Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P9

0 440

Phần 9 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng

Đơn thương độc mã là bản tính của Kissinger và ông rất tự hào về điểm đó. Trong một cuộc phỏng vấn với nữ ký giả người Ý, bà Oriana Fallaci, ông giải thích rằng sở dĩ ông có sức mạnh là nhờ ở lối hành động một mình: ‘’Đ iểm chính là lúc nào tôi cũng hành động một mình. Người Mỹ thích cái đó vô cùng. Người Mỹ thích hình ảnh một gã chăn bò dẫn đầu một toán di dân, một mình trên lưng ngựa, đi đầu, thủng thẳng tiến vào một tỉnh lỵ, một thị xã, chỉ mình với ngự a thôi, không có gì khác. Có thể là không có cả súng nữa, là vì gã ta không cần bắn. Gã chỉ hành động bằng cách là ở đúng chỗ, vào đúng lúc, thế thôi. Nói gọn hơn, gã là một cao bồi (Westem)’’. 

Chắc ông muốn nói tới cuốn phim ‘’High Noon’’, có chú cao bồi cỡi ngựa, lững thững đi một mình vào giữa phố mà ai cũng hãi sợ. Giờ đây, ông muốn một mình một ngựa để đưa Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam. Chướng ngại vật đối với ông là Bộ Ngoại Giao. Vì vậy, không biết ông thuyết phục thế nào mà Nixon đã gạt phắt Ngoại Trưởng William Rogers ra ngoài. Trong cuốn hồi ký ‘’Những nă m biến động’’ (Years of Upheaval), Kissinger viết: ‘’Tổng Thống Nixon đòi hỏi là tất cả những sáng kiến ngoại giao quan trọng đều phải phát xuất từ Bạch Ốc, ông ta đã loại trừ Bộ Ngoại Giao và Ngoại Trưởng, ông William P. Rogers ra khỏi những quyết định chủ chốt một cách liên tục và đôi khi còn có lính cách hạ nhục’’. [23]

Đẩy được Bộ Ngoại Giao ra là hết bị vướng víu về bàn cãi, bất đồng ý kiến, thủ tục rườm rà, quan liêu. Từ đó, Kissinger lại có thể sắp xếp mọi chuyện. Đây là một cung cách thật lạ lùng! Nó rất ‘’un-american’’, không Mỹ chút nào. Ở trong một nền Dân Chủ, tính chất ‘’minh bạch’’ (transparency) là điều cần thiết. Cái gì không trong sáng thì không thể kéo dài được lâu. không có tính cách bền vững (sustainabihty). Ngoài ra, chính sách hay lập trường đều đòi hỏi phải có ‘’consensus’’, sự đồng thuận của số đông. Muốn vậy, phải ngồi lại bàn bạc. Ba cái đầu phải to hơn một cái. Từ quản trị một công ty tới một hội, một nhà thờ, một Trường Tiểu Học, bao giờ cũng có những buổi mít tinh để bàn cãi, bỏ phiếu, lấy quyết định. Làm sao một chuyện đại sự quốc gia, có tới bốn Tổng Thống Mỹ dính vào mà Kissinger lại đòi giải quyết một mình? Ấy thế mà Nixon đã khoán trắng Miền Nam cho ông. Ông Jun Tsunoda, Cố Vấn cho Bộ Ngoạ i Giao Nhật cũng đã phải phàn nàn: ‘’Công tác ngoại giao trong một thế giới phức tạp như ngày nay là một công việc quá lớn lao để giao cho một người tự mình hành động’’. [24]

Ba tháng sau khi nhậm chức, Tổng Thống Nixon cho Kissinger sang Moscow tranh thủ sự giúp đỡ của Nga Sô để lập thêm một ngả thương thuyết riêng biệt, tách rời khỏi Hòa Đàm Paris. Kissinger gặp Ngoại Trưởng Nga Gromyko và trao cho ông ta một thông điệp: [25]

Khi Đồng Minh Tháo Chạy : tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng - P9 : pháo binh VNCH trong chiến dịch Lam Sơn 719 ở Hạ Lào năm 1971 - "When the Allies ran away " book by Nguyen Tien Hung
Khi Đồng Minh Tháo Chạy : tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – P9 : pháo binh VNCH trong chiến dịch Lam Sơn 719 ở Hạ Lào năm 1971 – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung

‘’Tổng Thống (Nixon) sẵn sàng thăm dò những con đường khác ngoài khung cảnh đàm phán hiện tại. Điều đ áng mong muốn là những người thương thuyết phía Hoa Kỳ và Bắc Việt có thể gặp nhau tách bi ệt ra khỏi khuôn khổ Hòa Đàm Paris để bàn về những nguyên tắc tổng quát cho một giải pháp.

Nếu những người thương thuyết đặc biệt của hai bên Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có thể đi tới một Hiệp Định trên nguyên tắc, thì vấn đề đàm phán cuối cùng về kỹ thuật sẽ được trao lại cho hòa đàm Paris. Ký tắt RN (Richard Nixon)’’.

Dĩ nhiên là Gromyko vui lòng giúp, và Kissinger đã thành công trong việc lập ra một hòa đàm sau hậu trường, do chính ông điều khiển.

Ngày 23 tháng Bảy 1969, nhân dịp phi thuyền Apollo của Mỹ vừa thành công lên cung trăng và sắp đáp xuống Thái Bình Dương, Tổng Thống Nixon bay sang Guam để mừng và bắt đầu chuyến công du Á Châu gồm Phillippines, Indonesia, Thái Lan, Nam Việt Nam, India, Pakistan, Romania, và Anh Quốc. Nixon thuật lại: ‘’Chuyến đi đã cho một cơ hội hoàn toàn ngụy trang cho Kissinger gặp gỡ với phía Bắc Việt. Kissinger được sắp xếp cho đi Paris bề ngoài là để trình bày cho quan chức Pháp kết quả chuyến đi của tôi, nhưng đang khi đó ông ta sẽ gặp ông Xuân Thủy’’ [26]. Ông Xuân Thủy là đại diện của Bắc Việt tại Hòa Đàm Paris. Được biết về chuyến đi này, Tổng Thống Thiệu có m ời Nixon ghé thăm Sài Gòn để làm một cử chỉ ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa. Dường như để đền đáp công ơn của ông Thiệu trong kỳ bầu cử, Tổng Thống Nixon đã quyết định vào giờ chót là sẽ viếng thăm Dinh Độc Lập với Kissinger tháp tùng. Trong phiên họp làm việc, ‘’Ông Nixon chỉ nói tới những khó khăn trong nước mà ông đang gặp phải’’, ông Thiệu kể lại :

‘’Ông yêu cầu tôi tiếp tay và nói: “Hãy giúp chúng tôi để chúng tôi giúp các ông’’ và tôi đáp: ‘’Chúng tôi sẽ giúp ông để ông giúp chúng tôi’’. Tuy nhiên, Nixon vẫn khẳng định lại lập trường rút quân trên căn bản song phương: Cả quân đội Hoa Kỳ lẫn quân đội Bắc Việt đều rút, và lịch trình rút quân còn tùy vào khả năng tự vệ cũng như mức độ viện trợ quân sự và kinh tế cho Miền Nam’’.

Sau khi nâng ly sâm banh chúc tụng cho Việt Nam Cộng Hòa, các động cơ trực thăng bắt đầu nổ, cánh quạt quay ầm ầm mỗi lúc một nhanh, như để khẳng định lại một lần nữa sức mạnh và sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Miền Nam. Ông Thiệu tới đưa Tổng Thống Nixon và ông Kissinger ra bãi phi cơ đậu trên cỏ trước Dinh Độc Lập. M ỉm một nụ cười, ông giơ tay vẫy chào tạm biệt lúc chiếc trực thăng của Tổng Thống Hoa Kỳ bốc thẳng bay nhanh về hướng Bắc, lướt qua những mái nhà đỏ của thành phố. Ngày hôm đó, 30 tháng Bảy 1969, Nixon đã không hề tiết lộ cho ông Thiệu biết rằng ngay sau khi từ biệt, Kissinger đã trực chỉ qua Paris gặp gỡ phái đoàn Bắc Việt.

Và từ giờ phút đó cho tới 10 giờ sáng ngày 30.4 tức là trong gần hai phần ba thời gian của Đệ Nhị Cộng Hòa, Kissinger đã một mình thao túng chính sách Hoa Kỳ về Việt Nam. Trong cương vị đó, ông đã có những hành động gian dối với Đồng Minh, giấu diếm Quốc Hội và nhân dân Hoa Kỳ, như được chứng minh trong cuốn sách này.

Gần đây (năm 2001), một nhà báo, ông Christopher Hitchens, đã viết cuốn sách tựa đề ‘’Xét xử Henry Kissinger’’ ( The Trial of Henry Kissinger ) đem ra đầy đủ bằng chứng dựa trên những tài liệu mới được giải mật, về những sự lạm dụng quyền hành, và những hành động thiếu lương tâm mà Kissinger đã hành xử đối với các nước Đồng Minh, ngoài các nước Đông Dương, còn có Chile, Bangladesh, Santiago, Nicosia và East Timor [27].

Đối với Miền Nam, có thể là ông đã hối hận phần nào, nên năm năm sau ngày Miền Nam sụp đổ, vào đầu năm 1980, ông có viết một thư riêng cho Tổng Thống Thiệu (xem cuối chương II và Phụ lục E): ‘’Tôi không trông đợi sẽ thuyết phục được Ngài. Ít nhất tôi có thể cố gắng xin Ngài tin tưởng ở lòng hối hận và kính trọng vẫn còn của tôi’’.

Hết Phần 9 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng

Xem thêm : 

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P8

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P10

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex