Trận Tết Mậu Thân trong Chiến Tranh Việt Nam – General Offensive – Battle of Tet 1968 in Vietnam war
Trận Tết Mậu Thân hay còn gọi Cuộc Tổng Tấn Công và Nổi Dậy năm 1968 trong Chiến Tranh Việt Nam – General Offensive – Battle of Tet 1968 in Vietnam war
Đây là bản lược dịch từ tác phẩm “General Offensive” của cựu đại tá Hoàng Ngọc Lung của quân đội VNCH. Sau năm 1975, quân đội Mỹ mà mời một số cựu quân nhân của miền Nam Việt Nam, Cambodia và Lào tham gia biên soạn nhiều quyển sách về đề tài lịch sử cuộc chiến Đông Dương. Mục đích là làm tư liệu và đúc kết từ kinh nghiệm quân sự của họ để làm đề tài nghiên cứu, giáo trình giảng dạy, … cho bộ phận Lục Quân của quân đội Hoa Kỳ . Toàn bộ các quyển sách này nằm trong bộ sách Indochina Monographs thuộc Bộ Phận Lục Quân – Văn Phòng Quân Sử quân đội Hoa Kỳ – Department of the Army – Office of Chief of Military History
Trong bài dịch này, chúng tôi tạm sử dụng cụm từ “Quân Giải Phóng” nhằm chỉ các quân du kích theo chủ nghĩa Cộng Sản và theo Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc ở miền Nam Việt Nam, cụm từ “quân Bắc Việt” để chỉ quân đội chính quy từ miền Bắc đưa vào
Trong quá trình dịch, sẽ có nhiều sai sót, mong nhận được sự đóng góp từ bạn đọc.
CHƯƠNG I
CHIẾN DỊCH TÌM VÀ DIỆT CỦA QUÂN ĐỘI MỸ (1965-1967)
Cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 đã lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa của tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng đã mở ra một giai đoạn đầy bất ổn về chính trị ở miền Nam Việt Nam. Các cuộc đảo chính và phản đảo chính liên tiếp nhau đã làm suy yếu chính quyền trung ương và làm suy yếu quân đội miền Nam . Quân đội Việt Nam Cộng Hòa – Republic of Vietnam Armed Forces (RVNAF) được sử dụng như công cụ trong các âm mưu chính trị đã làm suy yếu hiệu quả tác chiến
Các bất ổn ở miền Nam Việt Nam đã tạo cơ hội tốt cho quân Giải Phóng và Bắc Việt gia tăng các hoạt động. Hệ thống Ấp Chiến Lược – chương trình chính yếu nhằm bảo vệ vùng nông thôn đã phải đối mặt với sự chống phá ngày càng tăng và nhiều nguy cơ bị sụp đổ. Ở nhiều làng và xã, các nhân viên hành chính dân sự đã phải lẫn trốn áp lực từ phía quân du kích và phải trốn đến các thị trấn an toàn hơn. Hệ thống giao thông liên lạc trên cả nước thường xuyên bị phá hư hỏng bởi các vụ gài mìn phá đường, phá cầu, phục kích, .. Ngay cả ở các thành phố lớn vẫn thường xuyên bị phá hoại bởi các vụ khủng bố như gài mìn, ám sát, …
Tình hình ngày càng tồi tệ cho đến cuối năm 1964. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất chính là ở tỉnh Bình Định – khu vực chịu ảnh hưởng rất nặng của quân nổi dậy Giải Phóng trong thời gian dài . Áp lực không chỉ đến từ các hoạt động quân sự của quân Giải Phóng mà đến cả từ những người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của quân Giải Phóng
Sang năm 1965, tình hình càng nóng bỏng và giống như lò hơi sẵn sàng bị kích nổ bất cứ lúc nào. Ngay từ đầu năm, một tiểu đoàn Biệt Động Quân bị phục kích và gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trong trận Bình Giã thuộc tỉnh Phước Tuy. Khác với kiểu mẫu tác chiến trước đây, quân Giải Phóng đã không rút lui sau trận đánh mà tiếp tục ở lại tổ chức đợt phục kích khác và tiếp tục đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến đến giải cứu
Trong khi đó, trung tâm Tình Báo của quân đội VNCH đã phát hiện trung đoàn chính quy Bắc Việt đầu tiên đã xuất hiện ở vùng Tây Nguyên vào cuối năm 1964. Đến tháng 2 năm 1965, các tin tức thu thập được cho thấy gần trọn sư đoàn chính quy của Bắc Việt là sư đoàn 325 với đầy đủ 4 trung đoàn đã được đưa từ miền Bắc vào vùng Cao Nguyên Trung Phần thuộc vùng I và vùng II Chiến Thuật
Cũng trong tháng 2 năm 1965, phía Bắc Việt đã tung ra 2 đợt tấn công nhắm vào quân đội Mỹ. Đầu tiên là trận tấn công vào căn cứ Holloway – Camp Holloway . Đây là căn cứ không quân Mỹ gần Pleiku và trận thứ 2 là đánh vào khách sạn nơi người Mỹ trú ngụ ở Quy Nhơn . Kết quả là tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã yêu cầu các cố vấn dân sự Mỹ di tản đến khu vực quân đội và đưa quân Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam
Trận Pleime ở Vùng Cao Nguyên Trung Phần diễn ra từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11 năm 1965 là trận đánh đầu tiên và cũng là khu vực diễn ra cuộc chạm trán giữa quân chính quy Bắc Việt và lính Mỹ . Phía Hà Nội đã mở cuộc tấn công Pleime nhằm chiếm Pleiku, buộc quân VNCH phải di tản khỏi Kontum, khống chế đường 19 và chia cắt miền Nam Việt Nam làm 2 phần
Với trận Pleime, phía Bắc Việt muốn dựa vào yếu tố rừng sâu, núi cao, địa hình phức tạp là lợi thế cho lối đánh phục kích, du kích cũng như yếu tố thời tiết sẽ hạn chế tối đa ưu thế về hỏa lực của quân đội Mỹ . Do đó trong trận Pleime, phía Bắc Việt đã huy động quân số đến quy mô cỡ sư đoàn. Họ cũng tin rằng với sự thành thạo về tác chiến rừng rậm, họ sẽ dễ dàng nghiền nát quân Mỹ giống như từng làm với binh đoàn 100 của lính Pháp ở đèo An Khê trong giai đoạn 1945-1954 trước đây . Họ đặt trọn niềm tin vào chỉ huy là Thiếu Tướng Chu Huy Mân và đại tá Hà Vi Tùng là các chỉ huy dày dạn kinh nghiệm từ thời chống Pháp. Đại tá Hà Vi Tùng chính là chỉ huy trung đoàn 803 đã tiến hành phục kích và tiêu diệt gần trọn binh đoàn 100 – French GM-100 của lính Pháp ở đèo An Khê năm 1954
Trận Pleime cũng là cơ hội để quân chính quy Bắc Việt thử sức với quân đội Mỹ nhằm hiểu được khả năng về hỏa lực, sự cơ động, lối đánh, … của quân đội Mỹ. Qua đó, họ có thể đúc kết kinh nghiệm cho học thuyết chiến tranh của Hà Nội nhằm đối phó hiệu quả hơn với quân đội VNCH và Mỹ sau này
Đối với quân Mỹ và quân đội VNCH, trận Pleime cũng là cơ hội để đánh giá về sự phối hợp quân sự giữa quân đội VNCH và quân Mỹ vốn sẽ là trụ cột trong các cuộc chiến sắp tới . Quân Mỹ cũng muốn thử nghiệm về lối đánh quy ước có phù hợp với bối cảnh chiến trường bất quy ước như ở Việt Nam
Kết quả của trận Pleime là thất bại nặng nề của quân Bắc Việt và phía họ không đủ sức mở cuộc tấn công nào khác trong suốt mùa khô 1965-1966. Hà Nội đã dành nhiều thời gian để dưỡng quân và tìm hiểu phương thức để có thể đương đầu với quân Mỹ một cách hiệu quả hơn vốn đang ngày càng gia tăng các hoạt động. Khi quân Mỹ và lực lượng thuộc Thế Giới Tự Do đổ quân vào miền Nam Việt Nam ngày càng đông thì phía Hà Nội cũng đưa vào miền Nam hết đơn vị chính quy này đến đơn vị khác với mức độ 6.000-7.000 binh sĩ / tháng
Cuối năm 1966, quân đội Mỹ bên cạnh việc ra sức gia tăng lực lượng, tăng cường xây dựng đường xá, căn cứ hậu cần, căn cứ hỏa lực, … cũng đã bắt đầu triển khai chiến dịch Tìm và Diệt – Search and Destroy operation nhằm quét sạch quân chính quy Bắc Việt và quân Giải Phóng ra khỏi các khu vực dân cư, lùa họ về các khu vực mà phía Mỹ có thể tung các đòn tiêu diệt. Các cuộc hành quân này thường kết hợp với các chương trình bình định. Đồng thời Không Quân Mỹ cũng tăng cường oanh kích đường mòn Hồ Chí Minh nhằm tiêu diệt và ngăn chận sự xâm nhập về người và hàng hóa từ Bắc vào Nam
Xem lại từ đầu : Tết Mậu Thân 1968 – Trận Tết Mậu Thân 1968 – Battle of Tet 1968 – General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968 – P1
Xem lại : Tết Mậu Thân 1968 – Trận Tết Mậu Thân 1968 – Battle of Tet 1968 – General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968 – P1
Xem tiếp : Tết Mậu Thân 1968 – Trận Tết Mậu Thân 1968 – Battle of Tet 1968 – General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968 – P2
Tag : Tết Mậu Thân 1968 – Trận Tết Mậu Thân 1968 – Battle of Tet 1968 – General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.