Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Chiến dịch Campuchia – Cambodian Incursion Campaign 1970 – P3

0 401

Trước khi chiến dịch Campuchia – Cambodian Incursion – Cambodian Campaign diễn ra, Campuchia luôn có thái độ thù địch với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và là nước đầu tiên thừa nhận Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam

Tháng 4 năm 1970, các tin tức tình báo cho thấy Quân Giải Phóng đang tấp nập phân tán và che dấu lượng rất lớn hàng tiếp viện từ miền Bắc đưa vào trên lãnh thổ Campuchia dọc theo biên giới Việt Nam. Ngoài ra, Việt Cộng còn gia tăng các hoạt động quân sự nhằm bảo vệ tuyến đường sông Mekong từ Campuchia chảy vào Việt Nam nhằm làm con đường tiếp viện đưa vũ khí, lương thực vào vùng 3 và vùng 4 Chiến Thuật . Lúc này ở Campuchia, chế độ Khmer nổi lên, kết thúc triều đại của vua Sihanoukville và

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM CỘNG HÒA – CAMPUCHIA

Việt Nam Cộng Hòa và Campuchia có mối quan hệ láng giềng lâu đời với nhau. Thủ đô Phnom Penh chỉ cách Sài Gòn khoảng 40 phút bay . Người Khmer với dân số khoảng 500.000 người đã và đang sống chung với người Việt ở phía Nam thuộc đồng bằng sông Mekong . Ở tỉnh Vĩnh Bình và Ba Xuyên, người Khmer chiếm đến khoảng 70% dân số, họ chủ yếu làm nghề nông và cũng hưởng chính sách xã hội giống người Việt. Ngược lại, có khoảng 400.000 người Việt sống ở Campuchia . Ở Phnom Penh, cộng đồng người Việt là cộng đồng lớn thứ 2 chỉ sau người Hoa. Họ chủ yếu là người mua bán, thầy giáo, bác sĩ, thợ thủ công, hớt tóc, … Nhiều người trong số họ còn làm việc trong chính quyền Campuchia do trước đây họ theo chân người Pháp và sau đó chọn cách ở lại hẳn Campuchia để sinh sống

Trong chế độ Sihanouk, đã xảy ra xung đột chính trị khi một lãnh đạo Campuchia là ông Sơn Ngọc Thành chống chính sách của Sihanouk đã đến tị nạn ở miền Nam Việt Nam . Ông tổ chức nhóm người gọi là Khmer tự do – Khmer Serei (Free Khmer ) hoạt động ở biên giới Việt Nam – Campuchia và Thái Lan – Campuchia để chống lại chính quyền Sihanouk. Sihanouk đã quy tội cho Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ đã hỗ trợ Sơn Ngọc Thành để chống chính quyền ông ta. Để chống lạ nhóm Khmer Serei, Sihanouk đã thành lập Đảng người Việt gốc Khmer gọi là Khmer Kampuchea Krom (KKK ) . Tổ chức KKK tập trung hoạt động ở tỉnh Kiến Phong và Châu Đốc nơi có nhiều người Khmer sinh sống

Dưới thời Ngô Đình Diệm, Sihanouk đã chỉ đạo tổ chức KKK yêu sách với chính phủ VNCH để trả lại các tỉnh Bạc Liêu, Chương Thiện, Châu Đốc, An Giang, An Xuyên, Ba Xuyên và Phong Dinh cho Campuchia. Đối với chính quyền VNCH, Đảng KKK chỉ là tổ chức nổi loạn dưới sự chỉ đạo của Sihanouk. Thời gian sau, dưới ảnh hưởng của chính quyền VNCH, phong trào KKK ngày càng suy yếu, nhiều thành viên KKK trở thành lực lượng Dân Sự Chiến Đấu CIDG cho chính quyền VNCH. Những người còn lại đổi tên thành phong trào “Khăng quàng trắng – White Scarf Clan” chuyên bắt cóc tống tiền ở khu vực Châu Đốc, Kiến Phong, ..

Năm 1960, sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm thất bại, một số sĩ quan VNCH đã dùng máy bay trốn sang Campuchia. Thái tử Sihanouk đã từ chối yêu cầu dẫn độ và cấp quyền tị nạn cho những người này. Ông ta cũng không trả các máy bay mà các sĩ quan đã dùng để trốn sang Campuchia

Trước khi chiến dịch CampuchiaCambodian IncursionCambodian Campaign diễn ra, vấn đề biên giới cũng là vấn đề nóng bỏng. Cả hai quốc gia đều lờ những vạch mốc mà chính quyền Pháp đã phân chia trước đây. Năm 1962, một nhóm binh sĩ Campuchia đã dời cột mốc này vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Để trả đũa, tướng Đỗ Cao Trí đã cho dời lại vị trí cũ và còn gài mìn chung quanh để bảo vệ. Ở Hà Tiên, một số đảo nhỏ thuộc đảo Phú Quốc như Hòn Keo Ngựa, Hòn Kiên, Hòn Đôi, .. đã bị Campuchia chiếm đóng vào năm 1962. 

