Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Máy bay A-1 Skyraider trong chiến tranh Việt Nam

0 2,263

Máy bay A-1 Skyraider với tên đầu đủ Douglas A-1 Skyraider là máy bay ném bom và đóng vai trò là máy bay tấn công yểm trợ bộ binh chủ lực của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa trong chiến tranh Việt Nam

Bay lần đầu vào ngày 18 tháng 3 năm 1945, máy bay cánh quạt A-1 Skyraider sau đó được biên chế vào máy bay thuộc Hải Quân Mỹ nhằm chuẩn bị thay thế những chiếc Vought F4U Corsair và North American P-51 Mustang. Máy bay Skyraider đóng vai trò quan trọng trong việc yểm trợ bộ binh và tấn công đối phương ở tầm gần. Do đó, máy bay được bọc thép khá kỹ và có khả năng chịu đựng cao ngay cả khi trúng đạn.

Trong chiến tranh Việt Nam, cùng với máy bay A-4 Skyhawkmáy bay A-1 đóng vai trò chính là máy bay ném bom và tấn công mặt đất cả trong không quân Mỹ, Hải Quân Mỹ lẫn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Đến những năm 1960, máy bay Skyraider được thay thế bằng máy bay A-6 Intruder là loại máy bay phản lực trên các hàng không mẫu hạm lớn như USS Forrestal (CV-59) hay USS Enterprise (CVN-65) nhưng vẫn được các hàng không mẫu hạm nhỏ thuộc lớp Essex sử dụng như các chiếc USS Intrepid (CV-11), USS Hornet (CV-12), USS Ticonderoga (CV-14)

Khi Mỹ bắt đầu tham chiến ở Việt Nam, với biệt danh “Spad” và “Super Spad”, máy bay A-1 Skyraider đóng vai trò là máy bay tấn công hạng trung trên các Hàng Không Mẫu Hạm và tham gia trong đợt tấn công đầu tiên của quân đội Mỹ vào miền Bắc Việt Nam ngày 5 tháng 8 năm 1964 là chiến dịch Mũi Tên Xuyên – Operation Pierce Arrow nhằm đáp trả trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ và bị tổn thất 2 máy bay Skyraider

Sau khi được Không Quân Mỹ thay thế bằng máy bay A-6 Intruder, máy bay A-1 Skyraider vẫn được quân đội Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục sử dụng làm máy bay ném bom, yểm trợ bộ binh, còn quân đội sử dụng máy bay Skyraider trong vai trò yểm trợ trực thăng trong các nhiệm vụ giải cứu phi công bị bắn rơi

Với trọng lượng bom đạn trung bình cho một phi xuất bao vùng tổng quát chừng 2 tấn rưỡi thì chiếc Skyraider có thể thực hiện một phi vụ tổng cộng là 5 giờ bay. Vì vậy, máy bay có thể liên tục quần thảo trên trận địa với thời gian rất lâu và khi có lệnh thì bổ nhào oanh tạc. Với một phi tuần bao gồm 2 máy bay, các phi công lái Syraider khi đến vùng hành quân rồi thì tiếp tục bao ở độ cao 4,500 bộ (1.37km), để động cơ hoạt động ở chế độ 1,500 vòng/phút (RPM), và kéo cần hòa khí về  để chỉ còn bay với tốc độ chừng 120kts [knot/nautical mile/hải lý] (138miles/h, 222.2km/giờ) và chờ khi có lệnh thì tiến hành không kích. Với cơ chế này, sự tiêu thụ xăng dầu rất ít. Thời gian bay sẽ nâng lên đáng kể. Các bộ binh Mỹ và VNCH rất ưa thích máy bay A-1 Skyraider do khi đó, họ sẽ rất an tâm vì khi cần thiết và ra lệnh, sẽ có sẵn 2 chiếc máy bay chực chờ trên đầu để lao xuống không kích

Kể từ tháng 11 năm 1972, toàn bộ máy bay Skyraider của quân Mỹ ở Việt Nam được chuyển giao cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Tổng cộng không quân Mỹ USAF mất 201 chiếc A-1 Skyraider còn Hải Quân Mỹ mất 65 chiếc

Trong suốt cuộc chiến, quân Việt Nam Cộng Hòa sở hữu 308 chiếc máy bay A-1 Skyraider và được biên chế thành 6 phi đoàn vào năm 1965. Tuy nhiên, sau thời gian tham chiến, số lượng máy bay Skyraider giảm dần do được thay bằng những chiếc Cessna A-37 Dragonfly và Northrop F-5 và đến năm 1968 chỉ còn 3 phi đoàn sử dụng Skyraider

Thông số kỹ thuật 

  • Chiều dài : 11,84m
  • Chiều rộng 
  • Sải cánh : 15,25m
  • Chiều cao : 4,78m
  • Trọng lượng không vũ khí : 5.429Kg
  • Trọng lượng nặng nhất khi cất cánh với đầy đủ vũ khí : 8.213Kg
  • Tốc độ tối đa : 518Km/h
  • Tầm hoạt động : 2.115km
  • Trần bay cao tối đa : 8.685m

Vũ khí

  • 4 pháo 20mm
  • 15 mấu cứng mang theo 3.600Kg vũ khí như bom, rocket

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex