Hệ thống phòng không Bắc Việt – North Vietnam air defense system – P3
Vào đầu năm 1965, Hệ thống phòng không Bắc Việt – North Vietnam air defense system đã có những sự phát triển cực mạnh, Bắc Việt đã sở hữu 11 trung đoàn phòng không, 18 trạm radar và 10 sân bay quân sự ở các nơi
Nhiều tổ hợp ZPU-2 14.5mm được lắp trên xe thiết giáp BTR-40A để hình thành các hệ thống phòng không di động . Liên Xô cũng viện trợ rất nhiều các hệ thống phòng không được lắp trên các khung xe và gọi là hệ thống pháo tự hành ZSU như pháo tự hành ZSU-23-4 với 4 khẩu pháo phòng không 23mm, pháo tự hành ZSU-57-2 với 2 khẩu pháo phòng không 57mm
Vào đầu những năm 1960, phong trào du kích phát triển rất mạnh ở miền Nam Việt Nam. Nhiều nông dân bất mãn với chính sách cai trị của tổng thống Ngô Đình Diệm nên ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam vốn hứa rằng sẽ cấp đất cho nông dân. Đảng Cộng Sản Bắc Việt đã hỗ trợ Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam và giữa năm 1959 đã lập ra đường mòn Hồ Chí Minh để chi viện cho chiến trường miền Nam và từ lúc này, ngoài vũ khí, đạn dược, trang thiết bị vũ khí , …còn có binh sĩ, cán bộ quân sự, … cũng được đưa vào miền Nam
Giai đoạn đầu, vũ khí và binh sĩ, … được đưa ngầm qua khu phi quân sự DMZ ở phía dưới vĩ tuyến 17. Tuy nhiên sau khi quân đội Pathet Lào giành được thắng lợi quân sự trên đất Lào, vũ khí và quân sự từ miền Bắc sẽ được đưa xuyên qua lãnh thổ Lào để đi vào miền Nam Việt Nam. Dần dà theo đà chiến tranh, các vũ khí, binh sĩ, … sẽ được vận chuyển và tập trung về ở Quảng Bình, đây là đầu mối của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh , từ đây sẽ đi vào lãnh thổ Lào để tránh vĩ tuyến 17 và khu phi quân sự, tuyến đường này sẽ rẽ nhánh đi vào khu thung lũng A Sầu ở phía Tây của Huế để từ đây đi dọc theo đường 9 để về phía Quảng Trị, Huế. Tuyến đường 9 sẽ tiếp tục đi xuống Nam và tại Ngã 3 Đông Dương ở phía Tây tỉnh Kontum sẽ rẽ nhánh để chi viện cho mặt trận B3, tuyến đường chính sẽ tiếp tục đi xuyên qua lãnh thổ Campuchia để tiến về phía Nam
Từ năm 1960, nhiều khu vực nông thôn đã nằm dưới quyền khống chế của quân Giải Phóng. Để ngăn chận sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương, Mỹ đã can thiệp vào cuộc chiến ở Việt Nam bằng cách viện trợ quân sự. Vào cuối năm 1961, hai phi đoàn trực thăng đầu tiên đã được triển khai ở miền Nam Việt Nam. Các viện trợ quân sự của Mỹ đã không ngăn nổi các cuộc tấn công của quân Giải Phóng. Đến năm 1964, lợi dụng sự bất ổn chính trị ở miền Nam Việt Nam, Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam Việt Nam đã kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng đến khoảng 60% lãnh thổ. Để đối phó và để hỗ trợ quân đội VNCH, Mỹ bắt đầu đưa các cố vấn quân sự vào miền Nam. Vào năm 1964, đã có khoảng 8.000 cố vấn Mỹ ở miền Nam Việt Nam
Cuộc đối đầu chính thức đầu tiên giữa quân đội Mỹ và quân đội Bắc Việt diễn ra vào ngày 2 tháng 8 năm 1964 trong sự đụng trận giữa tàu tàu khu trục USS Maddox (DD-731) với sự hỗ trợ của 4 máy bay F-8 Crusader cất cánh từ các hàng không mẫu hạm Ticonderoga để chống lại các tàu cao tốc phóng ngư lôi của Bắc Việt . Cuộc chạm trán này được gọi là “Sự Kiện Vịnh Bắc Bộ lần thứ nhất”
Ngày 4 tháng 8, trong đêm tối với nhiều sương mù đã làm nhiễu radar , tàu khu trục USS Maddox cùng tàu khu trục USS Turner Joy đã lầm tưởng bị tàu lạ tấn công nên đã nổ súng bắn trả . Sự kiện này được gọi là “Sự Kiện Vịnh Bắc Bộ lần thứ hai”
Để trả đũa, tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã ra lệnh cho các máy bay tấn công các hải cảng chứa tàu cao tốc phóng ngư lôi dọc bờ biển và các kho chứa xăng dầu ở miền Bắc Việt Nam
Dần dà, theo chiều hướng chiến tranh, các đợt trinh sát và oanh kích bằng máy bay trên lãnh thổ Bắc Việt ngày càng tăng. Để trả đũa trận tấn công vào sân bay quân sự Pleiku năm 1965 của Bắc Việt và du kích ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã mở 2 cuộc không kích có tên chiến dịch Mũi Tên Lửa – Operation Flaming Dart vào ngày 2 tháng 3 năm 1965 và chiến dịch Sấm Rền – operation Rolling Thunder vào tháng 7 năm 1965
Để đối phó với các chiến dịch oanh tạc của Không Quân Mỹ, tháng 7 năm 1965, Bắc Việt và Liên Xô đã ký hiệp định tương trợ về kinh tế cũng như gia tăng nền an ninh của Bắc Việt. Sau khi ký kết hiệp định này, viện trợ về kinh tế và quân sự từ Liên Xô cho Việt Nam đã tăng lên nhiều lần . Trung Quốc cũng đã viện trợ cho Việt Nam rất nhiều trong suốt thời kỳ chiến tranh’
Vào đầu năm 1965, Hệ thống phòng không Bắc Việt – North Vietnam air defense system đã có những sự phát triển cực mạnh, Bắc Việt đã sở hữu 11 trung đoàn phòng không trong tình trạng sẵn sàng tác chiến, 3 trong số 11 trung đoàn này đã được trang bị radar độc lập. Bắc Việt cũng đã có 18 trạm radar. Còn không Quân cũng đã có 10 sân bay quân sự ở các nơi
Xem lại từ đầu : Hệ thống phòng không Bắc Việt – North Vietnam air defense system – P1
Xem lại : Hệ thống phòng không Bắc Việt – North Vietnam air defense system – P2