Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Battle of Quang Tri Old Citadel

0 5,905

Trận cổ thành Quảng TrịBattle of Quang Tri Old Citadel là một trận đánh lớn giữa Quân Giải Phóng Việt Nam và quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong “Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972” trong chiến tranh Việt Nam

Bối cảnh trận thành cổ Quảng Trị

Năm 1972, quân Giải Phóng Việt Nam mở 3 mặt trận lớn Quảng Trị, Bắc Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ (Bình Long) trong chiến dịch Xuân Hè 1972 còn gọi là “Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972”. Tại mặt trận Quảng TrịBattle of Quang Tri, quân Giải Phóng sau khi tấn công từ tháng 3 đã giải phóng toàn bộ tỉnh Quảng Trị và buộc quân Việt Nam Cộng Hòa phải rút khỏi Quảng Trị kéo về giữ bên này sông Mỹ Chánh lập phòng tuyến phòng thủ

Phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã bổ nhiệm tướng Ngô Quang Trưởng làm tổng tư lệnh Quân Đoàn 1 và đến tháng 6 đã bắt đầu tập trung lực lượng để phản công và đến tháng 7 đã tiến đến Quảng Trị, trận thành cổ Quảng Trị bắt đầu

Bản đồ quân Giải Phóng Việt Nam tấn công Quảng Trị năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam - Quang Tri Offensive 1972 in Viet Nam war
Bản đồ quân Giải Phóng Việt Nam tấn công Quảng Trị năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam – Quang Tri Offensive 1972 in Viet Nam war

Lực lượng hai bên trong trận cổ thành Quảng Trị

Lực lượng chính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong Trận cổ thành Quảng TrịBattle of Quang Tri Old Citadel là sư đoàn Nhảy Dù với lữ đoàn 2 và 3 và sư đoàn thủy quân lục chiến với 3 lữ đoàn gồm lữ đoàn 369, lữ đoàn 147, lữ đoàn 258, sau được tăng cường Liên đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, cùng sự yểm trợ của thiết đoàn 7, thiết đoàn 18 kỵ binh cùng sự yểm trợ của không quân Mỹ và không quân Việt Nam Cộng Hòa

Thống kê cho thấy, quân Mỹ đã sử dụng một hỏa lực khổng lồ để yểm trợ cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong trận đánh Quảng Trị với 4.958 phi vụ B-52 và 9.058 phi vụ máy bay phản lực. Pháo binh đã bắn 950.000 viên đạn pháo 105mm, 55.000 viên đạn pháo 155mm, 8.164 viên đạn pháo 175mm và hơn 615.000 viên đạn pháo từ hạm đội bắn vào yểm trợ

Lực lượng quân Giải Phóng bao gồm 6 sư đoàn bao gồm :

  • Sư đoàn 304 do tướng Hoàng Đan chỉ huy
  • Sư đoàn 308 do tướng Nguyễn Hữu An chỉ huy
  • Sư đoàn 312 biệt danh là sư đoàn Quyết Thắng do tướng Lã Thái Hòa chỉ huy
  • Sư đoàn 316 biệt danh là sư đoàn Bông Lau dưới sự chỉ huy của tướng Lê Quảng Ba
  • Sư đoàn 320B dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Sùng Lãm
  • Sư đoàn 324 biệt danh sư đoàn Ngự Bình của tướng Chu Đới Phương
  • Sư đoàn 325 của tướng Trần Quý Hai

Ngoài ra, còn có các đơn vị trung đoàn độc lập, du kích địa phương và được 3 trung đoàn chiến xa 202, 203, 204 cùng các đơn vị pháo tầm xa 130mm, tên lửa 122mm, các đơn vị phòng không 37mm, 57mm, các đợn vị đặc công, .. yểm trợ. Tất cả chiến dịch đặt dưới sự chỉ huy của tướng Lê Trọng Tấn và chính Ủy là tướng Lê Quang Đạo

Thảnh cổ Quảng Trị còn gọi là thành Đinh Công Tráng do vua Minh Mạng xây năm 1823 - Quang Tri Citadel has another name as Dinh Cong Trang citadel was built by Minh Mang emperor in 1823
Thảnh cổ Quảng Trị còn gọi là thành Đinh Công Tráng do vua Minh Mạng xây năm 1823 – Quang Tri Citadel has another name as Dinh Cong Trang citadel was built by Minh Mang emperor in 1823

Diễn biến trận thành cổ Quảng Trị

Ngày 26 tháng 6, không quân Mỹ bắt đầu ném bom dữ dội nhầm chuẩn bị cho cuộc phản công tái chiếm Quảng Trị, ngày 28 tháng 6, tướng Ngô Quang Trưởng phía Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Lam Sơn 72 để phản công quân Giải Phóng. Phía quân Việt Nam Cộng Hòa sử dụng các đơn vị tinh nhuệ nhất là sư đoàn Nhảy Dù dưới sự chỉ huy của trung tướng Dư Quốc Đống với 2 lữ đoàn gồm : Lữ đoàn 2 với Lữ Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Trần Quốc Lịch và Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù với Lữ Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Trương Vĩnh Phước. Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến dưới quyền của đại tá Bùi Thế Lân. Mục tiêu tái chiếm cổ thành Quảng Trị sẽ do lực lượng Nhảy Dù và mục tiêu chiếm thị xã Quảng Trị sẽ do lực lượng Thủy Quân Lục Chiến. 

Cuộc tấn công tái chiếm Quảng Trị có thể được xem như gồm 2 đợt:

  • Đợt 1: từ ngày 28-6-1972 đến ngày 27-7-1972 với Sư Ðoàn Dù là lực lượng chính
  • Ðợt 2: từ ngày 27-7-1972 đến ngày 16-9-1972 chiếm lại được Cổ Thành Ðinh Công Tráng (Quảng Trị), với Sư Ðoàn TQLC là lực lượng chính.

3 giờ sáng ngày 28-6-1972, Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù của Ðại Tá Trần Quốc Lịch điều động 3 tiểu đoàn của Lữ Ðoàn vượt sông Mỹ Chánh tấn công lên phía Bắc . Tiểu Ðoàn 2 do Thiếu Tá Nguyễn Ðình Ngọc làm Tiểu Ðoàn Trưởng đi cánh trái, Tiểu Ðoàn 1 do Thiếu Tá Lê Hồng làm Tiểu Ðoàn Trưởng đi giữa, và Tiểu Ðoàn 3 do Thiếu Tá Trần Văn Sơn làm Tiểu Ðoàn Trưởng đi cánh phải.  Rạng sáng cùng ngày, thêm hai Tiểu Ðoàn Dù nữa là Tiểu Ðoàn 9 (với Tiểu Ðoàn Trưởng là Trung Tá Trần Hữu Phú) và Tiểu Ðoàn 11 (với Tiều Ðoàn Trưởng là Thiếu Tá Lê Văn Mễ) được trực thăng vận đổ xuống phía Bắc sông Nhung. Các hướng tiến quân liên tục gặp phải sự kháng cự quyết liệt của quân Giải Phóng. Vào lúc 4 giờ chiều ngày 7-7-1972, tiểu Ðoàn 3 Dù đã chiếm lại được quận Hải Lăng . Trong trận này, Thiếu Tá Tiểu Ðoàn Trưởng Trần Văn Sơn bị thương nặng và được thay thế bởi Thiếu Tá Võ Thanh Ðồng, Tiểu Ðoàn Phó của Tiểu Ðoàn 9 Dù

Sau khi chiếm được Hải Lăng, từ ngày 7-7 đến ngày 27-7-1972, các tiểu đoàn Dù (tăng cường thêm với Tiểu Ðoàn 5 vừa giải tỏa xong An Lộc) đã tiến rất chậm trong phần đất rất ngắn giữa sông Nhung và sông Thạch Hãn vì sự chống trả mãnh liệt của địch.  Chỉ sau khi phi cơ B-52 trải thảm dọc bờ Bắc sông Thạch Hãn, Tiểu Ðoàn 5 mới vượt được sông Thạch Hãn, tiến vào đóng quân tại khu vực của thôn An Thái, chỉ còn cách Cổ Thành Ðinh Công Tráng độ 3 km về phía Tây Nam.  Trận đánh tái chiếm Thị xã Quảng Trị và Cổ Thành Ðinh Công Tráng của các tiểu đoàn Dù thật sự bắt đầu vào ngày 17-7-1972 với các cánh quân được bố trí như sau:

  • Tiểu Ðoàn 7 phía Tây Thị xã
  • Tiểu Ðoàn 11 từ bờ sông Thạch Hãn đến ngã ba Long Hưng
  • Tiểu Ðoàn 9 phía Nam Thị xã
  • Tiểu Ðoàn 6 phía Ðông Thị xã
  • Tiểu Ðoàn 5 là lực lượng chính tấn công vào Cổ Thành Ðinh Công Tráng

Cổ Thành Đinh Công Tráng được xây dựng vào năm 1823 thời vua Minh Mạng.  Lúc mới xây thành làm bằng đất; đến năm 1838 thì mới được xây lại bằng gạch.  Thành hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 500 m, nên chu vi của thành gần 2000 m.  Tường thành cao 9,4 m, dưới chân dày 12 m.  Bao quanh thành có hào rộng 4 m, sâu 8 m, bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài.  Khi trận Quảng Trị bắt đầu vào ngày 30-3-1972 thì trong Cổ Thành là bản doanh của tiểu khu Quảng Trị và Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh của QLVNCH (Bộ chỉ huy Tiền phương của Sư Ðoàn 3 thì đóng ở căn cứ Ái Tử)

Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu, Tiểu Ðoàn Trưởng, Tiểu Ðoàn 5 Dù, quyết định ngày hôm sau, 18-7-1972, toàn bộ tiểu đoàn sẽ đồng loạt tấn công vào Cổ Thành, với mục tiêu là nội trong 2 ngày phải chiếm cho được ít nhứt là phân nữa chu vi bờ thành.

Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 5 Dù, lực lượng tấn công chinh, chỉ định Ðại Ðội 51, với Ðại Úy Trương Ðăng Sỹ làm Ðại Ðội Trưởng, và Ðại Ðội 52, với Trung Úy Hồ Tường làm Ðại Ðội Trưởng, cùng song song tiến tấn công. Tuy nhiên, cổ thành được xây dựng rất kiên cố, quân Giải Phóng phòng thủ với xe tăng, pháo phòng không yểm trợ chống trả rất dữ dội. Lực lượng Nhảy Dù tổn thất nặng. Tướng Dư Quốc Đống quyết định tăng viện cho tiểu đoàn 5 với các lực lượng : 

  • Ðại Ðội 2 Trinh Sát của Sư Ðoàn Dù
  • 1 đại đội của Tiểu Ðoàn 11 Dù (Tiểu Ðoàn “Song Kiếm Trấn Ải”)
  • 2 đại đội của Lữ Ðoàn 81 Biệt Kích Dù (vừa giải vây An Lộc xong )

Mặc dù được tăng cường nhưng tiểu đoàn 5 không thể chiếm được Cổ Thành Quảng Trị khi quân Giải Phóng đánh trả quá rát. Các binh sĩ tiểu đoàn 5 đã 2 lần cảm tử lao lên dựng cờ nhưng đều bị pháo kích và quân Giải Phóng đánh trả khiến toán cảm tử dựng cờ bị tử trận toàn bộ. Toán cảm tử với Hạ sĩ nhứt Trần Tâm làm trưởng toán, và Binh nhứt Hồ Khang, một người sinh trưởng và lớn lên tại Quảng Trị, sẽ có nhiệm vụ dựng cờ đã chịu 4 tử trận và 4 mất tích.

Ngày hôm sau, 26-7-1972, có lệnh từ Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cho Sư Ðoàn Dù bàn giao việc tấn công Cổ Thành lại cho Sư Ðoàn TQLC

Xem tiếp : Trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972Battle of Quang Tri Old Citadel 1972

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex