Mùa hè đỏ lửa – chiến dịch Xuân Hè – Easter Offensive 1972 – P21
Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 in Vietnam war trong chiến tranh Việt Nam, sau trận đánh Đắk Tô – Tân Cảnh, sư đoàn 320 và sư đoàn 2 Quân Giải Phóng cũng bị thiệt hại nặng nên phải tạm dừng để bổ sung quân số và chờ đến 20 ngày sau mới mở trận đánh Kontum
Trong mùa hè đỏ lửa – chiến dịch Xuân Hè – Easter Offensive 1972 , dù chiếm được trại Lệ Khánh và đường 14 được thông suốt đến Kontum, nhưng những tổn thất mà quân Giải Phóng chịu đựng trong thời gian qua không hề nhỏ. Còn căn cứ Ben Het, dù trơ trọi lẻ loi ở phía Tây Bắc tỉnh Kontum và liên tục chịu đựng nhiều cuộc pháo kích và tấn công trên bộ, đơn vị phòng thủ vẫn kiên cường chống trả và phá hủy nhiều xe tăng của quân Giải Phóng và chỉ chịu rút lui vào ngày 12 tháng 10 năm 1972
Các đơn vị thuộc trung đoàn 45 được giao nhiệm vụ phòng thủ đường QL 14 phía bắc Kontum để ngăn đà tiến quân của quân Giải Phóng bị pháo kích và tấn công liên tục khiến họ phải lùi dần về Kontum. Các máy bay trinh sát đã phát hiện nhiều khu vực quân Giải Phóng tập trung hàng hóa và dự trữ quanh khu vực Võ Định. Các tù binh vào ngày 10 tháng 5 cũng xác nhận rằng sư đoàn 320 quân Giải Phóng đang tập trung ở phía Bắc Kontum
Vào đầu tháng 5, tướng Ngô Dzu ngã bệnh, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cử Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 thay thế Trung Tướng Ngô Du trong Mùa hè đỏ lửa – chiến dịch Xuân Hè – chiến dịch Nguyễn Huệ – Easter Offensive , Kontum đang đối mặt với sự tấn công của quân Giải Phóng và sự tấn công này có thể diễn ra vào bất cứ lúc nào. Đáng lẽ sau khi đánh thắng trận Đắk Tô và trận Kontum, quân Giải Phóng của tướng Hoàng Minh Thảo nên nhanh chóng đánh xuống Kontum lúc đó chỉ có 2 tiểu đoàn VNCH và lực lượng địa phương quân phòng thủ. Tuy nhiên, có lẽ sư đoàn 320 và sư đoàn 2 bị thiệt hại nặng trong đợt đánh Cao Điểm Hỏa Tiễn với lữ đoàn 2 Dù và trận đánh Đắk Tô – Tân Cảnh với sư đoàn 22 Bộ Binh cũng như bởi những đợt oanh kích của máy bay B-52. Ngoài ra lượng lớn xe tăng và pháo binh bị phá hủy, … nên tướng Thảo cần dừng quân để tái bổ sung.
Dù vậy, quân Giải Phóng cũng không thể trì hoãn cuộc tấn công này qua lâu do các đơn vị của họ đang phải phơi mình chịu đựng trước các cuộc ném bom của không quân Mỹ
Cuộc tấn công Kontum lần 1 – Assault on Kontum phase I
Vào giữa tháng 5, cuộc triển khai bố trí sư đoàn 23 để phòng thủ Kontum được hoàn tất. Tuyến phòng thủ tập trung vào phía Bắc và Tây Bắc của Kontum. Ở phía Tây Bắc có đồi 501 – Hill 501 đóng vai trò vị trí chiến lược. Phía Đông Bắc có sân bay Kontum . Còn phía Nam và Đông Nam của Kontum do địa thế tự nhiên có dòng sông Dak Bla chạy quanh như chiến hào tự nhiên nên áp lực tấn công không lớn sẽ do lực lượng địa phương quân phòng thủ
Tuyến phòng thủ phía Bắc bao gồm trung đoàn 44 sẽ giữ đường 14 nằm phía Tây Bắc cách Kontum khoảng 4km , trung đoàn 45 giữ mặt phía Bắc và trung đoàn 53 giữ sân bay Kontum nằm ở phía Đông Bắc
Nhìn chung, trong Mùa hè đỏ lửa – chiến dịch Xuân Hè – chiến dịch Nguyễn Huệ – Easter Offensive , tuyến phòng thủ không gây ấn tượng mạnh. Do không được huấn luyện thường xuyên, sức chiến đấu của sư đoàn 23 không hơn sư đoàn 22 vừa bị tan hàng. Tuy nhiên viên sư đoàn trưởng là đại tá Lý Tòng Bá lại là sự khác biệt lớn. Ông là vị chỉ huy năng động, nhiệt huyết và rất quan tâm đến binh sĩ. Các vị trí phòng thủ, hỗ trợ hỏa lực, .. được ông và bộ chỉ huy thảo luận hàng ngày. Rút kinh nghiệm từ trận Đắk Tô, ông cho các binh sĩ thường xuyên tập luyện với súng chống tăng LAW cho đến khi họ thấy tự tin rằng xe tăng Bắc Việt không phải là không thể đương đầu nổi . Hàng ngày, ông đều đi thăm các đơn vị và truyền cho họ lòng tự tin trong chiến đấu
Về lực lượng, Tướng Toàn chỉ thị Trung Tá Nguyễn Ðức Dung chỉ huy Lữ Ðoàn 2 Thiết Giáp với một liên đoàn Biệt Ðộng Quân tăng cường phải đem các chiến xa lên Kontum bằng mọi giá. Vào cuối tháng 4, quân Giải Phóng đã chốt chặn đồi Chu Pao cắt đường 14 nối Pleiku lên Kontum. Tướng Toàn nói rằng không cần thanh toán các lực lượng địch chốt tại đèo Chu Pao mất thời giờ, phải mở Quốc Lộ 14 bis vòng quanh sau lưng địch để đi. Ông chỉ thị trong 3 ngày phải thực hiện xong cuộc hành quân này. Cuộc hành quân của Trung tá Dung gặp rất nhiều khó khăn vì sức kháng cự của Cộng quân rất mãnh liệt. Nhưng với quyết tâm thi hành đúng chỉ thị của Tư Lệnh Quân Đoàn, Lữ đoàn 2 Thiết Giáp và Biệt Ðộng Quân đã thanh toán được các lực lượng Cộng quân, mở được Quốc Lộ 14 bis quanh đèo Chu Pao đem nhiều chiến xa lên mặt trận Kontum đúng thời hạn.
Tướng Toàn cùng cố vấn Vann thường xuyên bàn bạc, Phòng Tình Báo cũng thường xuyên thu thập tin tức tình báo, căn cứ vào địa hình, địa vật và tin tức bằng không ảnh và vạch sẵn kế hoạch 100 “Box” B52 (mỗi Box sẽ do 3 máy bay B-52 oanh tạc trong khu vực có chiều dài 3 km, chiều ngang 1 km ) nhằm chận đứng các mũi tấn công và tiêu diệt các ổ phòng không của quân Bắc Việt
Ngày 13 tháng 5, nhân viên kỹ thuật của Việt Nam Cộng hòa báo cáo đã bắt được mật điện của B3. Trong mật điện này, Bộ tư lệnh B3 quân Giải Phóng đã ra lệnh như sau:
“Mũi tấn công hướng Bắc – Sư đoàn 2 – Stop – Tăng cường mỗi sư đoàn 10 T54 – Stop – Ngày giờ tấn công hướng Tây Bắc Sư đoàn 320 – Stop – Ngày giờ tấn công 05g00 ngày 14/5/72 – Stop”.
Ngay sau khi nắm được kế hoạch tấn công, tướng Toàn cũng đại tá Lý Tòng Bá lập tức bay lên Kontum, cả hai đi từng hầm để nhắn nhủ từng binh sĩ hãy can đảm nằm yên tại chỗ khi quân Giải Phóng tấn công. Tướng Toàn nói:
“Khi địch nổ súng thì sẽ có B-52 thả ngay trên đầu địch. Các em phải chịu khó bịt tai lại và hả miệng để bớt áp lực của bom nổ.”
Áp lực của bom sẽ rất lớn đối với các binh sĩ của VNCH vì theo kế hoạch đã vạch sẵn, B-52 sẽ thả bom sát quân VNCH ở mức an toàn là 500 mét thay vì 1000 mét như thường lệ.
Tại hầm chỉ huy Sư Đoàn 23, Tướng Toàn, John Paul Vann, Ðại Tá Bá, Ðại Tá Rhotenberry nghiên cứu trên bản đồ và thảo luận vị trí từng box B-52 sẽ dội bom xuống và thời gian dội. John Paul Vann gọi máy yêu cầu trung tướng chỉ huy Không Quân Chiến Lược Hoa Kỳ (Strategic Air Command) tại Thái Lan để thảo luận với ông về thể tức chuyển đổi các box B-52 cho thật hợp với tình hình mặt trận dưới đất. John Paul Vann cũng điện đàm với Ðại Tướng Abrams tại Saigon khẩn khoản cho ông được xử dụng hết tất cả 25 box B-52 ( mỗi box bao gồm 3 máy bay B-52 oanh tạc trong khu vực dài 3km và rộng 1km ) dành để yểm trợ cho 4 vùng chiến thuật trong ngày 14 tháng 5/1972, để Quân Đoàn 2 có thể tiêu địch tối đa.
Cố vấn John Paul Vann đã vạch kế hoạch hủy diệt quân Giải Phóng bằng không quân và xin tối đa sự chi viện bằng B-52 của ngày hôm đó. Paul Van có uy tín với Ðại tướng Creighton Abrams nên được ưu tiên sử dụng nhiều Box B52 hơn các Quân đoàn khác.
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P1
Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P20
Xem tiếp: Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P22