàn Dân Quốc, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war – P2
Lính Đại Hàn Dân Quốc, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war
Vào tháng 8 năm 1965, khi quân Mỹ đến vùng II Chiến Thuật thì chính phủ miền Nam chỉ có thể kiểm soát các thị trấn trung tâm còn mọi tuyến đường giao thông từ Pleiku, Bình Định đều bị phía Bắc Việt và du kích uy hiếp. Binh sĩ Nam Việt Nam quá suy yếu khiến quân Mỹ phải nhờ đến sự trợ giúp từ đồng minh chẳng hạn như là Đại Hàn Dân Quốc
Lời cam kết của Đại Hàn Dân Quốc
Vào năm 1954, sau khi được sự hỗ trợ từ Mỹ và lực lượng Đồng Minh đã giúp Đại Hàn chống lại sự xâm lược từ Bắc Triều Tiên trong cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953, tổng thống Đại Hàn Syngman Rhee đã đề nghị với trung tướng Bruce C. Clarke đang chỉ huy quân đội Mỹ ở Đại Hàn lời đề nghị không chính thức việc sẽ gửi lính Đại Hàn Dân Quốc đến Việt Nam để giúp chống lại chủ nghĩa Cộng Sản . Lời đề nghị này được chuyển đến Bộ Ngoại Giao Mỹ nhưng bị bác bỏ
Tháng 5 năm 1964, thiếu tướng Norman B. Edwards – Tham Mưu Trưởng quân đội Mỹ ở Đại Hàn đã vạch kế hoạch sơ bộ việc Đại Hàn sẽ gửi một đội bệnh viện quân y cơ động dã chiến – Mobile Army Surgical Hospitals (MASH) đến hỗ trợ miền Nam Việt Nam
Ngày 10 tháng 7 năm 1964, bộ trưởng Quốc Phòng Đại Hàn Kim Sumg Eun đã gửi thư xác nhận điều này đến tướng Hamilton H. Howze – Chỉ Huy lực lượng hỗn hợp Mỹ – Đại Hàn. Trong thư cho biết chính phủ Đại Hàn đang chuẩn bị gửi một đội bệnh viện quân y cơ động dã chiến và 10 Huấn Luyện Viên Taekwondo (karate) đến giúp chính phủ miền Nam Việt Nam theo yêu cầu từ phía Việt Nam
Ngày 16 tháng 7, tướng Howze viết thư trả lời bộ trưởng Kim và cho biết trong vai trò Chỉ Huy lực lượng hỗn hợp Mỹ – Đại Hàn, ông tán thành việc gửi người đến giúp miền Nam Việt Nam. Ông cũng cho biết Bộ Quốc Phòng Mỹ sẽ hỗ trợ việc hậu cần, vận chuyển, trang thiết bị, … của nhóm này và cả các hoạt động của nhóm này ở Việt Nam về sau . Các hỗ trợ này nằm trong chương trình Hỗ Trợ Quân Sự – Mili tary Assistance Program do Mỹ cung cấp cho Đại Hàn. Phía Đại Hàn Dân Quốc sẽ cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm hàng ngày
Ngày 19 tháng 8 năm 1964, nhóm khảo sát đánh giá gồm 6 người Đại Hàn và 5 sĩ quan Mỹ đã đến miền Nam Việt Nam . Nhóm này đã thảo luận với Bộ Quốc Phòng miền Nam Việt Nam và Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Mỹ ở Việt Nam – U.S. Military Assistance Command, Vietnam (MACV). Ngày 5 tháng 9 năm 1964, thỏa thuận giữa Đại Hàn và miền Nam Việt Nam được ký kết. Theo đó, miền Nam Việt Nam sẽ xây dựng bệnh viện, phía Đại Hàn sẽ hỗ trợ bác sĩ và quản lý, vận hành bệnh viện đó . Lực lượng Đại Hàn sẽ bao gồm 34 sĩ quan, 96 nhân viên và 10 huấn luyện Taekwondo . Ngày 13 tháng 9 năm 1964, lực lượng Đại Hàn bắt đầu được triển khai
Cuối tháng 12 năm 1964, sau khi được phía miền Nam Việt Nam đề nghị giúp đỡ, Đại Hàn bắt đầu triển khai thêm nhóm công binh đến Việt Nam để tái thiết các khu vực bị chiến tranh tàn phá . Trong giai đoạn từ tháng 2 – 6 năm 1965, nhóm Đại Hàn bao gồm 1 đại đội công binh thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, 1 số tàu vận tải, 1 đại đội an ninh của Đại Hàn đã được gửi đến Việt Nam. Nhóm này được gọi là Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Đại Hàn tại Việt Nam – Republic of Korea Military Assistance Command, Vietnam nhưng thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi Dove Force . Lực lượng Dove Force có tổng cộng 2.416 người
Đầu năm 1965, áp lực chiến sự ngày càng tăng, miền Nam Việt Nam đã gửi yêu cầu nhờ phía Đại Hàn giúp đỡ thêm các nhóm hỗ trợ không tác chiến . Nguyên nhân là do 1 số đơn vị tác chiến của miền Nam Việt Nam đã phải thuyên chuyển sang công tác khắc phụ nạn mưa bão, lũ lụt khủng khiếp năm 1964. Phía Đại Hàn đã chấp thuận và gửi sang Việt Nam thêm 1 tiểu đoàn công binh Lục Quân, 1 tiểu đoàn công binh Thủy Quân Lục Chiến, 1 đại đội vận tải, 1 đại đội an ninh, 1 đơn vị hỗ trợ, 1 đơn vị truyền tin
Ngày 8 Tháng 2 năm 1965, tướng Lee Sae Ho – chỉ huy cao cấp của phía Đại Hàn cùng tướng Rosson của Mỹ ký thỏa thuận thống nhất đặt toàn bộ lực lượng Đại Hàn sẽ do tướng Lee trực tiếp chỉ huy. Khi bước vào chiến dịch hoặc hoạt động quân sự trong khu vực, lực lượng Đại Hàn sẽ dưới quyền chỉ huy của tướng Mỹ – chỉ huy chiến dịch và tất cả đều dưới quyền chỉ huy tối cao của tướng Westmoreland – Tổng Chỉ Huy Quân Đội Mỹ tại Việt Nam
Ngày 25 tháng 2, các lực lượng tiền phương của Dove Force đến Việt Nam và được bố trí đóng quân ở Biên Hòa.
Tháng 5 năm 1965, tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee có chuyến viếng thăm Washington, tại đây, ông có cuộc hội đàm với tổng thống Mỹ Johnson và cả 2 đi đến thống nhất việc tham chiến của lính Đại Hàn Dân Quốc, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war . Quy mô lực lượng này sẽ là 1 sư đoàn bộ binh bao gồm 2 trung đoàn và 1 lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến .
Phía Bộ Trưởng Quốc Phòng Kim Sumg Eun của Đại Hàn cùng phía Mỹ cũng đã thống nhất việc lương của lính Đại Hàn sẽ do phía chính phủ Mỹ chi trả. Mỹ cũng sẽ gia tăn chương trình viện trợ quân sự cho Đại Hàn trên bán đảo Triều Tiên. Cả Mỹ và Đại Hàn cũng thống nhất sẽ lập 1 ngân quỹ không chính thức do phía Đại Hàn quản lý để hỗ trợ cho gia đình các binh sĩ Triều Tiên bị thương hoặc tử trận trên chiến trường Việt Nam
Cuối tháng 7 và đầu tháng 8 năm 1965 , phía Đại Hàn đề xuất các thỏa thuận sau trước khi chính thức trình lên Hội Đồng Quốc Gia Đại Hàn phê chuẩn việc tham chiến của lính Đại Hàn , Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam :
1- Lực lượng Mỹ và Đại Hàn cùng duy trì ở mức cao trên bán đảo Triều Tiên
2- Trang bị đầy đủ cho 3 sư đoàn dự bị và tăng cường trang bị cho 17 sư đoàn chính quy của Đại Hàn tại Triều Tiên về khả năng hỏa lực, cơ động và truyền tin liên lạc để không làm suy yếu khả năng phòng thủ của Đại Hàn
3- Vẫn giữ nguyên mức độ của chương trình Viện Trợ Quân Sự của Mỹ ngay cả sau khi Đại Hàn triển khai 1 sư đoàn đến Việt Nam
4- Xác nhận đầy đủ về vấn đề hậu cần, khu vực tác chiến, chỉ huy, … sau khi sư đoàn Đại Hàn đến Việt Nam
5- Thiết bị quy mô, tổ chức chỉ huy, … cho lực lượng Đại Hàn
6- Cung cấp thiết bị liên lạc để thiết lập 1 đường dây liên lạc trực tiếp và độc quyền dành cho việc kết nối liên lạc giữa chính phủ Đại Hàn và lực lượng Đại Hàn ở Việt Nam
7- Cung cấp phương tiện vận tải và di chuyển cho lực lượng Đại Hàn cũng như cho các nhóm binh sĩ Đại Hàn khi luân chuyển quân , thay phiên nhau, tái trang bị, tái bổ sung … cũng như vận tải hậu cần
8- Cung cấp tài chính cho quân đội Đại Hàn để trả lương binh sĩ Đại Hàn ở Việt Nam ngang bằng lính Mỹ . Cung cấp tài chính để khen thưởng cho binh sĩ Đại Hàn có công, đền bù cho các binh sĩ bị thương tật hoặc tử trận ở Việt Nam, trả lương cho việc thuê mướn người dân bản địa Việt Nam lao động cho Đại Hàn
9- Cung cấp 4 máy bay vận tải C-123 để vận tải thuốc men, hậu cần, … giữa Đại Hàn và Việt Nam
10- Cung cấp 1 trạm truyền tin để phục vụ thông tin, giải trí, … cho binh sĩ Đại Hàn cũng như phục vụ chương trình bình định, chống nổi dậy, tâm lý chiến, chống tuyên truyền từ phía du kích và quân Bắc Việt
Xem lại từ đầu : Lính Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war
Xem lại : Lính Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war – P1
Xem tiếp : Lính Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war – P3