Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Phỏng vấn tư lệnh Pháp Cony về trận Điện Biên Phủ

0 1,746

Ngày 26 tháng 2 năm 1968, tờ báo SPIEGEL đã phỏng vấn tư lệnh quân đội Pháo ở Việt Nam là tướng Cogny về trận đánh Điện Biên Phủ và so sánh với trận Khe Sanh mà quân Mỹ đang đối mặt ở chiến trường Việt Nam

Tướng Rene Cogny, 1953/54 là chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Việt Nam, đã lập kế hoạch cho cuộc phòng thủ pháo đài Điện Biên Phủ trong rừng rậm. Pháo đài bị Việt Minh Cộng Sản tràn ngập sau 169 ngày. và vị tướng chỉ huy cứ điểm là tướng de Castries đã phải đầu hàng.

SPIEGEL: Thưa ông, một chỉ huy người Pháp, người đã thua trận ở trận Điện Biên Phủ năm 1954, người đấy có thể tin rằng người Mỹ sẽ thắng trận ở Khe Sanh năm 1968 không?

COGNY: Tôi tin chắc rằng người Mỹ ở trận Khe Sanh có thể chiến thắng, họ mạnh hơn chúng tôi ở Điện Biên Phủ tới mức không thể so sánh được. Chúng tôi không có lực lượng không quân có thể hủy diệt tất cả đấy, chúng tôi còn chẳng có trực thăng nữa.

SPIEGEL: Nhưng lực lượng không quân Mỹ hủy diệt tất cả đó đã không thể ngăn chận việc Khe Sanh bị bao vây.

COGNY: Anh chắc hẳn muốn nói rằng các tướng lĩnh bao giờ cũng làm những điều ngu ngốc giống nhau: họ bao giờ cũng ngồi ở giữa đáy của một thung lũng và để cho quân địch bao vây, kẻ ngồi ở trên các độ cao. Nhưng khi người ta hoạt động trong một địa hình không thuận lợi như thế thì người ta cần một căn cứ mà quân đội có thể rút lui về đó. Trước hết là người ta cần một đường băng cho máy bay. Đường băng có nghĩa là đáy thung lũng.

SPIEGEL: Ở Điện Biên Phủ, đường băng nằm giống như nó ở dưới chân của tháp Eiffel và quân địch thì ngồi ở trên các độ cao của Trocadéro, tướng Corniglio-Moliner đã nói như thế vào thời đấy.

COGNY: Đấy là nói cường điệu thôi. Đồi núi của Điện Biên Phủ nằm cách xa hơn thế.

SPIEGEL: Bù vào đấy thì Khe Sanh chỉ chiếm một diện tích là hai kilômét vuông.

COGNY: Ít hơn ở Điện Biên Phủ nhiều đấy.

SPIEGEL: Ở đó cũng như ở trận đánh Khe Sanh, các viên chỉ huy quân đội đều tin chắc rằng căn cứ kiên cố của họ cũng có thể chống cự lại được với một kẻ địch đông hơn gấp nhiều lần. Lúc bắt đầu trận đánh Điện Biên Phủ, ông còn tin rằng có thể chuẩn bị “một chiến bại hủy diệt” cho đối thủ.

COGNY: Tôi chỉ muốn giữ một căn cứ, tôi không bao giờ muốn đánh một trận đánh lớn chống lại nhiều sư đoàn – cách bờ biển 300 kilômét, với ít phương tiện như thế, như chúng tôi có vào thời đấy. Chúng tôi đã có thể cứu được Điện Biên Phủ, nếu như chúng tôi giảm gánh nặng cho pháo đài và không tự giới hạn mình ở sự phòng thủ nơi đấy. Lẽ ra chúng tôi đã phải tiến hành những chiến dịch chống lại các liên kết ở phía sau chiến tuyến của quân địch.

SPIEGEL: Với ít phương tiện như thế, như ông có theo lời của ông nói?

COGNY: Tổng tư lệnh tướng Navarre có phương tiện. Lẽ ra ông ấy đã phải ngăn chận không cho quân địch tập trung lực lượng lại, lẽ ra ông ấy đã phải chọc tức nó và bắn vào phía sau lưng nó. Nói cách khác: trận đánh Điện Biên Phủ không được mở rộng đúng mức.

SPIEGEL: Nhưng sai lầm cơ bản nhất của Bộ Tổng tư lệnh Pháp là: đã đánh giá thấp tính cơ động chiến lược của quân địch – cũng như Bộ Tổng tư lệnh Mỹ ngày nay, đặc biệt là tính cơ động của pháo binh địch.

COGNY: Thật sự là Việt Minh đã thành công trong việc dẫn pháo binh đến, qua rừng rậm và đồi núi, và sử dụng chúng một cách kỳ lạ: thay vì đặt những khẩu pháo của họ thành những khẩu đội, như các nhà pháo binh ở khắp nơi đều làm, họ đã đào hầm và chôn đại bác vào trong những hầm kiên cố mà chúng tôi không thể bắn phá chúng được.

SPIEGEL: Người Bắc Việt dường như cũng làm y như thế ở Khe Sanh – mặc dù có không quân Mỹ.

COGNY: Chắc chắn là người Mỹ đã rất ngạc nhiên về điều đó. Họ đã tin rằng ném bom có thể ngăn chận được mọi việc – nhưng ngay đến điều đấy cũng không đủ. Ai không đi động trong một đất nước như thế đối diện với một kẻ địch như thế, người đấy sẽ thua cuộc.

SPIEGEL: Ở Điện Biên Phủ, ông đã không cơ động. Vào ngày 19 tháng 1 năm 1954, Tổng tư lệnh không quân, tướng Fay, đã khuyên tướng Navarre và ông: “Các anh hãy biến ra khỏi cái lỗ đấy đi. Ở đây các anh sẽ thua trận.” Tại sao tướng Fay thời đấy không được tướng Cogny ủng hộ?

COGNY: Tôi dự đoán có một chiến dịch để giảm gánh nặng cho Điện Biên Phủ. Ngoài ra, Điện Biên Phủ có vẻ là một pháo đài mạnh. Chúng tôi đã xây nhiều boong ke.

SPIEGEL: Tất nhiên, rất nhiều hơn là người Mỹ có ở Khe Sanh – người ta nói là chỉ có hai cái.

COGNY: Vâng, người Mỹ không đào hầm. Điều đấy là sai lầm. Họ phải đào hầm.

SPIEGEL: Lính Thủy Quân Lục Chiến không thích điều đấy.

COGNY: Nhưng tôi xin anh đấy, cứ như thể chúng tôi thích điều đấy lắm vậy. Ở Điện Biên Phủ cũng như ở Khe Sanh, người ta sử dụng quá ít bê tông. Chúng tôi phải mang mọi thứ đến bằng máy bay. Nhưng khó chuyên chở bê tông bằng đường hàng không.

SPIEGEL: Người Mỹ có đủ máy bay, nhưng họ hầu như không còn có thể đáp xuống được nữa, vì đường băng của họ bị pháo binh của quân địch quét qua.

COGNY: Bây giờ họ đang ở trong tình trạng mà chúng tôi đã ở trong đó vào cuối tháng 3 năm 1954 …

SPIEGEL: … năm tuần trước khi đầu hàng.

COGNY: Bắt đầu từ thời điểm đó, tình hình ở Điện Biên Phủ bắt đầu trở nên bi thảm. Vì thế mà lúc đó tôi đã yêu cầu Bộ Tổng tư lệnh một chiến dịch để phá vỡ vòng vây quanh Điện Biên Phủ và giải vây cho pháo đài. Người ta đã không nghe lời tôi. Tính bất động chính là kẻ thù của chúng tôi.

SPIEGEL: Tại sao ông không nói điều đấy cho ngài Tổng tư lệnh của ông năm 1954?

COGNY: Tôi có nói chứ. Nhưng ông ấy đã đưa ra một quyết định khác. Tôi là quân nhân, tôi đã tuân theo mệnh lệnh.

SPIEGEL: Ông muốn nói rằng: nếu như ông có vật chất của người Mỹ, trước hết là lực lượng không quân hùng mạnh đấy, thì đã có thể giữ được Điện Biên Phủ?

COGNY: Tất nhiên rồi. Lực lượng không quân của chúng tôi thật buồn cười.

SPIEGEL: Nhưng có một điều giống nhau đến phát sợ: Bộ Tổng tư lệnh Pháp đã tin – và Bộ Tổng tư lệnh Mỹ đang tin – rằng kẻ địch có thể bị tổn thất nặng trước một pháo đài như thế, cho tới mức nó hao mòn và cuối cùng rồi yếu sức rút lui – Verdun ở Việt Nam.

COGNY: Đúng thế.

SPIEGEL: Nhưng bây giờ thì người Việt Nam đang đưa một trận đánh hao mòn ra cho người Mỹ. Lực lượng ở Khe Sanh mất mỗi ngày 40 người lính, trong khi cơn bão thật ra là còn chưa bắt đầu.

COGNY: Và tuy vậy tôi vẫn không tin rằng cỗ máy quân sự Mỹ có thể tan vỡ ở Khe Sanh.

SPIEGEL: Nhưng ở đó người Mỹ chỉ có phân nửa số quân lính mà ông có ở Điện Biên Phủ.

COGNY: Những gì chúng tôi có là một đạo quân viễn chinh hỗn tạp, đã rất mệt mỏi. Tin thần của người lính không còn tự tin nữa.

SPIEGEL: Thế thì nếu như ông là Tổng tư lệnh của người Mỹ,  ông cũng không ra lệnh rút bỏ Khe Sanh?

COGNY: Chắc chắn là không. Khe Sanh đã trở thành một biểu tượng. Nếu như người ta bỏ nó, thì đã nhận lấy một chiến bại ngay từ đầu rồi.

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex