Trận Hạ Lào 1971 – Chiến dịch Lam Sơn 719 – Operation Lam Son 719 in Laos P2
Chiến dịch Lam Sơn 719 – còn gọi là cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 hay trận Hạ Lào 1971 do quân đội Việt Nam Cộng Hòa thực hiện nhằm mục tiêu cắt đường mòn Hồ Chí Minh đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân Giải Phóng Việt Nam
Ngày 19 tháng 2, quân Giải Phóng tấn công dữ dội căn cứ Biệt Động Quân Bắc (điểm cao 500)- Ranger North do tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân trấn giữ và căn cứ Biệt Động Quân Nam – Ranger South của tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân. Các cuộc tấn công liên tục với xe tăng T-54 và PT-76 khiến lực lượng của tiểu đoàn 39 suy giảm từ 500 chỉ còn 323 người và bắt buộc bỏ căn cứ và rút về căn cứ Biệt Động Quân Nam cách 6km về hướng Nam và khi đến căn cứ chỉ còn 109 người đến được căn cứ
Đến ngày 21 , đến lượt căn cứ Biệt Động Quân Nam bị tấn công và giữ được 2 ngày trước khi rút về căn cứ Hỏa Lực 30 cách đó 5km về hướng Đông Nam
Đến ngày 23, trước áp lực tấn công liên tục, căn cứ Hotel 2 ở phía Nam đường 9 cũng bị VNCH buộc rút bỏ
Căn cứ Hỏa Lực 31 cùng với căn cứ Hỏa Lực 30 là 2 căn cứ chính được trang bị pháo 105mm và pháo 155mm có nhiệm vụ bắn yểm trợ trong các cuộc hành quân, lùng sục trên bộ trong trận Hạ Lào 1971 và từ giữa tháng 2 đã bị tấn công liên tục bằng cối 82mm, pháo 130mm và hỏa tiễn 122mm nên hầu như không còn có thể bắn yểm trợ khi căn cứ Biệt Động Quân bị tấn công. Ngày 21 tháng 2, đến lượt căn cứ 31 bị tấn công và mạng lưới phòng không khiến việc tiếp tế cho căn cứ 31 trở nên cực kỳ nguy hiểm, đường bộ đi từ Bản Đông đến căn cứ 31 bị cắt đứt khiến căn cứ hoàn toàn bị cô lập. Đến trưa ngày 25, căn cứ bị bộ binh quân Giải Phóng tấn công, căn cứ 30 lẫn Bản Đông cũng bị pháo kích áp đảo và tấn công nên chỉ còn một mình căn cứ 31 tự thân chống trả, đến 11h30, căn cứ 31 bị quân Giải Phóng chiếm giữ, đại tá Lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 dù Nguyễn Văn Thọ và toàn bộ Ban tham mưu bị bắt sống
Sau khi mất căn cứ Hỏa Lực 31, căn cứ Hỏa Lực 30 trở thành căn cứ tiền phương và chịu áp lực pháo kích khủng khiếp, quân Giải Phóng liên tục tấn công, do địa hình dốc đứng nên xe tăng quân Giải Phóng khó tiếp cận, nhưng mức độ pháo ác liệt đến nổi ngày 3 tháng 3, toàn bộ 6 khẩu pháo 155mm và 6 khẩu pháo 105mm đều bị phá hủy
Từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 2, quân VNCH tổ chức vài đợt phản công, cố gắng tiếp cứu căn cứ Hỏa Lực 30 và căn cứ 31 nhưng đều thất bại. Dù bị hỏa lực của không quân và sự tấn công của thiết giáp VNCH, quân Giải Phóng vẫn ngăn không cho tiến được đến các căn cứ bị bao vây. Trung tá William D. Morrow, cố vấn của Sư đoàn Dù QLVNCH trong cuộc tấn công, đã ca ngợi các lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam một cách ngắn gọn – “họ có thể đánh bại bất cứ quân đội nào thực hiện cuộc xâm lấn này.”
Khi các vòng đai các căn cứ hỏa lực bảo vệ phía Bắc và phía Nam bị phá hủy, tuyến đường 9 trở nên độc đạo và đối mặt với bất kỳ cuộc tấn công chặn đứng con đường này bất cứ lúc nào. Trận Hạ Lào 1971 đang đối mặt với thất bại thảm họa
Nhảy Dù Tchepon
Tình hình dậm chân ở A Loui – Bản Đông trong khi hai cánh căn cứ bảo vệ bị mất khiến tình thế trở nên kiệt quệ, quân số bị chết và bị thương đã lên đến 3.000 người. Quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đã thực hiện một kế hoạch táo bạo, nhảy dù chiếm Tchepon. Kế hoạch thực hiện sẽ do sư đoàn 1 bộ binh thực hiện lúc này đang án ngữ phía Nam đường 9. Quân Mỹ và VNCH đưa lữ đoàn 2 dù và 2 lữ đoàn 147 và 258 Thủy Quân Lục Chiến đến thay thế.
Ngày 3 tháng 3, 2 tiểu đoàn của sư đoàn 1 bộ binh được trực thăng đưa đến 2 căn cứ hỏa lực (Lolo và Sophia) và bãi đổ bộ Liz ở phía Nam đường 9. Ngày 6 tháng 3, trực thăng đưa 2 tiểu đoàn này đổ bộ xuống bãi đáp Hope cách Tchepon 4km hướng Đông Bắc và các tiểu đoàn này tiến hành lục soát chung quanh thị trấn và phát hiện khá nhiều kho tàng và hậu cần của quân Giải Phóng
Xem lại Chiến dịch Lam Sơn 719 – Trận Hạ Lào 1971 – Operation Lam Son 719 in Laos P1
Xem tiếp Chiến dịch Lam Sơn 719 – Trận Hạ Lào 1971 – Operation Lam Son 719 in Laos P3