Trận Cồn Tiên của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ – Us Marine in Battle of Con Thien 1967
Trận Cồn Tiên của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ – Us Marine in Battle of Con Thien 1967 diễn ra ngày 8 tháng 5 ở căn cứ Cồn Tiên mà Mỹ gọi là Hill of Angels là trận đánh ác liệt do vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của nó ở Khu Phi Quân Sự – DMZ giáp Vĩ Tuyến 17 trong chiến tranh Việt Nam
Căn cứ Cồn Tiên mà Mỹ gọi là Con Thien theo tiếng Việt nghĩa là nơi có nhiều thiên thần và Mỹ gọi là Hill of Angels nằm gần và cách khu Phi Quân Sự – DMZ 3km về hướng Đông Nam thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là nơi đóng quân của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong suốt giai đoạn từ năm 1966 đến khi Mỹ rút quân. Nơi đây cũng là một trong những nơi giao tranh ác liệt và cũng là nơi Mỹ hứng pháo kích dữ dội nhất và liên tục trong suốt thời gian dài đóng quân
Khi Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ là Robert McNamara dự định xây dựng hàng rào điện tử McNamara Line thì khi đó Căn cứ Cồn Tiên sẽ là căn cứ đầu tiên và nắm giữ vị trí quan trọng. Những ai đứng ở căn cứ này có thể quan sát được những diễn biến ở cảng quân sự Đông Hà phía sau. Khi lính Mỹ đặt chân đến căn cứ này vào tháng 2 năm 1967 cho đến khi rút quân hai năm sau đó. Đã có 1.419 binh sĩ Mỹ tử trận và 9.265 người bị thương. Phía quân Bắc Việt có hơn 7.500 người bị chết và vô số bị thương
Diễn biến trận Cồn Tiên 1967
Rạng sáng ngày 8 tháng 5 năm 1967, 2 tiểu đoàn gồm tiểu đoàn 4 và tiểu đoàn 6 thuộc trung đoàn 812 quân Giải Phóng tấn công căn cứ Cồn Tiên đang do đại đội A và đại đội D thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trấn thủ được sự hỗ trợ của 1 trung đội công bình cùng vài xe tăng của Đại Đội A, tiểu đoàn 3 sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến và 1 số quân sĩ người Nùng thuộc lực lượng Dân Sự Chiến Đấu – CIDG
Khoảng 3 giờ sáng, pháo sáng vụt sáng khi các đặc công quân Giải Phóng bắt đầu trườn vào cắt dây thép gai ở hàng rào và cho nổ mìn Bangalore để tạo khoảng trống . Cùng lúc đó, quân Giải Phóng bắt đầu nổ súng tấn công và pháo kích dữ dội vào căn cứ. Đến 4h, quân Nùng bị buộc phải rút khỏi tuyến phòng thủ. Quân Giải Phóng bắt đầu tràn qua tuyến phòng thủ và đây là lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, quân Giải Phóng dùng súng phun lửa đốt cháy những binh sĩ đối phương đang chống trả trong bunker
Dù bị tấn công bất ngờ, nhưng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ chống trả kiên cường, trận Cồn Tiên càng lúc càng trở nên ác liệt. Khi quân Giải Phóng tiến về phía phi đạo. Trung đội 1 thuộc đại đội A Thủy Quân Lục Chiến được sự hỗ trợ của xe tăng M-42 Duster và vài xe bánh xích và vài xe đổ bộ chống trả . 1 xe bánh xích trúng tên lửa chống tăng B40 và bùng cháy dữ dội thiêu sống những người bên trong. Thêm 3 xe nữa bị trúng đạn. Binh Nhất Michael P. Finley bắn 3 phát súng phóng lựu M79 và phá hủy 1 ổ súng máy quân Giải Phóng và sau đó trúng đạn. Nhưng cố gắng bò về chốt y tế và tiếp tục trúng đạn và tử trận. Anh được thưởng huy chương Chữ Thập
Binh nhì Charles D. Thatcher trúng mảnh đạn vào lưng vào cổ nhưng vẫn giúp cấp cứu các binh sĩ bị thương nặng khác . Anh còn leo lên xe tăng bị bắn hỏng và dùng súng máy bắn liên tục vào quân Giải Phóng đang tràn vào. Thatcher cũng được thưởng 1 huân chương Chữ Thập
Đến gần sáng, trận Cồn Tiên dần bớt dữ dội khi quân Giải Phóng bị quân Thủy Quân Lục Chiến phản công và cuối cùng rút quân.
Tổng kết trận Cồn Tiên 1967
Quân Giải Phóng tổn thất 200 chết và 8 bị bắt làm tù binh cùng vài trăm bị thương . Quân Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tổn thất 44 chết và 110 bị thương
Sau trận Cồn Tiên, quân Giải Phóng đã rút ra kinh nghiệm khi đối đầu quân Thủy Quân Lục Chiến. Họ không còn đối mặt trực tiếp đôi công do hỏa lực kinh khủng của quân đội Mỹ và thay vào đó là chiến thuật đánh và chạy, phục kích và chuyển sang dùng pháo và súng cối liên tục pháo kích ngày đêm vào căn cứ Cồn Tiên liên tục trong nhiều năm
[…] Trích nguồn: … […]
gdk5v7