Quân đội Trung Quốc tham chiến trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War – P3
Quân đội Trung Quốc tham chiến trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War – nhằm đúc kết kinh nghiệm tác chiến, kiểm tra tính năng vũ khí, … nhằm rút ngắn khoảng cách so với quân đội Mỹ và Liên Xô
Vào những năm 1970s, Trung Quốc bắt đầu chế tạo và triển khai các tên lửa đạn đạo tầm ngắn – short-range ballistic missiles (SRBM), medium-range ballistic missiles (MRBM), và tên lửa tầm gần intermediate-range ballistic missiles (IRBM) . Đến những năm 1980s, Quân Đoàn Pháo Binh thứ 2 – Second Artillery Corp (SAC) của Trung Quốc đã trở thành đội quân hạt nhân có khả năng răn đe cả Mỹ và Liên Xô do các tên lửa của họ có khả năng tấn công cả 2 quốc gia này. Việc quân đội Trung Quốc tham chiến trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War trong thời gian dài đã thuyết phục giới lãnh đạo của Trung Quốc rằng họ cần duy trì một lực lượng quân đội vững mạnh trong thời kỳ chiến tranh Lạnh – Cold War để chống lại những thách thức từ bên ngoài, cạnh tranh ảnh hưởng với Liên Xô và Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Kết quả là lực lượng quân đội Trung Quốc đã tăng vọt lên quân số 6 triệu người trong giai đoạn 1965-1973
Giới quân sự Trung Quốc đã thấy rõ cuộc chiến ở Việt Nam khác cuộc chiến Triều Tiên . Ở cuộc chiến Triều Tiên, phần lớn quân nhân Trung Quốc đều là giới nông dân và thiếu học thức. Trong cuộc chiến Việt Nam, giới chỉ huy Trung Quốc đã có cái nhìn khác hơn về xã hội, văn hóa và chính trị trong việc tuyển mộ binh sĩ, đào tạo và huấn luyện. Họ cũng chú trọng hơn về yếu tố kỹ thuật, quá trình huấn luyện, giáo dục chính trị, tuyên truyền về tư tưởng Mao Trạch Đông, .. tất cả nhằm cảm hóa một người lính PLA và họ sẽ được giáo huấn rằng họ không phải chỉ là một người lính bình thường mà còn là một thành phần trong xã hội
Trong khi đó, vấn đề quân đội Trung Quốc tham chiến trong chiến tranh Việt Nam đã hình thành một cuộc chiến ủy nhiệm khi Mỹ và Liên Xô không đối đầu trực tiếp mà thông qua vùng đệm với Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Trong cuộc chiến này, vai trò của Trung Quốc không chỉ là ngoài lề mà trong một số tình huống lại đóng vai trò trung tâm.
Sau khi thành lập nhà nước Trung Quốc năm 1949, mối quan hệ Trung Quốc – Liên Xô trở thành khối vững chắc trong thế giới Chủ Nghĩa Cộng Sản. Tuy nhiên, cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, mối quan hệ này ngày càng yếu dần . Từ những năm 1960-1973, cả Liên Xô và Trung Quốc đã đua nhau trong vấn đề viện trợ cho Bắc Việt để giành ảnh hưởng ở quốc gia Đông Nam Á này. Bên nào cũng tự cho rằng mình là quốc gia viện trợ cốt yếu cho Bắc Việt để chống lại Mỹ. Bắc Việt cho phép cả Liên Xô và Trung Quốc đưa binh sĩ vào lãnh thổ Bắc Việt càng làm sự ganh đua này càng thêm khốc liệt
Giai đoạn 1969-1971, Trung Quốc dần chuyển hướng đề phòng quân sự sang hướng Liên Xô do giới lãnh đạo Trung Quốc cho rằng Mỹ đang suy yếu do không thể chiến thắng ở miền Nam Việt Nam và đang gặp nhiều rắc rối ở các khu vực khác trên thế giới như phải đang hỗ trợ Israel chống các quốc gia Ả Rập ở Trung Đông
Từ năm 1965-1968, cuộc đối đầu giữa Liên Xô và Trung Quốc ở Bắc Việt ngày càng khiến mối thù địch giữa 2 quốc gia này càng gia tăng và dẫn đến cuộc chiến biên giới Trung Quốc – Liên Xô – Sino-Soviet border war năm 1969-1972 và sự kiện tổng thống Nixon viếng thăm Bắc Kinh năm 1972
Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong chiến tranh Lạnh là cuộc đối đầu của thế giới Lưỡng Cực nhưng Trung Quốc đã nổi lên như 1 lá bài chiến lược khiến Mỹ và Liên Xô tranh giành đã dần biến thế giới thành Đa Cực . Vai trò Trung Quốc đã ngày càng trở nên quan trọng dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong năm 1979 đã khiến cán cân quân sự dần dịch chuyển ngày càng sâu sắc. Giới lãnh đạo Mỹ đã có thể yên tâm dịch chuyển sự chú ý sang phía Liên Xô nhiều hơn. Trong khi đó, Liên Xô phải căng sức ra phòng ngừa cả phía Mỹ, Châu Âu và giờ thêm Trung Quốc khiến tiềm lực ngày càng suy yếu. Điều này báo hiệu sự kết thúc của chiến tranh Lạnh
Trong cuộc chiến Việt Nam, quân đội Trung Quốc tham chiến với vai trò là một đội quân yếu nhưng vẫn có khả năng chống trả quân đội Mỹ hùng mạnh trong cuộc chiến Triều Tiên . Lực lượng Cộng Sản ở Việt Nam đã áp dụng chiến thuật du kích bằng cách tấn công bất ngờ, phục kích, sử dụng địa đạo, .. và luôn né tránh những cuộc đối đầu trực tiếp nhằm không bị hỏa lực dữ dội của Mỹ áp đảo . Mặc dù vậy, Hà Nội không hoàn toàn hài lòng với Trung Quốc, họ muốn chủ động hơn trên chiến trường chứ không chỉ để nhằm mục đích sống sót. Hà Nội muốn có những vũ khí và kỹ thuật tiên tiến mà Trung Quốc không thể cung cấp
Từ năm 1965, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam những vũ khí tiên tiến và yếu tố kỹ thuật vũ khí đã giúp Liên Xô vượt hẳn Trung Quốc về tầm ảnh hưởng. Chẳng hạn Trung Quốc không thể có vũ khí nào để giúp Bắc Việt bắn hạ máy bay B-52. Do đó, từ năm 1968, Hà Nội đã dần ngã về phía Liên Xô và binh sĩ Bắc Việt ngày càng quen dần với vũ khí Liên Xô
Những thay đổi trên cục diện chiến lược thế giới đã dần khiến Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam vào năm 1970. Những mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô khiến Trung Quốc quay sang tăng cường quan hệ với Mỹ. Bắc Việt ngày càng thắt chặt quan hệ với Moscow . Sau năm 1970, Trung Quốc giảm mạnh viện trợ cho Bắc Việt và Liên Xô phải gia tăng viện trợ cho Bắc việt để bù đắp phần giảm sút từ Trung Quốc
Sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam năm 1973, Liên Xô và Trung Quốc đều vẫn duy trì sự can thiệp vào cuộc chiến Việt Nam. Năm 1974, Hải Quân Trung Quốc – PLA Navy (PLAN) đã giao tranh với Hải Quân VNCH ở quần đảo Hoàng Sa – Paracel Islands và quần đảo Trường Sa – Spratly Islands trên biển Đông và chiếm 1 số đảo nhỏ thuộc 2 quần đảo này. Hai khu vực này tiếp giáp vùng bờ biển Đông và có vị trí chiến lược cũng như giàu tài nguyên dầu mỏ và khí đốt ở chung quanh. Sau tháng 4 năm 1975, nước CHXHCN Việt Nam và cả Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền ở 2 quần đảo này. Những bất đồng đã không thể giúp Việt Nam và Trung Quốc duy trì mối quan hệ đồng minh và đã xảy ra những cuộc xung đột biên giới năm 1979 và những năm trong thập niên 1980s
Tag : Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War
Xem lại từ đầu : Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War – P1
Xem lại : Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War – P2
Xem tiếp : Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War – P4
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.