Xe tăng PT-76 trong chiến tranh Việt Nam
Xe tăng PT-76 hay còn gọi là xe thiết giáp PT-76 hoặc xe tăng lội nước PT-76 được Liên Xô viện trợ cho quân Giải Phóng Việt Nam và tham gia nhiều trận đánh ác liệt trong chiến tranh Việt Nam
Xe bọc thép PT-76 được Liên Xô phát triển từ những năm 1950 vốn bản chất là dòng xe tăng hạng nhẹ, nặng 14 tấn được thiết kế để hỗ trợ bộ binh những nơi có sông ngòi, đường xá kém, … và có khả năng lội nước khá tốt, rất thích hợp với môi trường ở Việt Nam
Do được thiết kế chủ yếu để hỗ trợ bộ binh và hoạt động nơi sông ngòi, đầm lầy, … nên xe tăng PT-76 chỉ được bọc thép nhẹ để chống đạn bộ binh và không có pháo thủ chuyên trách pháo bắn mà chỉ huy phải kiêm nhiệm cả pháo thủ .
Vũ khí chính của nó bao gồm một súng 76,2 mm D-56T, tầm bắn khoảng 1,5 km và tốc độ bắn là 6-8 phát mỗi phút. PT-76 mang 40 viên đạn. Đạn gồm nhiều loại như Frag-HE, AP-T và đạn HEAT BK-350M. Để chống bộ binh, trên xe còn có một súng máy đồng trục SGMT 7,62 mm với 1.000 viên đạn. Tầm bắn tối đa 1.000 mét.
Trong chiến tranh Việt Nam, Liên Xô đã viện trợ 1 số xe thiết giáp PT-76 cùng xe tăng T-54, còn Trung Quốc viện trợ xe tăng Type-69, … tuy nhiên một phần do chưa có lực lượng các quân nhân có thể sử dụng tốt các vũ khí này, một phần do phải tốn lượng lớn nhiên liệu hoạt động trong khi nhiên liệu lại là vấn đề nan giải chỉ được cung cấp cho các xe vận tải phục vụ con đường huyết mạch là đường mòn Hồ Chí Minh do đó, xe tăng của quân Giải Phóng rất ít khi tham gia đánh trận. Trận đấu xe tăng đầu tiên diễn ra là đêm ngày 6 rạng ngày 7 tháng 2 năm 1968 ở trận đánh Làng Vây – Trận Làng Vei trong diễn biến của trận Khe Sanh. Ngoài ra còn có trận đấu xe tăng đầu tiên diễn ra ngày 3 tháng 3 năm 1969 trong trận đánh căn cứ Bến Hét khi quân Giải Phóng bắn hỏng 1 xe tăng M48 Patton và ngược lại bị bắn hỏng 2 xe tăng PT-76 và 1 xe chở quân BTR-50
Đến năm 1972 trong chiến dịch Xuân Hè 1972 còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, quân Giải Phóng đã dùng xe tăng PT-76 tham gia tấn công 1 loạt trận đánh Bến Hét, trận Polei Kleng, trận Tân Cảnh, trận Kontum, … nhưng lúc này, ngày 24 tháng 4 năm 1972, đội tác chiến trên không số 1 – 1st Combat Aerial TOW Team được trang bị tên lửa chống tăng TOW còn gọi là biệt đội Hawk’s Claw đến Việt Nam. Quân Việt Nam Cộng Hòa được sự hỗ trợ của lực lượng Hawk’s Claw với trang bị hỏa tiễn TOW bắn hạ khá nhiều xe tăng của quân Giải Phóng
Thông số kỹ thuật :
- Chiều dài : 7.63m
- Chiều rộng : 3.15m
- Chiều cao : 2.325m
- Trọng lượng : 14.6 tấn
- Kíp lái : 3 người : lái xe, chỉ huy kiêm pháo thủ, nạp đạn
- Giáp pháo tháp trước dày 25mm
- Giáp hông xe trước dày 14mm
- Pháo chính : 76,2mm
- Súng máy đồng trục 76,2mm
- Tốc độ tối đa : 44km/h
- Tốc độ bơi : 10,2km/h