Máy bay Wild Weasel Chồn Hoang và tên lửa chống Radar AGM-45 Shrike Missile – P4
Tên lửa Shrike được dùng lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 4 năm 1966 khi một máy bay Wild Weasel đã tấn công một hệ thống radar SON-9 được dùng để điều khiển các khẩu pháo phòng không 57mm và 100mm. Quả tên lửa Shrike biến mất dưới đám mây thấp trước khi đánh vào mục tiêu . Sĩ quan điều khiển điện tử EWO nhận thấy radar của quân Giải Phóng không hoạt động, điều này cho thấy tên lửa đã đánh trúng mục tiêu
Đến tháng 8 năm 1966, chỉ còn 4 máy bay F-105 Wild Weasel ở Thái Lan còn hoạt động. 5 chiến bị bắn rơi và 2 chiếc bị hư hỏng không thể sửa chữa. Đến tháng 10 năm 1966, thêm 6 chiếc F-105 Wild Weasel được đưa đến tăng cường
Các máy bay Wild Weasel vốn đã ít, càng ít hơn khi một số máy bay F-105 được cải biên để trở thành các máy bay ném bom ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết theo chương trình Commando Nail – Commando Nail program. Đây là ý kiến do tướng John D. Ryan – Chỉ Huy lực lượng Không Quân Thái Bình Dương đưa ra. Trong khi đó, tướng William W. Momyer – Chỉ Huy Không Lực 7 – Seventh Air Force lại muốn biến cải toàn bộ máy bay F-105F vào nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa SAM
Các phi công máy bay Chồn Hoang cũng như các phi công máy bay khác đều rất bực bội với những ràng buộc mà Bộ Chỉ Huy Không Quân Mỹ đưa ra. Trung tá Thorsness nói :
“Bắc Việt biết chúng tôi bị giới hạn và không được phép tấn công một số khu vực và mục tiêu. Do đó, họ thường đặt các trận địa tên lửa SAM ở các khu vực mà chúng tôi không được phép tấn công. Trong bán kính 18km ở khu vực Hà Nội, nơi mà dân cư đông đúc, Bắc Việt đã đặt rất nhiều trận địa tên lửa SAM ở đó”
“Chúng tôi không thể tấn công các tên lửa SAM đã được bốc dỡ và được đặt hàng dài ở cảng Hải Phòng. Chúng tôi thỉnh thoảng gặp các tàu Liên Xô đang bốc dỡ tên lửa mà chúng tôi lại không được phép chạm đến chiếc tàu đó hoặc tên lửa đó. Một cuộc chiến ngu ngốc”
Các phi vụ Wild Weasel nối tiếp nhau và phía Bắc Việt đã có thêm kinh nghiệm khi biết rằng các máy bay Wild Weasel Chồn Hoang cần hướng thẳng vào dàn radar. Do đó, khi phát hiện máy bay bay thẳng về phía mình, các xạ thủ radar sẽ tắt hệ thống radar đi. Họ cũng nhận ra rằng, các đội Wild Weasel chuyên diệt radar thường bay với đội hình 4-5 chiếc. Số lượng máy bay này ít hơn nhiều so với các phi vụ thông thường do đó khi phát hiện các nhóm may bay như vậy, họ sẽ tắt radar hoặc sẽ mở radar nhưng với khoảng thời gian ngắn hơn nhiều
Không Quân Mỹ cũng nhận ra chiến thuật của Bắc Việt và cũng lập chiến thuật mới để chống lại. Các nhóm máy bay Chồn Hoang sẽ bay trước và oanh kích nơi nghi ngờ có các trận địa SAM-2 để khiến các xạ thủ radar phải tắt dàn radar và ngay sau đó là các đợt oanh kích bằng các máy bay ném bom vào các mục tiêu cần oanh kích. Các máy bay Wild Weasel cũng bay gần các nhóm máy bay ném bom để khi các trận địa SAM chuẩn bị ngắm bắn các máy bay ném bom thì lập tức các máy bay Wild Weasel sẽ tấn công các dàn Radar. Do đó, dần dà các nhiệm vụ áp chế các trận địa SAM trở nên thường xuyên hơn và có độ ưu tiên cao hơn là tiêu diệt các tên lửa SAM
