Trận đánh Tòa Đại Sứ Quán Mỹ Tết Mậu Thân 1968 – Attack on US Embassy at Sai Gon in Tet Offensive 196
Trận đánh Tòa Đại Sứ Quán Mỹ Tết Mậu Thân 1968 – Attack on US Embassy at Sai Gon in Tet Offensive 1968 được xem là đã gây chấn động lớn làm rung chuyển cả tận nước Mỹ
Từ ngày 15 tháng 12, quân Mỹ đã giao nhiệm vụ phòng thủ Sài Gòn cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa và quân Mỹ chỉ còn chịu trách nhiệm bảo vệ các cơ quan của Mỹ. Vào đêm 30 tháng 1 năm 1968, tại Tòa Đại Sứ Mỹ, có 4 lính Việt Nam bảo vệ bên ngoài, 2 quân cảnh Mỹ thuộc tiểu đoàn quân cảnh 761 Mỹ bảo vệ lối ra vào ở hướng Mạc Đĩnh Chi. Trong sảnh tòa Công Lý, có 2 thủy quân lục chiến lập chốt gác. Do lệnh ngừng bắn đã dỡ bỏ nên có thêm 1 lính thủy quân lục chiến gác trên nóc tòa Công Lý
Trận đánh Đại Sứ Quán Mỹ – Attack on US Embassy at Sai Gon in Tet Offensive 1968 diễn ra rạng sáng ngày 31 tháng 1, 19 quân Giải Phóng thuộc đội Biệt Động Sài Gòn đã tập hợp tại nhà sửa xe số 59 Phan Thanh Giản để chuẩn bị vũ khí lên 1 xe tải nhỏ và 1 xe taxi. Khi quẹo từ đường Mạc Đĩnh Chi sang đường Thống Nhất, toán Biệt Động đã bắn vào 2 quân cảnh Mỹ đang đứng gác là SP4 Charles L Daniel và PFC William E Sebast. 2 người này đã gọi điện đàm báo động và đóng kín cửa. Bên trong, trung sĩ Ronald W. Harper và binh nhất George B Zahuranic cũng đã đóng cửa lối vào Tòa Công Lý
Lúc 02:47, toán Biệt Động đã nổ 1 lổ hổng trên tường ở đường Thống Nhất và đột nhập vào Tòa Đại Sứ Mỹ . 2 người Biệt Động đầu tiên vừa bò vào đã bị 2 quân cảnh SP4 Daniel và PFC Sebast đang gác ở cổng Mạc Đĩnh Chi bắn tử thương. Sau đó, 2 quân cảnh này cũng bị Biệt Động bắn hạ
Trên nóc tòa Công Lý, trung sĩ Rudy A. Soto Jr thấy Biệt Động đang đi vào và cố gắng bắn bằng súng ngắn, nhưng quá xa nên không chính xác. Lúc này, toán biệt động bắt đầu tấn công bằng súng trường và súng phóng lựu B40. Những phát đạn B40 đã phá nhiều lỗ hổng trên tòa Công Lý và phá hỏng 2 bộ điện đàm ở chốt bảo vệ và làm bị thương binh nhất Zahuranic. Ở phía sau, trong nhà ở, đại tá Jacobson thức giấc và vội tìm vũ khí và chỉ tìm được 1 quả lựu đạn M26. Một xe Jeep do trung sĩ Johnie B Thomas và SFC Owen E Mebustđang đi tuần gần đó, nghe tiếng báo động đã đến trợ giúp nhưng bị bắn hạ
Lúc này, bên trong tòa Công Lý, ngoài 3 thủy quân Lục Chiến còn có 2 người Việt và 6 người Mỹ, họ tự trang bị súng ngắn, súng trường M12 để tự vệ. Trong khuôn viên tòa Đại Sứ, quân Đặc Công khá bối rối do 2 trưởng nhóm đã bị tử trận . Họ mang theo gần 20Kg thuốc nổ mạnh C-4 và có thể nổ tung để tìm lối vào Tòa Công Lý, nhưng họ lại tổ chức phòng thủ để bắn trả quân Mỹ ở bên ngoài.
Vào thời điểm cuộc tấn công vừa bắt đầu diễn ra, tùy viên đã đánh thức đại sứ Bunker và áp tải ông leo lên chiếc xe 1966 Plymouth Fury và nhanh chóng đi đến nhà của Leo Crampsey là sĩ quan cao cấp phụ trách bộ phận an ninh. Từ nơi này, Bunker đã liên lạc với các bộ phận khác. Tướng William C. Westmoreland đã đảm bảo sẽ tiến hành mọi biện pháp để bảo vệ cho Bunker và đại sứ quán và lệnh cho tiểu đoàn quân cảnh 716 ưu tiên tái chiếm Đại Sứ Quán. Trung tướng Fred Weyand – Chỉ huy trưởng lực lượng dã chiến số 2 chịu trách nhiệm bảo vệ Sài Gòn cũng đã ra lệnh 1 đại đội thuộc sư đoàn 101 không vận lập tức được điều đến cùng Thủy Quân Lục Chiến và tiểu đoàn 716 Quân Cảnh bảo vệ đại sứ quán
Tướng Westmoreland và đại sứ Bunker thống nhất rằng không thể để quân Giải Phóng chiếm được Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn và nếu bị chiếm thì phải chiếm lại ngay bằng mọi giá và phải làm ngay lập tức
Lúc 04h20, tiểu đoàn quân cảnh 716 bắt đầu tiến hành cô lập Đại Sứ Quán. Lúc này, trong khuôn viên đều tối đen do điện đã bị cắt đứt, quân cảnh Mỹ bên ngoài và những người bên trong Tòa Công Lý và Đại Sứ Quán không thể liên lạc với nhau
Lúc này 1 Thủy Quân Lục Chiến, 3 quân cảnh Mỹ đã chết và thêm 2 người quân cảnh được cho là đã chết. Trung tướng Fred Weyand đã ra lệnh cho thiếu tướng Orlinto M. Barsanti là chỉ huy trưởng sư đoàn 101 Nhảy Dù về cứu Đại Sứ Quán Mỹ ở Sài Gòn. Tướng Barsanti đã giao nhiệm vụ cho đại úy Jack Speedy – là đại đội trưởng của một đại đội đang chiến đấu ỏ khu đồn điền cao su Michelin Rubber gần Biên Hòa. Đây là điều bất thường vì chưa bao giờ 1 đại úy chỉ huy Đại đội lại nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Thiếu Tướng chỉ huy sư đoàn. Mệnh lệnh rất ngắn gọn : “Chịu trách nhiệm và chỉ huy ở khu vực đó”
Speedy lúc này chẳng có thêm thông tin, bản đồ gì về khu vực và tình hình ở Tòa Đại Sứ Mỹ . Trung tá John McGregor – tiểu đoàn trưởng không vận cùng thiếu tá Don Bliss – sĩ quan hành quân đã chỉ huy đội trực thăng. Cả thành phố đã bị cúp điện hoàn toàn, cả đội bay không thể liên lạc với các đơn vị khác trên mặt đất,. Lúc 5h:00, chiếc trực thăng đầu tiên đến nhưng không thể đáp xuống bãi đáp trên nóc do Biệt Động bắn trả dữ dội. Đến 6:15, một trực thăng cấp cứu đáp xuống và cứu được binh Nhất Zahuranic.
Rạng sáng, quân Cảnh Mỹ đã tiến vào được vào khuôn viên của Tòa Đại Sứ Mỹ và lúc này gần như toàn bộ Biệt Động đã hy sinh hoặc thương nặng do cuộc chiến đã kéo dài. Đội bay trực thăng gồm 11 chiếc của sư đoàn 101 Dù cũng đáp và thả thành công đại úy Speedy cùng trọn đại đội trên sàn đáp máy bay của đại sứ quán Mỹ. Sau đó, đại đội tiến hành lục soát từng tầng, lúc này trận đánh đã chấm dứt. Speedy cùng thủy quân Lục Chiến, tiểu đoàn Quân Cảnh 716 thiết lập hàng phòng vệ cho Đại Sứ Quán
Ở phía sau dãy nhà ở, đại tá Jacobson nghe tiếng bước chân lên cầu thang nên đã tung lựu đạn xuống cầu thang và gọi quân cảnh Mỹ ném vũ khí. Một quân cảnh ném cho ông khẩu súng ngắn Colt M1911 và mặt nạ phòng hơi độc. Sau đó lựu đạn cay được ném vào. Đại tá Jacobson đã bắn chết chiến sĩ biệt động đang bị thương
Đến 09:00, Tòa Đại Sứ Mỹ đã được quân Mỹ kiểm soát, 19 người chiến sĩ biệt động đều đã hy sinh. 1 người bị thương và bị bắt. Trận đánh Đại Sứ Quán Mỹ chấm dứt.
Trận đánh Tòa Đại Sứ Mỹ trong Tết Mậu Thân 1968 đã gây tranh cãi dữ dội khi tờ báo Associated Press loan tin lúc 3:15 cho biết quân Đặc Công đã vào được Tòa Đại Sứ Mỹ và chiếm được tầng 1. Sau đó đài NBC dựa vào tin này đưa tin lúc 6:30 tiếp tục đưa tin quân Cảnh Mỹ vẫn đang ở bên ngoài giao chiến và tầng 1 Tòa Đại Sứ vẫn đang bị chiếm. Tin tức này sau đó đã được cải chính nhưng cũng đã gây sốc toàn bộ người dân Mỹ vì lúc này Mỹ đã tham chiến hơn 2 năm rưỡi với hơn 20.000 người lính bị thiệt mạnh và đang có hơn 500.000 binh sĩ Mỹ mà quân Giải Phóng vẫn có thể tổ chức trận đánh Tòa Đại Sứ Mỹ
nếu Mỹ không rút quân từ biên giới về trước thì có lẽ ta đã chiếm được sài gòn
“Còn một tên xâm lược nào trên bờ cõi thì, Bác cháu ta phải quét sạch nó đi”
“Dù có phải đốt cháy dãy Trường Sơn để giải phóng miền nam thống nhất đất nước, thì cũng phải làm “
Nên việc thống kê thiệt hại của hai bên để phân định thắng thua là một việc làm ngu ngốc, không hiểu gì về chiến tranh Việt Nam.
Dập tắt ảo tưởng Mỹ đang chiến thắng trong lòng dân chúng Mỹ, phơi bày bộ mặt chiến tranh Việt Nam cho công chúng Mỹ biết.
Mỹ phải xuống thang chiến tranh, rút quân Mỹ ra khỏi miền nam Việt Nam, William Westmoreland mất chức, Mỹ dừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, cũng như ngồi vào bàn đàm phán để kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.
Mặc dù đi đến được hiệp định Pari còn phải mất 4 năm nữa, trải qua hàng trăm vòng đàm phán,nhất là trò bẩn của Mỹ khi đàm phán hiệp định đình chiến với Triều Tiên năm 1953 thì Mỹ cũng dùng hàng trăm máy bay B29 hủy diệt thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên trở về đống gạch vụn, cũng như vậy Mỹ cũng dùng con bài chiến lược B52 để đưa miền bắc trở về thời kỳ “ đồ đá”, giống như đã làm với Bình Nhưỡng.Nhưng kịch bản này của Mỹ đã bị Bác cũng như bộ chính trị Hà Nội nhìn thấu tâm can, nên chuẩn bị đón B52 ở bầu trời Hà Nội cách ngày 18/12/1972 khoảng hai năm.
Với tỷ lệ số máy bay B52 bị bắn hạ qua từng phi vụ cất cánh,mới có 12 ngày đêm mà có 34 máy bay B52, 2 chiếc F111 ,hơn 50 máy bay tiêm kích, ném bom chiến thuật bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội thì Mỹ chịu không thấu.Nhất là những phi công lái máy bay toàn những cậu ấm con những nhà tài phiệt nắm vận mệnh nước Mỹ.