Trận chiến sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân 1968 – Battle of Tan Son Nhat Air Base 1968 – P2
Trận chiến sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân 1968 – Battle of Tan Son Nhat Air Base 1968 đến nay vẫn là một trong những đánh đẫm máu và nhiều chiến sĩ Giải Phóng hiện nay vẫn chưa tìm thấy thi thể
Đến 07h25, quân Giải Phóng lại tập trung hỏa lực dữ dội vào phòng tuyến quân Mỹ và sau đó là một đợt tấn công mới, quân Mỹ đánh giá đây là đợt tấn công nhằm yểm trợ để rút người bị thương và rút phần lớn quân ra khỏi trận đánh. Lúc này Chi đội B, chi đoàn 3, thiết đoàn 4 Mỹ cũng vừa được tăng cường đến và tấn công quân Giải Phóng từ phía Bắc. Tháp số 1 báo cáo, quân Giải Phóng đang bắt đầu rút khỏi khoảng chiến tuyến giữa Bunker 051 và cửa 051. Bunker 051 đã bị quân Giải Phóng chiếm từ sáng vẫn liên tục bắn trả quân Mỹ ác liệt. Một trực thăng vũ trang Mỹ bị bắn hạ, rơi giữa khu vực Bunker 052 và 052A và đã là chiếc thứ 3 bị bắn rơi trong buổi sáng. Đến 12h, quân Mỹ chiếm lại được Bunker 051, các vị trí lổ hổng trên tuyến phòng ngự được quân Mỹ bít chặn, tuy nhiên, quân Giải Phóng vẫn bắn trả liên tục từ bên ngoài phòng tuyến
Đến 14h, tiểu đoàn 8 Nhảy Dù, tiểu đoàn 1 TQLC, tiểu đoàn 4 TQLC VNCH tiếp tục tiến về giải tỏa cổng số 10 và khu vực chung quanh. Tiểu đoàn 1 lính Mỹ cùng tiểu đoàn 3 Thiết Giáp, tiểu đoàn 53 tấn công quân Giải Phóng từ hướng Bắc vòng qua hướng Tây và dồn quân Giải Phóng về phía nhà máy dệt Vinatexco. Không quân đã nóm bom phá hủy hơn 95% nhà máy. Nhiều quân Giải Phóng bị tử trận và một lượng lớn vũ khí bị quân Mỹ thu giữ
Chi đội A, tiểu đoàn 1 thiết đoàn 4 sư đoàn 1 lính Mỹ cùng tiểu đoàn 2 trung đoàn 27 sư đoàn 25, tiểu đoàn 2 trung đoàn 327 sư đoàn 101 Dù của Mỹ được tăng cường đến sân bay để thiết lập và củng cố tuyến phòng thủ
Kết quả trận chiến sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân 1968
Tổn thất của lính Mỹ và VNCH trong trận chiến sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân 1968
Lính Mỹ có 4 cảnh sát Bảo Vệ và 19 lính Mỹ tử trận, bị thương 11 cảnh sát và 75 lính Mỹ
Phía VNCH có 32 chết và 79 bị thương
Máy bay Mỹ bị hư hỏng gồm 9 chiếc AC-47, 1 chiếc C-47, 1 chiếc C-54, 2 chiếc C-117
Ngoài ra còn có 1 số xe tải bị cháy, 1 số nhà bị phá hủy.
Đường băng chỉ bị vài lổ nhỏ và được sửa chửa hoàn tất ngay trong ngày
Tổn thất của quân Giải Phóng trong trận chiến sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân 1968
Đến nay, vẫn chưa có bất kỳ thống kê chính thức nào về những tổn thất của quân Giải Phóng trong trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân 1968
Cựu binh Bùi Hồng Hà thuộc tiểu đoàn 16 nhớ lại : “Tiểu đoàn mình hơn 500 anh em nhưng rút ra không còn bao nhiêu. Lúc này còn đang bí mật nên không biết lực lượng hy sinh cụ thể thế nào. Sau đó mấy ngày, khi đơn vị tập kết thì phát hiện thiếu mấy đại đội và được biết đã hy sinh, còn 380 người còn nằm lại sân bay”, ông Hà nghẹn ngào.
Ông Vũ Chí Thành là cựu binh tham gia trận đánh cho biết : “Theo tôi có không dưới 1.000 chiến sĩ đã ngã xuống trong trận đánh này”
Phía quân Mỹ thống kê cho biết, quân Giải Phóng tổn thất hơn 962 người trong trận này. Ngoài ra còn có số lượng vũ khí bị tịch thu như sau :
- 22 cái bẫy
- 8 mìn DHB claymore
- 12 mìn DH 10 claymore
- 37 súng B40
- 84 quả đạn B-40
- 38 súng phóng PG-7 của Nga
- 103 lựu đạn RKC-3TG grenades
- 95 lựu đạn cán gỗ
- 40 lựu đạn tự chế
- 13 khối thuốc nổ nhựa
- 142 khối thuốc nổ TNT
- 17 VC demo kits – satchel charges
- 12,000 viên đạn 7.62mm
- 2,000 rds đạn 7.62mm xuyên thép
- 5 khẩu cối 81mm
- 45 quả mìn US M26
- 15 quả đạn cối 81mm chiếu sáng
- 65 đạn phóng lựu 40mm
- 19 mìn claymore
- 5 quả đạn súng không giật 57mm
- 47 viên đạn 12.7mm
- ………
Xem lại : Trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân 1968 – Battle of Tan Son Nhat 1968 – P1
trận này bên mình chết nhiều, hình như vẫn còn 1 hố chôn tập thể chưa tìm được
eiyvy1