Một trong những nhiệm vụ Wild Weasel nổi tiếng nhất diễn ra vào ngày 10 tháng 3 năm 1967 khi tấn công khu gang thép Thái Nguyên cách Hà Nội 80km về phía Bắc. Đại úy Merlyn Dethlefsen lái chiếc máy bay F-105 Wild Weasel, trên máy bay chứa bom và 2 quả tên lửa Shrike. Bay cùng anh là 1 chiếc F-105 Wild Weasel khác và 2 máy bay ném bom F-105. Nhóm 4 chiếc này hình thành tổ Wild Weasel thực hiện nhiệm vụ Iron Hand tức áp chế các tên lửa SAM-2. Nhóm của Dethlefsen sẽ bay trước nhóm máy bay chính lãnh nhiệm ném bom khoảng 70km tức khoảng 7 phút bay. Nhóm của Dethlefsen sẽ phải túc trực ở trận địa ném bom do khu Thái Nguyên được phòng thủ bằng các tên lửa SAM và pháo phòng không, nếu họ rời đi, các dàn tên lửa SAM sẽ được bật radar trở lại để tấn công các máy bay ném bom
Khi nhóm của Dethlefsen tiến vào khu mục tiêu, họ bắt gặp lưới phòng không bắn lên dày đặc. Đại úy Kevin Gilroy phụ trách điện tử – EWO trên máy bay của Dethlefsen phát hiện ra một dàn radar Fan Song . Máy bay của Dethlefsen phóng ra một quả tên lửa Shrike. Cùng lúc này 2 máy bay MIG-21 xuất hiện từ phía sau và phóng tên lửa tầm nhiệt. Dethlefsen lập tức cho máy bay chúi xuống để tránh và lọt vào lưới phòng không bằng pháo binh
Pháo phòng không bắn lên dữ dội, Gilroy lại phát hiện ra dàn radar Fan Song khác, anh lại phóng tên lửa. Anh không rõ tên lửa có đánh trúng mục tiêu hay không nhưng dàn radar tắt ngúm. Vài phút sau, họ phát hiện chiếc xe tải chở đạn đang ở giữa 2 trận địa tên lửa SAM-2. Máy bay của Dethlefsen lập tức chúi xuống và bắn dữ dội bằng pháo 20mm và ném bom trùm lên mục tiêu.
Trong trận này, các máy bay Mỹ đã bắn rơi 2 máy bay MIG. Bản thân Dethlefsen được tặng huân chương danh dự – Medal of Honor và Gilroy được tặng huân chương Chữ Thập của Không Quân – Air Force Cross . Cả hai cùng có trên 100 phi xuất ở Việt Nam
Dựa trên kinh nghiệm của trận ném bom Thái Nguyên. Không Quân Mỹ thay đổi chiến thuật. Đội hình bay sẽ như sau : một nhóm máy bay Chồn Hoang Wild Weasel bay trước làm nhiệm vụ Iron Hand, sau đó 1 phút là đội hình ném bom chính. Một nhóm Wild Weasel thứ hai sẽ bay ở phía sau để áp chế các vũ khí phòng không dùng radar. Hai nhóm bay Wild Weasel sẽ che phủ khu vực rộng hơn và sẽ hộ tống đội hình máy bay ném bom trong suốt cuộc tấn công cũng như hộ tống ra khỏi trận địa. Ngoài ra nhóm Wild Weasel đầu tiên cũng đóng vai trò chim mồi khi ra khỏi trận địa sẽ khiến Bắc Việt mắc mưu bật lại dàn radar và sẽ trở thành mục tiêu của nhóm Wild Weasel thứ hai
Tháng 3 năm 1968, Không Quân Mỹ bắt đầu sử dụng tên lửa bức xạ AGM-78 Standard Anti-Radiation Missile mang đầu nổ 105Kg. Tên lửa này được cải tiến và cho phép tiếp tục hướng đến mục tiêu ngay cả sau radar đã bị tắt. Tên lửa này có thể xoay 180 độ nên máy bay không cần hướng thẳng đến mục tiêu. Tên lửa này có tầm bắn 120km, do đó các máy bay thường bay thấp nhất có thể để tận dụng tầm xa của tên lửa
Tháng 8 năm 1967, một phi vụ Wild Weasel do trung tá James McInerney và sĩ quân điện tử là đại úy Fred Shannon thực hiện ở khu vực được phòng thủ rất kỹ là cầu Long Biên – Paul Doumer Bridge. Cây cầu này nằm trên hệ thống đường sắt huyết mạch của miền Bắc. Trung tá McInerney và đại úy Shannon đã phá hủy 2 trận địa tên lửa và áp chế 4 trận địa khác để cho phi đội máy bay đi sau đánh phá cây cầu. Cả hai được thưởng huy chương chữ Thập của Không Quân – Air Force Cross
Những năm cuối của chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ được rút dần về nước và việc tác chiến trên bộ được chuyển sang cho quân đội Sài Gòn. Tuy nhiên quân Bắc Việt tổ chức chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 và Không Quân Mỹ lại được huy động để hỗ trợ quân đội miền Nam Việt Nam bằng chiến dịch Linebacker. Lúc này hệ thống phòng không Bắc Việt đã được tổ chức dày đặc với hơn 200 trận địa tên lửa phòng không chưa kể các trận địa pháo phòng không các loại. Một số trận địa phòng không SAM thậm chí còn bao trùm lên cả không phận miền Nam Việt Nam
Để chống lại hệ thống phòng không Bắc Việt được đánh giá là dày đặc nhất thế giới lúc bấy giờ. Không Quân Mỹ đã triển khai phi đội máy bay F-105 Wild Weasel và sử dụng các máy bay F-4C Wild Weasel. Trong suốt chiến dịch Linebacker II, các máy bay F-4C Wild Weasel đã tiến hành 460 phi xuất quanh Hà Nội mà không bị bất cứ tổn thất nào. Phần lớn các phi vụ là oanh kích các mục tiêu trong bán kính 45km quanh khu vực Hà Nội là nơi được phòng thủ dày đặc nhất.
Trong suốt chiến dịch Linebacker và Linebacker II, Bắc Việt đã phóng hơn 4.000 quả tên lửa SAM-2 và bắn rơi 49 máy bay. Tương đương Bắc Việt mất 81 quả tên lửa cho một máy bi Mỹ bị bắn rơi. Đó là nhờ hiệu quả của chương trình Wild Weasel
Sau chiến tranh Việt Nam, chương trình Wild Weasel cũng như tên lửa Shrike được tiến hành đánh giá sự hiệu quả. Các số liệu về tên lửa Shrike có nhiều sự lẫn lộn và khó xác định đã thực sự phá hủy mục tiêu. Tuy nhiên, cho dù không thực sự phá hủy mục tiêu nhưng tên lửa Shrike cũng đã phá hỏng hoặc đã làm gián đoạn thời gian vận hành, làm giảm thiểu hiệu năng của trận địa tên lửa đó.
Cho đến ngày nay, chương trình Wild Weasel vẫn được tiếp tục được thực hiện và vẫn chứng tỏ được sự hiệu quả
Xem lại từ đầu : Biệt đội Chồn Hoang Wild Weasel và tên lửa chống Radar Shrike – Wild Weasel and AGM-45 Shrike Missile in Vietnam war – P1
Xem lại : Biệt đội Chồn Hoang Wild Weasel và tên lửa chống Radar Shrike – Wild Weasel and AGM-45 Shrike Missile in Vietnam war – P3
Xem lại : Biệt đội Chồn Hoang Wild Weasel và tên lửa chống Radar Shrike – Wild Weasel and AGM-45 Shrike Missile in Vietnam war – P5
chương trình Wild Weasel, project Wild Weasel, tên lửa Shrike, tên lửa chống radar, tên lửa chống radar Shrike, tên lửa SAM-2, Wild Weasel in Vietnam war
v8w4dt
16567c