Tháng 8 năm 1963, Sihanouk tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với phía VNCH. Tháng 11 năm 1963, sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính và lật đổ, Sihanouk đề nghị nối lại quan hệ ngoại giao với 03 điều kiện : Miền Nam Việt Nam tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và tính trung lập của Campuchia, ngừng hỗ trợ phong trào Khmer Serei , bảo vệ lợi ích của người gốc Khmer trên lãnh thổ Việt Nam. Sihanouk cũng đề nghị thành lập mối bang giao trung lập giữa Campuchia và VNCH. Chấp thuận lời đề nghị, phía VNCH đã cử đoàn đàm phán do tướng Huỳnh Văn Cao – giám đốc Nha Tâm Lý Chiến và Dân Sự đến Phnom Penh để đàm phán cũng như đề cập các vấn đề về đường biên giới. Do rủi ro, cuộc đàm phán sau đó bị hủy bỏ vào năm 1964 do một máy bay VNCH khi oanh kích một nơi phía Bắc tỉnh Kiến Tường đã ném bom nhầm vào 1 làng Campuchia. Chính quyền Sihanouk đã cự tuyệt lời xin lỗi cũng như đề nghị bồi thường tổn thất về người và tài sản cho phía Campuchia

Tháng 5 năm 1964, Campuchia gửi đơn lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kiện VNCH về vấn đề đã xâm phạm lãnh thổ. Sự việc càng đào sâu khoảng cách khi Campuchia cự tuyệt những yêu cầu giải quyết bất đồng song phương về các vấn đề biên giới. Đây là vấn đề lợi ích cho VNCH vì nếu giải quyết ổn thỏa các tranh chấp thì Bắc Việt và Việt Cộng sẽ không thể danh chánh ngôn thuận lợi dụng lãnh thổ Campuchia để làm nơi cất giấu vũ khí, tiếp tế và lấy Campuchia làm bàn đạp tấn công VNCH

Đến tháng 8 năm 1964, Sihanouk tuyên bố muốn giải quyết tranh chấp biên giới với VNCH, Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam và Neo Lào Hak Sat . Neo Lào Hak Sat (Mặt trận Lào yêu nước – Pathet Lào theo chế độ cộng sản được Bắc Việt yểm trợ) . Nhưng Sihanouk cũng tuyên bố muốn đàm phán với Trung Quốc để được yểm trợ quân sự. Thái độ đối nghịch này khiến Campuchia và miền Nam Việt Nam ngày càng thù địch với nhau

Trong thời Sihanouk, chính quyền Campuchia luôn vu cáo miền Nam Việt Nam đã không tôn trọng quyền trung lập và ngược đãi người gốc Campuchia đang sinh sống ở miền Nam Việt Nam. Đáp lại, VNCH luôn cho rằng thái độ không hề trung lập mà lại thân cộng của Campuchia khi để cho Bắc Việt và Quân Giải Phóng lợi dụng lãnh thổ Campuchia để làm nơi cất giấu vũ khí, tiếp tế và lấy Campuchia làm bàn đạp tấn công miền Nam Việt Nam

Thái độ thù địch càng lên đỉnh cao khi tháng 3 năm 1966, lực lượng phòng không Campuchia đã bắn hỏng 1 máy bay OV-1 Mohawk khi đang bay dọ thám trên tỉnh Kiến Tường dù chiếc máy bay trên vẫn đang trong không phận miền Nam Việt Nam . Cũng trong năm 1966, trại lực lượng đặc biệt tỉnh Kiến Tường cũng bị lực lượng Campuchia sử dụng pháo 25 pounder pháo kích từ bên kia biên giới. Thời gian này, chỉ có Campuchia trang bị loại pháo 25 pounder 

Mối quan hệ 2 nước càng tệ hại hơn khi tháng 6 năm 1967, Sihanouk cho phép Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam mở văn phòng công khai tại Phnom Penh. Văn phòng này sau đó được nâng lên mức Đại Sức Quán khi Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam tự xưng thành Chính Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam vào tháng 9 năm 1969 . Campuchia trở thành quốc gia đầu tiên công nhận Chính Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam dù chính phủ này đối lập với VNCH

Xem lại : Chiến dịch Campuchia 1970Cambodian Incursion 1970Cambodian Campaign 1970 – P2

Xem tiếp : Chiến dịch Campuchia 1970Cambodian Incursion 1970Cambodian Campaign 1970 – P4

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex