Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận đánh Khâm Đức – Battle of Kham Duc 1968 – P2

0 1,540

Trận đánh Khâm Đức 1968Battle of Kham Duc 1968 trở nên diễn biến xấu khi để mất căn cứ Ngok Ta Vak (Ngok TaVak) và quân Giải Phóng đã chiếm lĩnh được những ngọn đồi cao, pháo kích chính xác vào căn cứ Khâm Đức

Để ngăn chận quân Giải Phóng, máy bay ném bom và Gunship tiếp tục được đưa đến để bắn ngăn chận. Pháo binh Mỹ và bộ binh ở Khâm Đức tập trung hỏa lực để chận các đợt tấn công ở phía Nam căn cứ. 1 máy bay trực thăng Huey và 1 máy bay trinh sát O-2 Skymaster bị bắn rơi . Quân Giải Phóng tiếp tục tấn công. 1 trực thăng CH-47 Chinook sà xuống đường băng để di tản thì trúng nhiều phát đạn và bốc cháy, nổ tung và làm nghẽn đường băng.  Binh sĩ thuộc tiểu đoàn công binh số 70 cố gắng dùng xe nâng để dọn xác chiếc CH-47 Chinook nhưng bị bén lửa bốc cháy. Lúc này các chiếc xe ủi đã bị tháo ra để chuẩn bị di tản nên giờ phải được ráp lại. Khi ráp xong, chiếc xe ủi tiến ra dọn dẹp và quân Giải Phóng tập trung pháo kích chiếc xe ủi nhưng hạ sĩ Don Hostler cũng đã ủi xong chiếc trực thăng. Thêm 1 chiếc A-1 Skyraider do thiếu tá James N. Swain Jr. lái bị bắn rơi

B-52 đang dội bom phía Đông trại Khâm Đức trong trận đánh Khâm Đức 1968 trong chiến tranh Việt Nam - B52 boms at the east of Kham Duc camp in battle of Kham Duc 1968 in Viet Nam war
B-52 đang dội bom phía Đông trại Khâm Đức trong trận đánh Khâm Đức 1968 trong chiến tranh Việt Nam – B52 boms at the east of Kham Duc camp in battle of Kham Duc 1968 in Viet Nam war

Tinh thần chiến đấu của các binh sĩ Nam Việt Nam và đặc biệt là lực lượng Dân Sự Chiến Đấu người Thượng xuống thấp. Họ thậm chí bỏ vị trí chiến đấu để trốn chạy. Quân Mỹ đã phải dọa bắn bất cứ ai đào ngũ. Diễn biến của trận đánh Khâm Đức ngày càng tồi tệ đối với quân Mỹ

Cuộc di tản trong trận đánh Khâm Đức

Đến 10:00, đường băng được dọn sạch, 1 chiếc C-130 do trung tá Daryl D. Cole điều khiển đáp xuống nhưng bị hư 1 bánh xe và làm hỏng 1 thùng xăng ở cánh, những người dân hoảng loạn nhào lên máy bay khiến không thể bốc dỡ hàng hóa. Máy bay bị quá tải do cả người và hàng hóa. Phi hành đoàn đã dùng dao lê cắt bỏ lớp cao su bị nổ và sau 2 giờ, máy bay cất cánh trở lại chỉ bằng bánh máy bay không có lốp bánh. Tuy nhiên, chỉ mang theo được 3 người thuộc Đội Điều Khiển Không Lưu – Air Force Combat Control Team (CCT)

Sau khi chiếc C-130 của trung tá Daryl D. Cole cất cánh, 1 chiếc C-123 do thiếu tá Ray D. Shelton đáp xuống và chỉ trong 3 phút đã bốc được 44 công binh Mỹ và 21 dân thường Việt Nam. Đến 11:45, thêm 1 số trực thăng đáp xuống và bốc đi thêm được 124 người dân Việt Nam. Sau đó thêm 3 chiếc C-130 đến nhưng được yêu cầu không đáp xuống do hỏa lực phòng không quá mạnh. Đến 15:25, các chiếc C-130 quay lại. 1 chiếc của thiếu tá Bernard L. Bucher đáp xuống và đến 13:30 bốc đi 150 người dân Việt Nam và bay về hướng Bắc nhưng không ngờ hỏa lực phòng không đang tập trung nơi đây. Máy bay bị bắn rơi cách phi đạo 2km. Toàn bộ phi hành đoàn và người dân trên máy bay đều tử nạn

Các binh sĩ Mỹ ở chiến hào đang chờ di tản trong trận đánh Khâm Đức 1968 trong chiến tranh Việt Nam - US soldiers in ditch waiting for being evacuated in battle of Kham Duc 1968 in Viet Nam war
Các binh sĩ Mỹ ở chiến hào đang chờ di tản trong trận đánh Khâm Đức 1968 trong chiến tranh Việt Nam – US soldiers in ditch waiting for being evacuated in battle of Kham Duc 1968 in Viet Nam war

Lúc này vẫn còn 600 binh sĩ lẫn dân thường đang ở Khâm Đức. Đến lượt chiếc C-130 của trung tá William Boyd, ông đã chứng kiến chiếc C-130 của Bernard L. Bucher bị bắn rơi ở hướng Bắc nên khi đáp xuống , dân chúng ùa vào, ông cất cánh về hướng Tây Nam , chiếc máy bay vẫn bị trúng đạn lổ chổ nhưng vẫn đáp xuống được Chu Lai an toàn

Đến lượt chiếc C-130 của John Delmore đến, ở độ cao khoảng 100-130m, chiếc máy bay bị trúng đạn. Tuy nhiên, ông đã tắt máy sớm và khi lao xuống, đã đâm sầm vào chiếc CH-47 Chinook bị rơi trước đó tránh bị làm tắt đường băng. Phi hành đoàn gồm 5 người chạy thoát được và được giải cứu bởi trực thăng CH-46

1 chiếc C-130 của trung tá Franklin Montgomery đã cứu thoát được 150 dân thường, 1 số binh sĩ Dân Sự Chiến Đấu CIDG và 1 số lính Mỹ

Thêm 2 chiếc C-130 đến nữa, chiếc đầu cứu được 130 người, chiếc sau cứu được 90 người. Chỉ còn 1 số ít người còn ở lại và phần lớn là lực lược Đặc Biệt Mỹ và dân sự chiến đấu CIDG địa phương. Tiếp đến là chiếc máy bay của thiếu tá James L. Wallace bốc đi những người còn lại. Khi các phi đoàn tin rằng đã hoàn tất di tản thì chiếc C-130 của trung tá Jay Van Cleeff được lệnh đến thả 3 người thuộc Đội Điều Khiển Hỏa Lực Máy Bay – Air Force Combat Control Team (CCT) để thi hành nhiệm vụ. Đến 16:20, chiếc máy bay của Jay Van Cleeff đáp xuống và 3 thành viên do thiếu tá John W. Gallagher dẫn đầu đã rời khỏi máy bay và tiến vào trại. Chiếc C-130 của Jay Van Cleeff chờ 2 phút nhưng không còn ai nên cất cánh và 1 chiếc C-130 báo cho thiếu tướng McLaughlin rằng cuộc di tản đã hoàn tất và có thể tiến hành phá hủy khu căn cứ. Van Cleeff lập tức thông báo rằng vừa thả xuống 3 người thuộc đội CCT. Đội của thiếu tá John W. Gallagher lục soát toàn trại để đảm bảo rằng không còn ai bị sót lại hoặc sống sót. Sau đó, đội của Gallagher chạy ra đường băng và liên lạc với các máy bay bên trên, nhưng thiết bị liên lạc bị hỏng. Quân Giải Phóng lúc này đã tiến vào và bắn liên tục vào Gallagher. Chiếc C-123 Provider của trung tá Alfred J. Jeanotte đáp xuống dưới sự hộ tống của 1 chiếc máy bay ném bom để áp chế hỏa lực của quân Giải Phóng nhưng không tìm thấy thiếu tá John W. Gallagher và lại vội vã cất cánh lên để tránh đạn phòng không. Khi máy bay lướt qua, thiếu tá John W. Gallagher cùng những người của ông chạy ra qua vẫy súng để được nhìn thấy. Cho rằng máy bay đã bỏ lại, 3 người lại quay về chiến hào. Chiếc C-123 kế tiếp của trung tá Joe M. Jackson lúc này đã xác định được vị trí của 3 người nên sà xuống cứu được. Đến 17:00, cuộc di tản chấm dứt. Ngày 13 tháng 5, 60 chiếc B-52 đến dội bom phá hủy trại Khâm Đức

Tổng kết trận đánh Khâm Đức

Trong trận đánh Khâm Đức, quân Mỹ bị thiệt hại nặng và được xem là một “trận Khe Sanh đảo ngược”. Tuy lính Mỹ bị thiệt mạng khá ít nhưng việc mất tích lại quá cao so với các trận đánh khác. Tổng cộng trong trận đánh Khâm Đức, lính Mỹ chết 13 người, bị thương 94 người và mất tích 31 người và 1 bị bắt làm tù binh. Mỹ cũng mất 7 máy bay ở Khâm Đức và 2 trực thăng ở trận Ngok Tavak.

Việc thất bại ở trận đánh Khâm Đức khiến tiền đồn cuối cùng của Lực Lượng Đặc Biệt ở vùng I chiến thuật bị phá hủy. Sau này, LLĐB Hoa Kỳ (MACV-SOG) mở hai cuộc hành quân xâm nhập, tìm kiếm, thâu hồi tử thi vào khu vực tiền đốn 1, tiền đồn 2 và những ngọn đồi xung quanh phi đạo Khâm Đức ngày 18 tháng Bẩy và ngày 17 tháng Tám năm 1970. Các toán biệt kích SOG tìm được, đem về mấy xác chết (đã rữa) của các quân nhân Hoa Kỳ, được phòng nhận diện xác nhận đó là xác của các quân nhân: hạ sĩ Bowers, binh nhất Lloyd, trung sĩ Sisk, binh nhất Guzman Rios, và trung sĩ Carter. Tuy nhiên quân đội Hoa Kỳ, các toán biệt kích SOG không thể trở lại tiếp tục tìm kiếm thêm vì tình hình chiến trường.

Vẫn còn nhiều quân nhân Hoa Kỳ bị báo cáo mất tích trong cuộc di tản trại LLĐB Khâm Đức. Người duy nhất bị bắt làm tù binh và được trả về năm 1973 là hạ sĩ Long.

 

Xem lại : Trận Khâm ĐứcBattle of Kham Duc 1968 – P1

Xem thêm : Hình ảnh trại lực lượng đặc biệt Khâm ĐứcCamp Conroy A-105 

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex